Thai nhi bị tim bẩm sinh: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Nguy cơ mắc bệnh

Bệnh tim luôn là mối lo âu của cả người lớn và trẻ nhỏ bởi căn bệnh nguy hiểm này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của con người. Làm thế nào để phát hiện bệnh và nguyên nhân thai nhi bị tim bẩm sinh là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

1. Thai nhi bị tim bẩm sinh là gì?

Chứng tim bẩm sinh là tình trạng tổn thương trong cấu trúc tim, thường xảy ra ở 9% trẻ sơ sinh sau khi chào đời và có nguy cơ tử vong khi mắc phải bệnh. Do cấu trúc tim bị khuyết, khiến tuần hoàn máu thay đổi bất thường, hoạt động và chức năng của tim bị ảnh hưởng,. Và đây là dạng dị tật bẩm sinh mà thai nhi dễ mắc phải nhất và tử vong hàng đầu trong các loại dị tật bẩm sinh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.

Có hai loại bệnh tim bẩm sinh mà bạn cần lưu ý ở trẻ: tim bẩm sinh tím và không tím. Thai nhi bị tim bẩm sinh tím sẽ biểu hiện bên ngoài như da tím tái bởi máu không được cấp đủ dưỡng khí. Các biến chứng có thể kể đến tương tự như biến chứng của các bệnh đột biến nhiễm sắc thể nguy hiểm ở trẻ sơ sinh như hở hàm ếch, down,… Bệnh bẩm sinh về tim không tím thường sẽ ít gặp phải hơn và ít nguy hại hơn loại trên.

Thai nhi bị tim bẩm sinh sẽ quấy khóc và tím tái đầu chi (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Dấu hiệu nhận biết thai nhi bị tim bẩm sinh

Về triệu chứng, dấu hiệu của thai nhi mắc bệnh tim khá đa dạng. Một số triệu chứng nhìn được bằng mắt như bé còi cọc, thể trạng kém và chậm lớn, da xanh xao, môi và đầu ngón tay, chân tím tái khi khóc. Các biểu hiện đặc biệt khác mà mẹ có thể lưu ý như: khi trẻ khóc hoặc đòi bú thường hay bị khó thở hoặc bú ngắt đoạn, thở dốc, cáu gắt. Khi phát hiện trẻ có các biểu hiện trên, hãy đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa nhi uy tín có chuyên môn để được điều trị đúng cách.

3. Nguyên nhân gây bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi

3.1. Do bẩm sinh

Khi đăng ký khám tiền hôn nhân tại các bệnh viện, nếu ba mẹ không có tiền sử bệnh tim, trẻ sinh non vẫn có khả năng cao mắc bệnh tim bẩm sinh bởi các biến đổi trong quá trình hình thành và phát triển tim. Đây là nguyên nhân khó kiểm soát nhất bởi cần phải theo dõi suốt thai kỳ để nhận biết những sự thay đổi không đáng có.

Đây là nguyên nhân khó kiểm soát nhất bởi cần phải theo dõi suốt thai kỳ (Nguồn: hellobacsi.com)

3.2. Di truyền

Nếu trong gia đình 3 thế hệ gần nhất có người mắc chứng khiếm khuyết về tim thì khả năng cao sẽ cũng có thể mắc phải. Dù ngay cả bố mẹ tiền sử bệnh không bị bệnh tim nhưng mang trong mình gen bệnh vẫn có khả năng khá cao cho việc thai nhi bị tim bẩm sinh.

3.3. Nhiễm chất độc hại

Trong suốt thời gian mang thai, mẹ sử dụng thường xuyên hoặc tiếp xúc với các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá,… sẽ khiến trẻ sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh do khiếm khuyết khi phát triển. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc uống bừa bãi, không thông qua chỉ định của bác sĩ, tiếp xúc với tia X, chất phóng xạ,…cũng sẽ khiến trẻ nhiễm độc thai kỳ, gây biến chứng bệnh tim.

Sử dụng các chất kích thích, rượu, bia,… sẽ khiến trẻ bị bệnh tim bẩm sinh (Nguồn: hellobacsi.com)

4. Nguy cơ mắc phải thai nhi bị tim bẩm sinh

Trên thực tế, cứ 1,000 trẻ sinh ra sẽ có 8 trẻ thuộc diện thai nhị bị tim bẩm sinh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ở Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước khác, và đây là bệnh dễ mắc phải nhưng rất khó điều trị, thậm chí biến chứng gây nguy hiểm cho trẻ hoặc ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

5. Các phương pháp chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh cho thai nhi

5.1. Khám thai lần đầu tiên

Việc tiến hành đầy đủ các bước xét nghiệm, siêu âm và chẩn đoán ngay từ lần khám thai đầu tiên, ngoài việc phát hiện được bệnh, cũng sẽ giảm tỷ lệ tử vong và bệnh tật, xác định các dị tật và có khả năng can thiệp y khoa để điều trị. Nhờ vậy, ba mẹ sẽ có thể có sự chuẩn bị kỹ về tâm lý để chăm sóc tốt nhất cho đứa con của mình.

Việc xét nghiệm chẩn đoán sớm sẽ giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ (Nguồn: weillcornell.org)

5.2. Sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ

Sàng lọc trong 3 tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu từ tuần 10 đến tuần 13, bao gồm các bước xét nghiệm máu của mẹ và siêu âm thai kết hợp. Siêu âm thai sẽ đo được độ mờ da gáy, độ dày khoảng trống ở gáy thai nhi. Nếu kết quả trả về bất thường, có nghĩa thai sẽ mắc các chứng bệnh nguy hiểm như bệnh tim nói riêng và các bệnh dị tật bẩm sinh nguy hiểm khác.

5.3. Sàng lọc 3 tháng giữa thai kỳ

Ở sàng lọc 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ và thai nhi sẽ được thực hiện 2 xét nghiệm gồm xét nghiệm và siêu âm. Việc xét nghiệm sẽ bắt đầu ở tuần thứ 15 và 22 của kỳ thai sản, xét nghiệm máu định lượng và siêu âm thai ở tuần thứ 18 và 20 để biết được liệu trẻ có những biến đổi gì bất thường nghi ngờ bệnh tim bẩm sinh hay không.

Việc khám thai ở cuối thai kỳ sẽ đảm bảo sức khỏe trẻ ổn định đến khi sinh (Nguồn: vinmec.vn)

Các thông tin cung cấp trên sẽ giải đáp những thắc mắc về thai nhi bị tim bẩm sinh trong hành trình làm mẹ của phụ nữ. Để giảm thiểu các rủi ro của thai cũng như chăm sóc tốt nhất cho mẹ, các mẹ hãy chủ động đăng ký gói thai sản trọn gói với bác sĩ chuyên khoa uy tín, để được theo dõi xuyên suốt và tư vấn kịp thời.