Thai nhi 13 tuần tuổi biết đạp chưa, phát triển ra sao, là trai hay gái

Khi thai nhi 13 tuần tuổi, mẹ bầu đã bắt đầu bước vào kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Đây là giai đoạn bào thai phát triển rất nhanh, đồng thời người mẹ cũng sẽ có những thay đổi đáng kể và cảm giác được sự tồn tại của thai nhi một cách rõ ràng hơn.

1. Thai 13 tuần tuổi phát triển như thế nào

1.1. Sự phát triển của thai nhi 13 tuần tuổi

Kích thước, cân nặng: Thai nhi 13 tuần thường chỉ bé bằng trái đào với cân nặng khoản 23g và kích thước tầm 7,3cm. Trong những lần khám thai định từ tuần 13 trở đi, mẹ sẽ thấy em bé gần như đã hình thành đầy đủ các bộ phận và chuẩn bị cho việc tập trung tăng cả kích thước và cân nặng trong những tháng tiếp theo.

Khuôn mặt bé: Giai đoạn này gương mặt bé bắt đầu có những sự thay đổi đáng kể, các đường nét trên khuôn mặt rõ ràng hơn. Hai mắt tiến dần vào gần nhau, mí mắt phát triển giúp bé nhắm và mở mắt dễ dàng, tai cũng đã cố định tại đúng vị trí.

Thai 13 tuần phát triển như thế nào? bộ phận lớn nhất vẫn là đầu, kích thước đầu lúc này sẽ bằng khoảng 1/3 chiều dài cơ thể. Càng về sau, các bộ phận khác sẽ phát triển nhanh hơn và phần đầu chậm lại.

Chân bé lúc này đã có kích thước dài hơn tay, cơ thể bé cũng dài hơn và không bị cong nhiều như những tuần đầu. Bên ngoài da bé cũng đã xuất hiện lông tơ nhẹ. Giai đoạn này tay bé bắt đầu phát triển và có chiều dài cân đối với thân hình trong khi chân thì vẫn cần phải dài thêm nữa.

Ở hệ tiêu hóa, gan bắt đầu tạo ra mật, lá lách tham gia sản xuất các tế bào máu đỏ, thận cũng làm việc. Đặc biệt, giai đoạn này các xương nhỏ ở tai trong của bé đã bắt đầu hình thành, do đó bạn có thể trò chuyện hoặc cho bé nghe nhạc để tạo ra sự kết nối giữa mẹ và bé.

Thần kinh, hệ xương: Các tế bào thần kinh được hình thành và tăng trưởng cực kỳ nhanh chóng trong giai đoạn này.

Nhịp tim: Nhịp tim của bé thường giao động khoản 120-160 nhịp/ phút và có thể tăng nhanh đến 180 nhịp/phút nếu bé cựa quậy nhiều.

Dấu vân tay hình thành: Trên các ngón tay của bé, dấu vân tay bắt đầu hình thành.

Giai đoạn thai 13 tuần tuổi

Giai đoạn thai 13 tuần tuổi (Nguồn: poh.vn)

1.2. Thai nhi 13 tuần biết làm gì

Giai đoạn thai nhi 13 tuần, bé yêu của bạn đã bắt đầu có những dấu hiệu thai máy như:

Bé biết “tung chưởng”: Thai nhi bắt đầu có nhiều phản xạ hơn, tay và chân bé khá linh hoạt tuy nhiên mẹ vẫn chưa cảm nhận được nhiều. Khi có kích thích từ bên ngoài, thai nhi sẽ cử động.

Bé biết mút tay: Khi được 13 tuần tuổi, bé có thể đưa ngón cái vào miệng và mút tay. Đây là phản xạ tự nhiên giúp bẻ có thể bú ti mẹ ngay khi chào đời.

Bé biết biểu hiện nét mặt: Bé có thể cau mày, nheo mắt, nhăn mặt hoặc thực hiện một số biểu cảm khác.

Thai nhi 13 tuần biết làm gì?

Thai nhi 13 tuần biết làm gì? (Nguồn: babycenter.com)

1.3. Thai 13 tuần đã biết trai hay gái chưa

Thai nhi 13 tuần tuổi là giai đoạn còn khá sớm để có thể chẩn đoán giới tính của bé. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thực hiện thông qua 2 phương pháp sau:

Siêu âm 4D độ chính xác sẽ đạt 80%

Khi siêu âm thai nhi từ tuần 20 trở đi, gần như sẽ cho kết quả chính xác lên đến 95-100%. Còn ở tuần thứ 13, khi siêu âm 4D sẽ cho kết quả với độ chính xác tầm 80%. Thông thường, nếu lượng nước ối trong bụng mẹ lớn, bé có thể tự do “bơi lội” sẽ cho hình ảnh siêu âm đa dạng và chính xác hơn. Một số trường hợp mẹ ít nước ối, thai nhi ít cử động có thể ảnh hưởng đến kết quả siêu âm.

