Hiện nay diện bảo lãnh vợ/chồng sang Mỹ đang thuộc diện có thời gian bảo lãnh ngắn nhất chính vì vậy nên đây là vấn đề được nhiều người quan tâm và lựa chọn nhất hiện nay. Thực tế một điều là tỷ lệ người Việt chọn cách định cư Mỹ bằng diện bảo lãnh vợ/chồng là rất nhiều và điều đó cũng cho thấy rằng đây là cách định cư Mỹ nhanh chóng cũng như dễ được chấp thuận nhất hiện nay.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại thắc mắc là “Bảo lãnh con riêng của vợ/chồng sang Mỹ có được không?”. Hãy cùng Kornova giải đáp hết mọi thắc mắc qua bài viết thủ tục bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư này nhé!
Điều kiện bảo lãnh con riêng của vợ/chồng
Vì tính nghiêm ngặt về luật pháp cụ thể ở đây là luật di trú Mỹ, tránh trường hợp bị bác bỏ đơn bảo lãnh con riêng của vợ/chồng sang Mỹ thì thân nhân của người con cần phải đảm bảo một số điều kiện sau đây.
Đối với thường trú nhân bảo lãnh vợ/chồng có con riêng đi theo
- Đầu tiên để những người con riêng của vợ/chồng đi theo sang Mỹ thì cuộc hôn nhân của 2 người này phải được xảy ra trước khi những người con này 18 tuổi. Và nếu cuộc hôn nhân này xảy ra sau khi những người con riêng này 18 tuổi thì lúc này người ở Mỹ đứng ra bảo lãnh họ sẽ không thể bảo lãnh con riêng được. Mà họ phải đợi người được bảo lãnh qua Mỹ có thẻ xanh quay ngược lại bảo lãnh.
- Ưu điểm: Khi thường trú nhân bảo lãnh vợ/chồng ở Việt Nam, ví dụ người vợ/chồng đó có 2-3 người con (bao gồm cả con riêng) thì họ chỉ cần làm 1 bộ hồ sơ tức đơn I-130. Và chỉ cần ghi lại trong bộ hồ sơ là họ có vợ/chồng có con riêng và những người con riêng đó đi theo.
- Thời gian bảo lãnh: 2 năm là khoảng thời gian ít nhất mà gia đình được bảo lãnh phải chờ đợi với điều kiện những người con riêng này phải dưới 18 tuổi.
Đối với người có quốc tịch bảo lãnh vợ/chồng có con riêng đi theo
- Không giống như trường hợp trên những người được bảo lãnh này phải có hồ sơ tách biệt nhau hoàn toàn.
- Nếu cuộc hôn nhân xảy ra trước khi những người con riêng đó được 18 tuổi và ngay lúc bảo lãnh những người con này vẫn dưới 21 thì mỗi người được bảo lãnh phải có 1 hồ sơ.
- Thời gian bảo lãnh: Tính theo diện F2A (nếu đứa trẻ dưới 21 tuổi) và F2B (nếu đứa trẻ trên 21 tuổi).
Lấy ví dụ
– Chị (A) là người có quốc tịch Mỹ về Việt Nam cưới anh (B) đã có 3 người con riêng và thời điểm chị (A) cưới anh (B) 3 người con riêng này đều dưới 18 tuổi thì lúc này thủ tục bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư sẽ bao gồm 4 hồ sơ được làm đồng loạt cho 4 người. Gia đình anh B sang Mỹ định cư rất nhanh ở trường hợp này cụ thể, chỉ từ 12 đến 15 tháng là có thể nhập cảnh Hoa Kỳ.
– Nếu thời điểm chị (A) cưới anh (B) có 2 người con quá 21 tuổi và 1 người con dưới 18 tuổi thì. Thì người con dưới 18 tuổi chị (A) có thể bảo lãnh nhưng 2 người con còn lại phải đợi anh (B) sang Mỹ có thẻ xanh mới có thể quay trở về bảo lãnh được.
Lời khuyên
– Để bảo lãnh vợ/chồng và con riêng của vợ/chồng trên 18 tuổi đi Mỹ định cư nhanh chóng, tốt hơn hết là nên cân nhắc và hoãn kết hôn lại thay vào đó là tiến hành hồ sơ cho đứa trẻ sang Mỹ nhanh hơn bằng cách người bảo lãnh ở Mỹ chỉ cần nộp hồ sơ dạng hôn phu/ hôn thê cho vợ/chồng có con riêng.
– Vì cả vợ/chồng và người con riêng đều sẽ được cấp Visa K tương ứng để sang Mỹ một khi hồ sơ cho hôn phu/ hôn thê được chấp thuận. Sau đám cưới, cả vợ/chồng và người con riêng có thể nộp đơn điều chỉnh tình trạng K sang tình trạng thường trú nhân.
