Thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất mới nhất

Không ít người hoang mang mất giấy tờ xe ô tô có làm lại được không? Với trường xe bị mất giấy tờ  xe ô tô, chủ phương tiện cần nhanh chóng làm thủ tục xin cấp lại đăng ký xe ô tô tại Phòng Cảnh sát giao thông. Thủ tục làm lại giấy tờ xe ô tô hiện nay khá đơn giản, lệ phí chỉ từ 30.000 đồng và thời gian cấp lại không quá 30 ngày.

 

Thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất mới nhất
Thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất mới nhất

 

Danh mục bài viết

1. Chủ xe bị mất giấy chứng nhận đăng ký xe nộp hồ sơ tại:

 

– Phòng CSGT Công an tỉnh, TP thuộc T.Ư hoặc các điểm đăng ký xe của Phòng nếu giấy đăng ký xe ô tô, mô tô do Phòng cấp;

 

– Đội CSGT Trật tự – Công an Quận huyện nếu giấy đăng ký xe mô tô do Công an Quận huyện cấp;

 

– Ngoài ra, tổ chức, cá nhân đã được Công an cấp Quận, huyện cấp giấy đăng ký xe bị mất có thể làm thủ tục xin cấp lại tại Phòng CSGT Công an cấp tỉnh, TP thuộc TW.

 

2. Chuẩn bị hồ sơ là những giấy tờ sau:

 

Theo Điều 15 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 quy định về đăng ký xe thì khi làm thủ tục cấp lại giấy đăng ký xe ô tô bị mất cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.

 

Hồ sơ hồ sơ xin cấp lại giấy tờ ô tô bao gồm:

 

Khai giấy khai đăng ký xe theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư số 15; ký, ghi rõ họ tên và nộp cho cơ quan đăng ký xe.

 

Xuất trình Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân. Trường hợp chưa được cấp Chứng minh nhân dân hoặc nơi đăng ký thường trú ghi trong Chứng minh nhân dân không phù hợp với nơi đăng ký thường trú ghi trong giấy khai đăng ký xe thì xuất trình Sổ hộ khẩu.

 

Trong trường hợp chủ phương tiện nhờ người khác xin cấp lại giấy đăng ký xe giúp mình thì cần phải có giấy uỷ quyền. Cụ thể, theo Khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định: “Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.

 

Trường hợp không có chứng minh nhân dân thì có thể xuất trình một trong các giấy tờ sau:

 

  • Giấy giới thiệu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác, kèm theo Giấy chứng minh Công an nhân dân; Giấy chứng minh Quân đội nhân dân (theo quy định của Bộ Quốc phòng). Trường hợp không có Giấy chứng minh Công an nhân dân, Giấy chứng minh Quân đội nhân dân thì phải có giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác.
  • Thẻ học viên, sinh viên học theo hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, học viện; giấy giới thiệu của nhà trường.

 

Trường hợp xin cấp lại giấy Giấy đăng ký xe, biển số xe của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài, phải có:

 

  • Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước (đối với cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện tổ chức quốc tế) hoặc Sở Ngoại vụ (đối với cơ quan lãnh sự).
  • Công hàm của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế.
  • Đối với nhân viên nước ngoài phải xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng).

 

3. Các bước xin cấp lại đăng ký xe ô tô bị mất

 

Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền
Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

 

Bước 1: Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

 

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư số 15/2014/TT-BCA, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp lại đăng ký xe ô tô bị mất thuộc về Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát giao thông).

 

Như vậy, sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như đã nêu ở trên thì bạn đến Phòng Cảnh sát giao thông cấp tỉnh để làm thủ tục cấp lại đăng ký xe ô tô bị mất của mình.

 

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định hồ sơ

 

Hồ sơ sau khi nộp lên sẽ được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và tiến hành kiểm tra, xem xét. Lúc này có thể xuất hiện hai trường hợp như sau:

 

Nếu xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại hồ sơ hoặc yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, thông tin còn thiếu.
Nếu xét thầy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa giấy hẹn trả đăng ký xe ô tô cho người có yêu cầu.

 

Bước 3: Trả đăng ký xe ô tô

 

Theo thời gian đã được ghi trong giấy hẹn, bạn lên Phòng Cảnh sát giao thông để được cấp lại đăng ký xe ô tô mới của mình. Nhân viên trả hồ sơ, yêu cầu người đến nhận hồ sơ và Giấy phép lái xe ký nhận vào bảng kê.

