Vào giai đoạn thai nhi 21 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu máy nhiều hơn. Người mẹ có thể dễ dàng cảm nhận được sự phát triển của con một cách rõ ràng. Cụ thể những thay đổi này như thế nào, và mẹ cần làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển ra sao
1.1. Thai 21 tuần phát triển như thế nào
- Theo như 6 chỉ số siêu âm thai nhi 21 tuần tuổi có chiều dài khoảng 25.6cm và khối lượng tầm 360gr. Kích thước của bé lúc này sẽ tương đương với một quả lựu.
- Ở giai đoạn này hệ thần kinh của bé phát triển và mở rộng nhanh chóng, nhịp tim cũng ổn định hơn. Nếu là bé gái, phần âm đạo bắt đầu được hoàn thiện.
- Dù khi 21 tuần tuổi, bé vẫn còn nhắm mắt tuy nhiên các bộ phận như lông mi, lông mày đã xuất hiện. Bé có khả năng phân biệt được ánh sáng và bóng tối. Cụ thể, khi bạn rọi đèn pin vào bụng, bé sẽ có xu hướng tránh né luồng sáng này.
- Đặc biệt ở tuần này, bé có thể nếm được các mùi vị khác nhau từ nước ối. Dịch ối này sẽ có mùi vị thay đổi tùy theo những thực phẩm mà bạn ăn.
- Các cơ quan tiêu hóa của bé vẫn đang dần được hoàn thiện, lượng phân su tăng lên nhiều hơn. Thời gian này bé bắt đầu tăng cân nhanh hơn, bên ngoài thai nhi được bao bọc bởi một chất nhầy màu trắng vừa bảo vệ bé vừa giúp bé di chuyển dễ dàng hơn.
Hình ảnh siêu âm thai 21 tuần tuổi (Nguồn: baomoi.com)
1.2 Thai 21 tuần máy bao nhiêu lần 1 ngày
Tùy vào thể trạng của mẹ và đặc điểm riêng từng bé mà mỗi bé sẽ có những hoạt động thai máy khác nhau. Mẹ nên theo dõi đều đặn tình trạng thai máy để có thể dự đoán được tình hình sức khỏe. Trong quá trình theo dõi mẹ cần lưu ý chọn một thời điểm mà bé cử động nhiều nhất, sau đó nằm hoặc ngồi trên ghế ở nơi thoải mái yên tĩnh để có thể cảm nhận rõ hơn các hoạt động của bé.
Bạn có thể đặt tay lên bụng và đếm số lần thai máy. Nếu trong vòng 30 phút bé cử động được 4 lần chứng tỏ thai nhi vẫn đang phát triển khá tốt. Nếu bé không thai máy hoặc thai máy quá nhiều lần đều là những triệu chứng đáng lo ngại, bạn nên tìm đến bác sĩ để thăm khám. Để có yên tâm có một thai kỳ khỏe mạnh các mẹ có thể tìm đến các dịch vụ thăm khám thai kỳ khoa học từ giữa thai đến khi sinh để được bác sĩ theo dõi và tư vấn theo đúng khoa học, và được làm các xét nghiệm theo quy chuẩn.
2. Bà bầu mang thai 21 tuần nên ăn gì để bé khỏe mạnh
2.1. Thực phẩm giàu chất sắt
Bổ sung chất sắt đầy đủ giúp bạn hạn chế được các nguy cơ thiếu máu, sinh non, mệt mỏi trong quá trình mang bầu. Bạn có thể tìm thấy chất này trong các loại thực phẩm như bí đỏ, chuối, súp lơ xanh, thịt bò, rau bi na, lòng đỏ trứng gà…
Các loại thực phẩm giàu chất sắt (Nguồn: emdeptunhien.com)
2.2. Cá diếc hầm
Thai 21 tuần nên ăn gì? Cá diếc là thực phẩm chứa rất nhiều DHA và các loại axit béo. Các chất này sẽ đóng vai trò quan trọng giúp bé yêu phát triển não bộ cũng như thị giác tốt hơn. Ngoài ra trong cá còn chứa rất nhiều loại protein, vitamin D rất tốt cho mẹ và bé.