Xét nghiệm ADN

Xét nghiệm ADN chính là phương pháp cực kỳ hiệu quả với độ chính xác lên đến 99%. Ngay khi thai nhi bước sang tuần thứ 10 là bạn có thể thực hiện xét nghiệm này. Theo đó, bác sĩ sẽ lấy máu của người mẹ để kiểm tra xem có hiện diện nhiễm sắc thể Y hay không. Nếu có nhiễm sắc thể Y chứng tỏ mẹ đang mang thai bé trai, còn ngược lại là bé gái. Kết quả xét nghiệm sẽ được trả về trong vòng một tuần.

2. Bà bầu mang thai tuần 13 nên ăn gì để thai nhi khỏe mạnh

Khi mang thai đến tuần thứ 13, mẹ bầu cần bổ sung 5 chất dinh dưỡng quan trọng gồm:

2.1. Bổ sung canxi (thịt, cá, trứng sữa)

Canxi chính là một trong những chất quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển của xương và răng bé. Theo các chuyên gia, mỗi ngày bà bầu cần nạp trung bình từ 1.000 – 1.300mg canxi tùy từng giai đoạn.

Giai đoạn thai nhi 13 tuần, mẹ bầu cần khoảng 1000mg canxi mỗi ngày. Bạn có thể bổ sung canxi từ những thực phẩm hàng ngày như thịt, cá, trứng hoặc mua các loại sữa chất lượng và vitamin dành riêng cho bà bầu để bổ sung đầy đủ vitamin và các dưỡng chất cần thiết.

2.2. Protein

Bên cạnh các loại vitamin và khoáng chất, thì protein là thành phần quan trọng cần bổ sung để các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. Protein giúp xây dựng các mô, cơ và tế bào giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh.

Bạn có thể tìm thấy protein trong các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… tuy nhiên, bạn cũng đừng quên nguồn protein phong phú từ đậu nành và các loại đậu khác nhé.

2.3. Thực phẩm giàu sắt

Sắt cũng là dưỡng chất vô cùng quan trọng đối với bà bầu. Thông thường mỗi ngày cơ thể bạn sẽ cần 27-45mg sắt. Việc thiếu sắt có thể gây nguy cơ thiếu máu, nhưng nếu thừa sắt lại gây nôn ói, táo bón do đó bạn cần cân nhắc bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bạn có thể bổ sung sắt thông qua việc sử dụng các loại hạt, đậu, ngũ cốc hoặc mua thịt bò tươi ngon, chất lượng về sử dụng. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng thêm các thực phẩm giàu vitamin C để cơ thể hấp thụ sắt một cách tốt nhất.

2.4. Chất xơ

Chất xơ là thành phần giúp các mẹ bầu hạn chế nguy cơ táo bón. Các thực phẩm chứa nhiều chất xơ cũng đồng thời cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác mà vẫn không lo tăng cân vì rất ít calories.

2.5.  Nhu cầu axit folic

Axit Folic là dưỡng chất đặc biệt cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong những tháng đầu của thai kỳ. Chất này sẽ giúp hạn chế các dị tật bẩm sinh, phòng ngừa nguy cơ sẩy thai. Mẹ bầu cần bổ sung khoảng 600 mcg/ngày. Việc thiếu hoặc thừa axit folic đều không tốt do đó bạn không nên tự uống bổ sung mà cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Các thực phẩm giàu Axit folic bao gồm: rau chân vịt, các loại rau lá xanh tươi sạch, trái cây, thịt đỏ…

2.6. Bổ sung khoáng chất, vitamin

Bên cạnh 5 nhóm chất không thể thiếu trên, bạn cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn hằng ngày. Các mẹ có thể tham khảo chọn mua sữa bầu cao cấp của Abbott hoặc Mead Johnson, Anmum, Materna, Friso, NutiFood, Vinamilk… đều là những thương hiệu uy tín nằm trong top 10 loại sữa tốt nhất dành cho mẹ và bé. Thực tế, không có đáp án chính xác nào cho câu hỏi mang thai 13 tuần nên ăn gì. Tùy vào thể trạng, sức khỏe cũng như sở thích mà mỗi mẹ bầu sẽ lựa chọn những thực phẩm phù hợp, miễn sao không nằm trong danh sách 15 loại thực phẩm sảy thai cao mẹ bầu cần tránh.

Mang thai 13 tuần nên ăn gì?