 

>>> Xem thêm: Hướng dẩn xin cấp lại biển số xe ô tô bị mất

 

4. Làm lại giấy tờ xe ô tô mất bao lâu?

 

Theo Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 15/2014/TT-BCA quy định về trường hợp cấp lại đăng ký xe ô tô bị mất thì thời gian làm lại giấy tờ xe không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

Thời gian nộp hồ sơ từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (trừ Chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, Tết theo quy định).

 

– Cán bộ tiếp nhận kiểm tra giấy tờ của chủ xe; giấy khai đăng ký xe (đã điền thông tin) sau đó kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ xe. Nếu chưa đầy đủ thì hướng dẫn chủ xe hoàn thiện hồ sơ (hướng dẫn 1 lần). Nếu đầy đủ thì cấp giấy hẹn cho chủ xe.

 

– Căn cứ ngày ghi trong giấy hẹn, chủ xe đến bộ phận đăng ký xe để nhận giấy đăng ký mới. (Hoặc nhận qua Bưu điện nếu đăng ký dịch vụ chuyển phát)

 

5. Mất giấy đăng ký xe (cà vẹt) làm lại bao nhiêu tiền?

 

Mức lệ phí cấp lại giấy đăng ký kèm theo biển số như sau: Ô tô: 150.000 đồng/lần/xe
Cấp lại giấy đăng ký kèm theo biển số ô tô từ 150.000 đồng/lần/xe

 

Theo Thông tư số 229/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý lệ phí đăng ký, lệ phí cấp đổi đăng ký xe ô tô như sau:

 

Mức lệ phí cấp lại giấy đăng ký kèm theo biển số như sau:

 

  • Ô tô: 150.000 đồng/lần/xe
  • Sơ mi rơ móc đăng ký rời, rơ móc: 100.000 đồng/lần/xe
  • Xe máy 50.000 đồng/lần/xe – Nếu không kèm theo biển số (áp dụng chung cho xe máy, ô tô): 30.000 đồng/lần/xe.

 

Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, mức phí có thể lên đến tối đa 20 triệu đồng (đối với ô tô).

 

>>> Để hiểu rõ về mức tiền phí phải đóng khi làm lại cà vẹt đối với từng loại xe, xin đọc: Lệ phí đăng ký, sang tên, cấp biển số xe ô tô mới nhất

 

6. Một số kinh nghiệm khi làm lại giấy đăng ký xe bị mất:

 

– Không bắt buộc phải mang xe đến để kiểm tra (trừ xe đã cải tạo, thay đổi màu sơn).

 

– Khi cấp lại giấy chứng nhận đăng ký bị mất thì giữ nguyên biển số 5 số. Nếu xe đang sử dụng biển 3 số thì đổi sang biển 5 số và phải nộp lại biển số cũ. (Biển số mới được bấm và cấp ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ). Biển 4 số có thể được giữ lại không phải cấp biển 5 số.

 

– Giấy đăng ký xe do Phòng CSGT cấp gồm:

 

  • Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc; xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe quyết định tịch thu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương.
  • Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại quận, thị xã, TP thuộc tỉnh nơi Phòng CSGT đặt trụ sở;

 

– Giấy đăng ký xe do Công an huyện cấp gồm: các loại xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương mình (trừ các loại xe được đăng ký tại Phòng CSGT).

 

7. Mất giấy tờ xe có bị phạt không?

 

– Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt VPHC trong lĩnh vực giao thông đường bộ, khi bị mất giấy đăng ký xe mà điều khiển xe, nếu CSGT bị phát hiện thì sẽ lập biên bản về lỗi không có giấy đăng ký xe. Nếu sau khi lập biên bản mới làm lại giấy đăng ký xe và xuất trình cho CSGT thì sẽ chuyển sang phạt lỗi không mang theo giấy đăng ký (xe mô tô: Phạt 100.000 – 200.000 đồng; xe ô tô: Phạt 200.000 – 400.000 đồng.

 

– Trường hợp mua bán xe: trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày công chứng hợp đồng mua bán xe, chủ xe phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình). Nếu quá thời hạn này mà bị mất giấy đăng ký xe và đi làm lại, đồng thời làm thủ tục sang tên xe thì sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (đối với cá nhân), từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (đối với tổ chức) (Điểm a khoản 4, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Nếu là xe ô tô thì mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng (đối với cá nhân), từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng (đối với tổ chức).

 

Mục nhập này đã được đăng trong Ô tô. Đánh dấu trang permalink.