2.3. Giò bò hầm nấm hương
Chân giò luôn là món thường xuyên có mặt trong thực đơn của các bà bầu. Trong chân giò chứa rất nhiều protein, sắt, vitamin giúp hỗ trợ tuyến sữa tốt hơn. Tuy nhiên nếu chỉ hầm chân giò các mẹ thường nhanh ngán, khi kết hợp với các loại nấm thơm ngon giàu dinh dưỡng sẽ bắt vị và dễ ăn hơn.
2.4. Cháo lươn
Theo dân gian, mẹ bầu ăn cháo lươn có thể hạn chế được tình trạng chảy máu cam, đồng thời kích thích vị giác. Thịt lươn chứa nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng giúp bổ sung năng lượng cho mẹ và bé. Nếu bạn đã quá ngán các món thịt cá, cháo lươn chính là gợi ý không tồi dành cho bạn.
2.5. Sữa chua
Sữa chua là thực phẩm chứa nhiều protein và canxi, đây đều là những dưỡng chất thiết yếu trong giai đoạn thai kỳ. Trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua với hương vị thơm ngon, đa dạng. Bạn có thể mua về bảo quản sẵn trong ngăn mát tủ lạnh để dùng.
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe bà bầu (Nguồn: agiadinh.net)
2.6. Trứng
Trong thành phần của trứng gia cầm chứa rất nhiều dưỡng chất như photpho, canxi, sắt, chất khoáng, vitamin… Mỗi tuần bạn nên ăn từ 3-4 quả trứng để có thể cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.
2.7. Cải bó xôi, ức gà và đậu
Cải bó xôi cùng với ức gà và đậu là những loại thực phẩm chứa rất nhiều sắt. Đây là dưỡng chất quan trọng ảnh hưởng đến việc vận chuyển khí oxy lên não, cung cấp đủ sắt sẽ giúp trẻ thông minh hơn. Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn có thể dùng thêm thuốc bổ sung sắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.
2.8. Quả việt quất
Trong quả việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ mô não đồng thời giúp não phát triển tốt hơn.
Việt quất chứa nhiều chất chống oxy hóa (Nguồn: hellobacsi.com)
2.9. Vitamin D
Vitamin D cũng là chất rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ. Nếu không được cung cấp đủ vitamin D, bé sinh ra có bộ não kém hoạt động hơn so với bạn bè đồng trang lứa. Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng cách tắm nắng hoặc thông qua những thực phẩm như gan, trứng, thịt bò, pho mát.
2.10. I-ốt
Thiếu hụt I-ốt có thể làm giảm IQ của trẻ do đó trong giai đoạn thai kỳ mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ I-ốt thông qua các món ăn như cá biển, hải sản tươi, có giá trị dinh dưỡng cao, trứng, sữa chua…
2.11. Sử dụng sữa bà bầu
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn nên dùng thêm các loại sữa chất lượng dành cho bà bầu. Nên chú ý tìm mua sản phẩm của những thương hiệu uy tín như Abbott, Mead Johnson, Materna, Friso, NutiFood, Vinamilk…
3. Bà bầu mang thai tuần 21 nên làm gì
3.1. Tận hưởng những điều thú vị
Việc mang thai dù khiến cho bạn khá mệt mỏi và căng thẳng, tuy nhiên cũng sẽ mang đến cho mẹ bầu nhiều điều thú vị. Đừng quá lo lắng, hãy tận hưởng và cảm nhận niềm hạnh phúc khi mang thai. Niềm vui khi bạn thông báo tin cho mọi người, cảm giác đi khám thai lần đầu tiên, tò mò về giới tính của bé, thở phào khi qua được 3 tháng đầu khó khăn của thai kỳ… tất cả đều là những cảm xúc mà bạn khó bắt gặp trong đời.
3.2. Trò chuyện với bé, cùng nghe nhạc đọc truyện
Thai nhi khi ở tuần thứ 21 đã bắt đầu nghe được những âm thanh như nhịp tim của mẹ. Do đó bạn hãy bắt đầu trò chuyện với bé để cảm nhận và gắn kết tình mẫu tử. Nếu vẫn còn ngại ngùng khi trò chuyện cùng bé, bạn có thể cho bé nghe nhạc, đọc truyện thiếu nhi, sách báo mà mẹ thích…
Mẹ bầu nên trò chuyện và cho con nghe nhạc mỗi ngày (Nguồn: baomoi.vn)
3.3. Đặt tên cho con
Đặt tên cho con luôn là công việc thú vị, bạn có thể suy nghĩ sẵn trong đầu một số “phương án” đồng thời tham khảo ý kiến của ông bà, mọi người xung quanh để chọn được một cái tên ưng ý. Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo danh sách những tên hay dành cho bé cùng ý nghĩa đi kèm để dễ dàng hơn khi đặt tên.
