Là tình trạng sản khoa đặc biệt nguy hiểm khiến nhiều người lo lắng, thai ngoài tử cung phải làm sao? Cùng Blog Useful tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây để có những có những xử lý kịp thời trong trường hợp này.
1. Phát hiện thai ngoài tử cung phải làm sao để không nguy hiểm
1.1. Thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là hiện tượng thai đậu ngoài tử cung. Thông thường, các túi thai sẽ nằm gọn trong tử cung nhưng cũng có trường hợp túi thai nằm lệch ra ngoài, hay gặp nhất là nằm ngay trên vòi trứng gây tắc nghẽn. Đây được xem là một trong những chứng bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu túi thai vỡ bên trong gây mất máu quá nhiều.
Đặc biệt, nguy cơ phụ nữ lớn tuổi khi mang thai mắc phải tình trạng này có tỉ lệ được nhận định là cao hơn 20% so với phụ nữ bình thường. Hiểu rõ triệu chứng cũng như nguyên nhân hình thành bệnh sẽ giúp bạn hiểu hơn quy trình có thai ngoài tử cung nên làm gì, giúp đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho thai phụ.
Thai ngoài tử cung có thể nguy hiểm đến tính mạng mẹ bầu (Nguồn: babaucanbiet.com)
1.2. Thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?
Có thể nói, đây là một trong những hiện tượng nguy hiểm nhất thường gặp đối với phụ nữ khi mang thai. Theo nghiên cứu, có đến 90% các trường hợp này xảy ra ở vòi trứng, gây tắc nghẽn. Các lớp cơ tại vòi trứng vô cùng mỏng manh khi bị chặn lại do túi thai dễ gây nên hiện tượng vỡ, xuất huyết, chảy máu trong vô cùng nguy hiểm.
Nguy hiểm hơn, nếu tình trạng rong huyết kéo dài không chỉ khiến thai phụ mệt mỏi, suy kiệt mà còn dễ gây ra trụy mạch, sốc do mất máu dễ dẫn đến tử vong. Nguy hiểm là vậy, nhưng hiện nay, mọi người vẫn khá bối rối không biết thai ngoài tử cung phải làm sao để hạn chế thấp nhất những rủi ro. Các nghiên cứu cũng cho thấy, nếu bị tình trạng sản khoa này, bạn không thể sinh được mà cần đến các biện pháp can thiệp y tế để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người mẹ.
1.3. Thai ngoài tử cung có hút được không?
Nạo hút thai là điều không ai mong muốn với mọi phụ nữ, tuy nhiên, nếu mang thai ngoài tử cung thì bỏ thai là điều không thể tránh khỏi. Bác sĩ hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp hút thai hoặc phẫu thuật mở khi phát hiện. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng với trường hợp túi thai còn nhỏ, sức khỏe người mẹ ổn định, không mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và đạt được nồng độ hCG cho phép của bác sĩ.
Việc phẫu thuật mang thai ngoài tử cung và hút thai cần được thực hiện vô cùng cẩn thận bởi phương pháp này có độ rủi ro khá cao, dễ gây mỏng thành tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ sau này.
Nếu buộc phải hút thai, bạn nên chọn cơ sở y tế an toàn, uy tín (Nguồn: phathai.net.vn)
1.4. Thai ngoài tử cung có phá bằng thuốc được không?
Hiện nay, phương pháp điều trị bằng thuốc đang khá phổ biến. Loại thuốc đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là Methotrexate (MTX) với tác dụng chính gây ức chế sự phát triển của túi thai, làm tiêu biến túi thai mà không cần sự can thiệp dao kéo.
Bệnh nhân khi điều trị bằng MTX sẽ được điều chỉnh mức độ và liều lượng thuốc bằng cách theo dõi chỉ số nồng độ hCG trong máu cho đến khi chỉ số về âm. Phương pháp này không chỉ giúp tạo kết quả điều trị nhanh chóng mà còn giúp bảo vệ được buồng trứng, hạn chế khả năng vô sinh sau đó.
Methotrexate đang được sử dụng phổ biến giúp ức chế và làm tiêu biến túi thai trong thời gian nhanh nhất (Nguồn: medicalnewstoday.com)
1.5. Thai ngoài tử cung có phải cắt buồng trứng không?
Thực tế, dù nằm ngoài tử cung nhưng hầu hết trường hợp đều nằm ở ống dẫn trứng hoặc vòi trứng nên không ảnh hưởng hay bắt buộc phải cắt ống dẫn trứng. Theo thống kê, hầu hết các ca thai ngoài tử cung đều được bảo tồn nguyên vẹn buồng trứng sau khi điều trị. Các phương pháp như điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật đều có thể giữ nguyên trạng buồng trứng, không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ sau này.
Phẫu thuật thai ngoài tử cung thường không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (Nguồn: baomoi.vn)
2. Chăm sóc thai phụ sau khi điều trị
Quá trình điều trị cần thời gian chăm sóc và hồi phục hoàn toàn để giúp phụ nữ không gặp những biến chứng không mong muốn. Nếu bạn còn thắc mắc thai ngoài tử cung phải làm sao thì chắc chắn bạn cũng nên tìm hiểu cả điều trị xong rồi phải làm sao để có thể hồi phục sức khỏe tốt nhất.
Điều quan trọng và mọi phụ nữ cần lưu ý hàng đầu sau khi điều trị, đặc biệt là thai phụ điều trị bằng phương pháp phẫu thuật là giữ gìn vệ sinh vết mổ. Hàng ngày, vết mổ cần được rửa sạch, tẩy trùng và giữ vết thương luôn khô ráo. Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát tốc độ hồi phục của vết thương, nếu có các dấu hiệu sưng viêm, mưng mủ hay chảy máu thì cần lập tức đến bệnh viện để được kiểm tra vết thương tránh gây nhiễm trùng.
Sau phẫu thuật, bạn nên chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ chất để đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe (Nguồn: suachobabau.net)
Ngoài ra, sản phụ cũng nên đặc biệt lưu ý và hạn chế tối đa việc vận động nặng cũng như bê vác các đồ nặng. Bạn nên tuyệt đối tránh bê vác các vật nặng quá 4,5kg dễ khiến bục vết thương hay tổn thương tử cung còn đang rất yếu, dễ dẫn đến tình trạng rong huyết,mất máu nhiều.
Đặc biệt nhất sản phụ nên dành thật nhiều thời gian để cơ thể, đặc biệt là xương chậu được nghỉ ngơi. Vận động, đi lại cũng như việc quan hệ cũng cần được hạn chế tối đa trong ít nhất 1 đến 2 tháng.
Phụ nữ sau khi điều trị thai ngoài tử cung vô cùng yếu nên cần được chăm sóc, nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng một cách đầy đủ và hợp lý. Ngoài ra, sau khi điều trị, hiện tượng xuất huyết âm đạo nhẹ hoặc chảy máu có thể xảy ra nên cần bổ sung nước và chất khoáng đầy đủ, tránh tình trạng thiếu máu, suy kiệt sức khỏe.
Bạn sẽ còn cần quá lo lắng thai ngoài tử cung phải làm sao vì tuy là chứng bệnh nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị được. Tuy vậy, thời gian phát hiện bệnh sớm hay muộn cũng quyết định rất lớn đến phương pháp điều trị và khả năng biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe thai phụ. Chính vì vậy, tham khảo ngay gói khám thai sản định kỳ và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thai phụ trọn gói tại các địa chỉ uy tín để được chăm sóc, chẩn đoán và điều trị bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm với khả năng chuyên môn cao.