Mang thai 13 tuần nên ăn gì? (Nguồn: vinid.net)

3. Bà bầu mang thai tuần 13 nên làm gì

3.1. Thay đổi thói quen nằm ngủ

Từ tuần thai thứ 13, mẹ bầu cần chú ý tư thế nằm ngủ. Tốt nhất bạn nên nằm nghiêng để vừa tạo cảm giác thoải mái vừa không gây áp lực cho thai nhi. Nếu bạn cảm thấy phần chân nặng nề, nên chọn mua một chiếc gối ôm chất lượng dành riêng cho bà bầu để có thể nằm ngửa và kê chân thoải mái.

3.2. Mua sắm quần áo mới phù hợp với bà bầu

Khi bước vào những tháng giữa thai kỳ, cơ thể mẹ bầu thường có những thay đổi rõ rệt hơn. Do đó bạn cần chuẩn bị mua sắm thêm những loại quần áo dành riêng cho bà bầu để đảm bảo thoải mái cho cả mẹ và bé. Tại Useful luôn có nhiều loại váy bầu hợp thời trang, mẫu mã đa dạng cho bạn lựa chọn.

3.3. Thay đổi kích cỡ chân

Phù chân là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu vào giai đoạn giữa hoặc cuối thai kỳ. Nếu là tín đồ của giày cao gót hoặc những đôi guốc nhọn, bạn bắt buộc phải từ bỏ và tìm cho mình một đôi giày đế bệt chất lượng, êm chân và hợp thời trang để tự tin hơn khi ra đường.

3.4. Chăm sóc da

Trong thời gian mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải các vấn đề về da như da khô, nổi nhiều mụn… Bạn nên nghiên cứu chọn cho mình gói massage chuyên dành cho bà bầu để có thể cải thiện “nhan sắc” đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé.

3.5. Tham gia các chương trình tập luyện đặc biệt: Yoga, massage, thể dục dưới nước, hoặc thái Cực quyền

Việc tham gia một số chương trình tập luyện được thiết kế riêng cho bà bầu như yoga, thể dục dưới nước, thái cực quyền… sẽ giúp mẹ bầu cải thiện sức khỏe và tinh thần, đồng thời hỗ trợ rất tốt cho kỳ “vượt cạn” của mẹ suôn sẻ và dễ dàng hơn.

Tập yoga rất tốt cho sức khỏe bà bầu

Tập yoga rất tốt cho sức khỏe bà bầu (Nguồn: kenhphunu.com)

3.6.  Thư giãn tại các Spa

Khi mang thai, mẹ bầu thường lo lắng về sức khỏe cũng như thể trạng. Mua voucher massage để thư giãn tại các spa chuyên nghiệp chính là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn xua tan mệt mỏi, căng thẳng và cải thiện làn da.

3.7.  Tiêm vắc-xin để tăng sức đề kháng và bảo vệ cơ thể trong quá trình mang thai

Tiêm vắc xin và thực hiện các xét nghiệm, siêu âm định kỳ là việc các mẹ bầu không thể bỏ qua. Bạn có thể chọn mua các gói dịch vụ thai sản trọn gói của Vinmec để được chăm sóc hoàn hảo từ A đến Z.

3.8. Bắt đầu sắm sửa đồ cho em bé

Bạn có thể bắt đầu sắm sửa đồ và các vật dụng cần thiết cho quá trình mang thai và sinh nở. Tại những trung tâm thương mại hoặc cửa hàng mẹ và bé sẽ luôn có nhân viên tư vấn giúp bạn liệt kê danh sách các vật dụng cần thiết. Bạn có thể nhờ nhân viên tư vấn hoặc tự mình tham khảo đặt mua online tại các trang thương mại điện tử uy tín như Useful.vn.

3.9. Tìm hiểu thông tin kiến thức, chuẩn bị tâm lý trên sách, báo

Tìm hiểu và cập nhật các thông tin kiến thức về chăm sóc nuôi dạy trẻ trên mạng hoặc sách báo sẽ giúp bạn có những bước chuẩn bị tốt nhất để chào đón sự ra đời của bé.

Mẹ có thể đọc sách báo để vừa thư giãn vừa cập nhật thông tin

Mẹ có thể đọc sách báo để vừa thư giãn vừa cập nhật thông tin (Nguồn: loveofmom.vn)

Trên đây là những thông tin cần thiết cho mẹ khi mang bầu thai nhi 13 tuần tuổi. Hi vọng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các thực phẩm phù hợp cũng như chuẩn bị chu đáo cho sự chào đời của bé. Tìm hiểu sự phát triển của bé yêu trong tuần thai 14 để có hướng chăm sóc tốt nhất cho tuần thai kì tiếp theo. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm chuyên sâu để có thể chuẩn bị kỹ càng cho một thai kỳ khỏe mạnh, khoa học nhé!