3.4. Ghi chú số lần bé máy mỗi ngày vào một quyển sổ nhỏ
Ghi chú lại số lần bé máy mỗi ngày sẽ giúp mẹ theo dõi được tình trạng sức khỏe của bé. Hãy chọn một nơi thật yên tĩnh, nằm hoặc ngồi thoải mái và đặt tay lên bụng đếm số lần máy của bé mỗi ngày. Nếu bé máy khoảng 4 lần trong vòng 30 phút điều này chứng tỏ thai nhi đang rất khỏe mạnh.
3.5. Lên thực đơn món bổ dưỡng tăng cân khoa học
Đừng mãi quanh quẩn với canh móng giò nữa! Nếu có thời gian bạn hãy lên sẵn một thực đơn khoa học, đa dạng để đổi món thường xuyên mà vẫn đảm bảo dưỡng chất nhé! Đặc biệt cần cân bằng các loại rau xanh và chất xơ trong thực đơn để hạn chế tình trạng táo bón thai kỳ, điều này cũng sẽ giúp mẹ tăng cân khoa học mà bé vẫn khỏe.
Lên thực đơn đa dạng và khoa học mỗi ngày (Nguồn: baomoi.vn)
3.6. Tận hưởng cảm xúc tuyệt vời nhất trong đời
Việc mang thai đem đến cho bạn nhiều cảm xúc tuyệt vời. Niềm vui khi nhìn thấy hình ảnh con khi siêu âm, những lúc cùng chồng vượt qua khó khăn ở những tháng đầu, được ngủ ngày hoặc ăn uống thoải mái mà không sợ tăng cân.
3.7. Vận động nhẹ nhàng (đi bơi, yoga, đi bộ, các bài tập hít thở)
Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn đồng thời dễ dàng hơn khi sinh đẻ, giảm nguy cơ tiền sản giật. Bên cạnh việc đi bộ bạn có thể tham gia tập hít thở, đi bơi, học yoga dễ dàng bằng cách mua voucher yoga với những bài tập tốt cho cơ thể.
3.8. Viết nhật ký mang thai
Giai đoạn mang thai thường mang đến cho bạn rất nhiều cảm xúc và trải nghiệm mới lạ. Hãy lưu lại những câu chuyện thường ngày vào một cuốn nhật ký, đây sẽ là kỉ niệm đẹp đẽ khi nhìn lại.
Nhật ký mang thai giúp mẹ lưu lại những cảm xúc đặc biệt trong thai kỳ (Nguồn: sotayghichep.com)
3.9. Lưu lại hình ảnh siêu âm
Lần đầu tiên bố mặt được gặp mặt bé cưng của mình chính là qua hình ảnh siêu âm thai nhi. Mỗi giai đoạn, bé sẽ phát triển hơn và có những thay đổi về hình dáng, kích thước. Hãy giữ lại những khoảnh khắc này thông qua việc lưu giữ hình ảnh siêu âm.
3.10. Xem lại kích thước nhẫn
Nhẫn cưới là vật bất ly thân của nhiều chị em, tuy nhiên khi mang thai bạn sẽ bị tăng cân và có thể bị phù ở tay. Bạn nên kiểm tra lại kích thước nhẫn và tháo bỏ để tránh bị chật chội, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến tuần hoàn máu vùng ngón tay.
3.11. Mang những đôi giày thấp gót và đế không trơn trượt
Khi mang thai bạn nên từ bỏ sở thích đi giày cao gót và lựa chọn cho mình những đôi sandal hoặc giày bệt đế mềm, đi êm chân. Lưu ý chọn những đôi có đế chống trơn trượt để giúp mẹ bầu an toàn hơn khi di chuyển.