– Đây là lời khuyên mong các đọc giả hãy thực sự xem xét lại quyết định nộp hồ sơ diện bảo lãnh vợ/chồng hoặc diện hôn phu/hôn thê có con riêng đã quá tuổi hoặc đã 21 tuổi. Vì có thể người con riêng sẽ đợi ít nhất 8 năm để xét duyệt hồ sơ trước khi có thể đến Mỹ đoàn tụ với cha mẹ nếu cha mẹ trước đó quyết định kết hôn thay vì nộp hồ sơ diện hôn phu/hôn thê.
Ngoài ra để chuẩn bị tốt hơn trong thủ tục bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư cần phải đáp ứng được các điều kiện dưới đây như:
- Người con riêng đó phải còn độc thân
- Người con riêng của vợ/chồng không nằm trong các trường hợp bị cấm nhập cảnh vào nước Mỹ như phạm tội, mắc bệnh truyền nhiễm,…
- Cần có xác nhận cho phép bằng văn bản của cha/mẹ ruột của người con riêng về vấn đề cho con ruột mình cùng được đi xuất cảnh với cha/mẹ kế khi tới phỏng vấn xét duyệt bảo lãnh mà người con riêng của vợ/chồng dưới 16 tuổi.
Yêu cầu tài chính khi bảo lãnh con riêng
Mức độ yêu cầu tài chính khi bảo bảo lãnh con riêng còn phụ thuộc vào vấn đề khai thuế của người bảo lãnh ở Mỹ như thế nào. Nếu trường hợp bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư và ở Mỹ người bảo lãnh khai là người độc thân (tức không có người ăn theo) thì mức lương mộc là 20.000-22.000 USD dành cho người bảo lãnh và vợ/chồng được bảo lãnh. Lúc này mức lương cố định sẽ là 35.000 – 36.000 USD nếu bảo lãnh vợ/chồng và 3 người con riêng (như ví dụ trên), trong đó mỗi người tầm khoảng 5.000 USD.
Lưu ý: Mức lương không phải là mức tổng thu nhập mà là khoản tiền sau khi đã trừ một vài con số phải trên mức 35.000-36.USD. Nếu khoản chênh lệch đó không quá nhiều thì người bảo lãnh có thể thế chấp tài sản hoặc nhờ người đứng ra làm đơn bảo hộ tài chính riêng (nếu không có tài sản).
Mẫu đơn I-130 bảo lãnh con riêng
Mẫu đơn I-130 này sẽ được nộp về cho Sở Di Trú để xem xét liệu bạn có quyền bảo lãnh thân nhân nhập cư Mỹ hay không từ đó mới tiến hành xét duyệt. Hay được hiểu theo một cách khác là mẫu đơn xin định cư tại Mỹ theo diện bảo lãnh thân nhân thông dụng nhất tại nước này.
Và tất nhiên để làm thủ tục bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư cũng không thể nào thiếu mẫu đơn này. Được chia thành 2 loại là Family Based Preference và Immediate Relative.
– Family Based Preference được chia thành 5 ưu tiên (5 Preferences):
- Ưu tiên 1 được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Mỹ.
- Ưu tiên 2A được dành cho Vợ, Chồng, hoặc Con cái dưới 21 tuổi của thường trú nhân.
- Ưu tiên 2B được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của thường trú nhân.
- Ưu tiên 3 được dành cho những người con đã có gia đình của công dân Mỹ.
- Ưu tiên 4 được dành cho Anh, Chị hoặc Em của công dân Mỹ.
– Immediate Relative là diện bảo lãnh có thời gian rút ngắn nhất, nó có thể bảo lãnh cho thân nhân gồm cha/mẹ, vợ/chồng hoặc con của công dân Mỹ.
Nguyên tắc điền mẫu đơn I-130 khi làm thủ tục bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư
- Điền đầy đủ tất cả các thông tin
- Không viết tắt họ và tên
- Ngày tháng năm ghi theo định dạng tháng/ngày/năm
- Với những phần không áp dụng phải viết Not Applicable hoặc NA
- Ứng viên và người bảo lãnh sẽ phải nộp thêm đơn G – 325A.
Bảo lãnh con riêng đi Mỹ định cư cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Việc bạn làm thủ tục bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư hoàn toàn được chấp nhận theo luật di trú Mỹ quy định. Nghĩa là bạn sẽ bảo lãnh con riêng theo diện thân nhân F2A (đứa trẻ dưới 21 tuổi), những giấy tờ bạn cần chuẩn bị đầy đủ bao gồm:
- Mẫu đơn xin bảo lãnh I-130.