3.13. Dùng kem chống rạn da, trị nám lành tính
Khi mang thai, bạn có thể gặp phải tình trạng rạn da, hoặc da bị nổi mụn, nám da… Hãy tìm hiểu và chọn cho mình những loại mỹ phẩm phù hợp, khắc phục tình trạng này. Cần xem kỹ thành phần và chọn các sản phẩm lành tính, an toàn. Bạn cũng có thể tham khảo các sản phẩm trị nám chính hãng, an toàn tại Useful để an tâm hơn khi mua hàng.
3.14. Mua quần áo dài tay, mũ ấm, bao tay chân, chăn, khăn và tã cho bé
Có rất nhiều vật dụng mà bạn cần phải mua sắm trước khi chào đón bé yêu ra đời. Bạn khó lòng mà mua hết trong một lần, do đó hãy thử liệt kê danh sách các vật dụng cần thiết và tìm mua dần. Nếu mang thai lần đầu tiên, bạn nên tham khảo danh sách 35 món đồ cần chuẩn bị cho mẹ và bé trước khi sinh.
Có rất nhiều món đồ sơ sinh mẹ phải chuẩn bị cho bé (Nguồn: tresosinhshop.com)
3.15. Lên kế hoạch tăng cân đúng chuẩn
Tất nhiên khi mang thai phụ nữ đều tăng cân, tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều, tăng cân nhiều là tốt cho thai nhi. Ngược lại việc tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến béo phì, khó sinh nở, tiểu đường… do đó bạn cần tham khảo và lên kế hoạch tăng cân khoa học.
3.16. Thực hiện chuyến du lịch thoải mái ngắn ngày
Giai đoạn này thai nhi vẫn còn khá ổn định, do đó bạn có thể tranh thủ tận hưởng những chuyến du lịch ngắn ngày để thư giãn và xả stress. Các khu resort cao cấp, đầy đủ tiện nghi của Vinpearl chính là gợi ý không tồi dành cho bạn.
3.17. Thư giãn tại các Spa
Nếu không có thời gian và điều kiện để đi du lịch, bạn hoàn toàn có thể tận hưởng những giây phút thư giãn thoải mái tại các spa làm đẹp. Những dịch vụ massage cho bà bầu chuyên nghiệp không những giúp bạn cải thiện tâm lý, giảm tình trạng đau nhức, chăm sóc da mà còn cải thiện tuần hoàn máu.
3.18. Kiểm tra tiền sản định kỳ hàng tháng
Việc kiểm tra tiền sản định kỳ hàng tháng là vô cùng cần thiết, giúp mẹ có thể theo dõi tình trạng phát triển của bé. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu có một thai kỳ an toàn. Dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec hỗ trợ theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bạn từ khi mang thai đến khi sinh nở, chăm sóc mẹ và bé sau sinh là lựa chọn tuyệt vời mà các mẹ bầu đã từng sử dụng phản hồi rất tốt. Bạn nên tham khảo và tìm hiểu kinh nghiệm sinh con tại Vinmec để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân và con yêu nhé!
3.19. Chuẩn bị tâm lý thai giáo cần thiết
Khi rảnh rỗi, bạn có thể tìm những cuốn sách hay về nuôi dạy và chăm sóc con cái để có thể cập nhật nhiều kiến thức hữu ích cho việc sinh nở sau này. Ngoài ra, với sự phát triển của mạng internet bạn sẽ dễ dàng tìm được những kinh nghiệm hay ho về chăm sóc con cái tại các website, diễn đàn làm mẹ…
3.20. Tìm hiểu dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn, bảo hiểm sức khỏe cho con
Dịch vụ lưu giữ cuống máu rốn tại Vinmec với các thời hạn khác nhau chính là lựa chọn an toàn cho sức khỏe của bé và người thân. Đây sẽ là nguồn tế bào gốc phong phú giúp cứu chữa được nhiều căn bệnh hiểm nghèo trong tương lai như ung thư máu, ung thư tủy, bệnh về tim, xương khớp…
Lưu trữ máu cuống rốn tại Vinmec (nguồn: vinmec-prod.s3.amazonaws.com)
Giai đoạn thai nhi 21 tuần tuổi là thời kì khá ổn định, do đó mẹ có thể tận dụng để đi du lịch, thư giãn trước khi bước vào những tháng cuối của thai kỳ. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ phần nào giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của bé yêu!