- Giấy khai sinh của người nộp đơn và của người con riêng vợ/chồng.
- Bằng quốc tịch Mỹ/Hộ chiếu Mỹ/Thẻ Xanh của bảo lãnh. Yêu cầu hai mặt của các loại giấy tờ này phải còn giá trị và phải có giấy xác nhận đổi tên hợp pháp (nếu bên bảo lãnh đã đổi tên).
- Một ảnh chụp hộ chiếu trên phông nền trắng, còn hạn sử dụng không quá 6 tháng.
- Trường hợp nếu có con riêng của vợ/chồng người bảo lãnh đi theo thì người bảo lãnh tốt hơn hết hãy chuẩn bị giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân như giấy ly hôn (nếu có), giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng tử vợ/chồng của đương đơn đã mất.
- Bên cạnh đó bạn cũng nên chuẩn bị một số loại chứng cứ khác xác minh về mối quan hệ 2 bên như emai, hình ảnh, video, vé máy bay, thư viết tay,… qua lại với nhau.
Lưu ý quan trọng: Để giúp cho thời gian làm thủ tục bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư được nhanh hơn thì các loại giấy tờ nêu trên bắt buộc phải được dịch sang tiếng Anh và đây cũng là quy định bắt buộc của Sở Di Trú Mỹ. Trên đó có ghi rõ họ tên, địa chỉ người phiên dịch cùng với sự xác nhận của cá nhân người phiên dịch hoặc công ty dịch thuật rằng đã dịch đúng với bản chính của đương đơn.
Những câu hỏi thường gặp về bảo lãnh con riêng của vợ/chồng sang Mỹ
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về bảo lãnh con riêng của vợ/chồng sang Mỹ mà nhiều người vẫn hay thắc mắc và áp lực về vấn đề này. Bởi thủ tục bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư tốn khá nhiều thời gian chuẩn bị cũng như phức tạp khâu xét duyệt. Vì vậy tham khảo qua sẽ tốt hơn cho bộ hồ sơ của bạn.
CÂU 1
Hỏi: “Tôi đang yêu một người có quốc tịch Mỹ và có ý định kết hôn với anh ấy. Nhưng tôi muốn con riêng của tôi cùng đi theo theo sang Mỹ định cư được không? Và hiện nay con tôi đã 19 tuổi.”
Trả lời: “Con riêng của chị sẽ không được bảo lãnh nếu cả 2 kết hôn, vì theo luật chị phải kết hôn trước khi cháu bé 18 tuổi thì cháu mới được bảo lãnh đi theo mẹ. Vì thay vì kết hôn người yêu bạn có thể nộp hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn phu/ hôn thê để bảo lãnh con bạn sang Mỹ định cư”.
CÂU 2
Hỏi: “Tôi vừa kết hôn với một công dân Mỹ nhưng con riêng tôi đã 21 tuổi thì liệu có bảo lãnh con riêng theo được không?”
Trả lời: “Trường hợp của bạn là không được chỉ trừ khi bạn đã qua định cư Mỹ và trả thành thường trú nhân hoặc có quốc tịch Mỹ mới có thể quay về bảo lãnh con riêng của mình”
CÂU 3
Hỏi: “Tôi có một đứa con riêng 9 tuổi trước khi lấy vợ tôi, hiện tại vợ tôi muốn làm thủ bảo lãnh chồng và con riêng của chồng đi Mỹ định cư (tức 2 cha con tôi). Nhưng con tôi bị bệnh lao phổi thì hồ sơ bảo lãnh liệu có ảnh hưởng gì không?”
Trả lời: “Trường của của bạn sẽ không được chấp thuận vì bệnh lao (Tuberculosis) là một trong các bệnh bị cấm nhập cảnh vào Mỹ”
CÂU 4
Hỏi: “Chồng cũ của tôi đã mất khá lâu vậy khi chồng tôi và con riêng của tôi sang Mỹ định cư thì có cần giấy xác nhận gì hay không?”
Trả lời: “Để đầy đủ trong bộ hồ sơ bảo lãnh chị cần phải có giấy chứng tử của người chồng đã mất.”
CÂU 5
Hỏi: “Tôi có một đứa con riêng 10 tuổi trước khi lấy chồng tôi. Hiện chồng tôi là thường trú nhân Mỹ và muốn bảo lãnh 2 mẹ con tôi sang Mỹ định cư, tuy nhiên chồng tôi từng đã đổi tên trên hộ chiếu cũng như các loại giấy tờ liên quan thì hồ sơ bảo lãnh liệu có thay đổi gì không?”
Trả lời: “Chồng bạn bổ sung thêm giấy xác nhận đổi tên trong bộ hồ sơ sẽ được chấp nhận và xét duyệt”