Có thai ngoài tử cung là một trong các biến chứng nguy hiểm mà bất kỳ bà mẹ nào cũng vô cùng lo sợ. Chính vì thế, ngay từ giai đoạn đầu cần chú ý các biểu hiện nhỏ để phát hiện kịp thời cũng như có biện pháp khắc phục an toàn.
1. Mang thai ngoài tử cung là gì?
Mang thai ngoài tử cung là trường hợp xảy ra phổ biến khi phôi thai, tức trứng đã thụ tinh nhưng không đi vào tử cung mà nằm bên ngoài thành ống. Phôi thai có thể di chuyển và cố định ở các vị trí khác nhau xung quanh tử cung như nằm trong ổ bụng, buồng trứng, ổ phúc mạc…. Tuy nhiên, vị trí thường thấy nhất là ở vòi trứng nên các phụ nữ bị dị tật ống dẫn trứng hay hẹp ống dẫn trứng đều có nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm này. Mang thai ngoài tử cung là trường hợp nguy hiểm cần được phát hiện sớm để có biện pháp xử lý kịp thời, dưới đây là các biểu hiện chủ quan đến khách quan cho các bà bầu theo dõi và nhận biết.
Mang thai ngoài tử cung sẽ có những biểu hiện nhận biết (Nguồn: wikihow.vn)
2. Biểu hiện thai ngoài tử cung?
Quá trình mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng với một người phụ nữ, các biến chứng xảy ra trong khoảng thời gian này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con hoặc thậm chí gây tử vong ở mẹ. Có thai ngoài tử cung là một trong các biến chứng phổ biến ở phụ nữ mang bầu và hầu hết chỉ được phát hiện khi đã đến tuần thứ 4 của thai kỳ. Chính vì thế, bạn nên lắng nghe những biến đổi trong cơ thể để nhận biết sớm các dấu hiệu và có giải pháp hỗ trợ kịp thời. Một số thay đổi dễ thấy nhất là đau vai gáy, chảy máu âm đạo, đau bụng dưới, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi dài ngày. Ngoài ra, một số mẹ bầu còn có hiện tượng căng tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt hoặc thậm chí không thể đứng vững.
Trong số đó, dấu hiệu chảy máu âm đạo và đau bụng dưới là đáng lo ngại nhất. Bởi chúng dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của viêm âm đạo, tiêu chảy, nóng trong nên thường bị các chị em bỏ qua, sau một thời gian dài ủ bệnh dẫn đến hệ quả không đáng có. Tình trạng xuất huyết khi có thai ngoài tử cung không giống các kỳ kinh nguyệt thông thường. Máu âm đạo thường có màu sẫm, loãng hơn và xuất hiện không theo quy luật nào. Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu này cần đến gặp bác sĩ để nhận các chẩn đoán chính xác. Dấu hiệu thứ hai bạn cần chú ý là tình trạng bụng dưới đau âm ỉ lâu ngày, đừng nhầm lẫn với đau dạ dày hay đầy hơi bởi chúng thường trầm trọng hơn, các cơn đau quặn thắt trong thời kỳ mang bầu là một trong các dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung đó.
Đau vai gáy và mệt mỏi khi mang thai là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung (Nguồn: cpcs.vn)
3. Tại sao có thai ngoài tử cung
Đa số các phụ nữ có thai ngoài tử cung là do bị hẹp ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, có tiền sử bệnh hoặc bị nhiễm trùng vùng sinh dục sau phẫu thuật. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cho rằng phụ nữ sau 35 tuổi có nguy cơ mang thai ngoài tử cung cao hơn, khi cơ quan sinh dục có dấu hiệu lão hóa cũng là lúc sinh ra nhiều dị tật ở ống dẫn trứng, phôi thai di chuyển lệch lạc và nằm ở vị trí không mong muốn. Phôi thai ngoài tử cung được xác định là một trong 8 rủi ro khi mang thai ở phụ nữ lớn tuổi, nếu bạn đang thuộc diện các đối tượng này thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có những chuẩn bị tốt nhất cho thời kỳ mang bầu.
Mang thai ngoài tử cung được nhận biết qua dấu hiệu trên que thử (Nguồn: webflow.com)
4. Mang thai ngoài tử cung có thử que thử thai được không?
Que thử thai là một trong các dụng cụ & thiết bị y tế an toàn, ngoài việc hỗ trợ xác định tin vui thì nó còn giúp bạn phát hiện nguy cơ phôi thai ngoài tử cung. Nếu hai vạch trên que thử xuất hiện mờ nhạt thì chứng tỏ nồng độ hormone HCG trong cơ thể đang có dấu hiệu giảm hoặc thiếu trầm trọng. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo rất có thể phôi thai đang nằm ngoài tử cung. Các bác sĩ sẽ trực tiếp siêu âm đầu dò hoặc siêu âm ổ bụng để xác định xem túi ối có nằm trong tử cung hay không, kiểm tra sức khỏe của bé cũng như tiền sử bệnh của mẹ để có biện pháp chăm sóc đúng cách.
5. Có thai ngoài tử cung chẩn đoán như thế nào, siêu âm có thấy không?
Để các nghi vấn mập mờ trở nên rõ nét, bạn nên tìm đến các cơ sở khám phụ sản để được chẩn đoán chính xác hơn. Hiện nay đa số các bác sĩ sẽ ứng dụng biện pháp siêu âm ngã âm đạo để phát hiện bệnh hoặc nội soi ổ bụng và xét nghiệm nồng độ HCG. Phương pháp đo lường lượng hormone HCG được ứng dụng phổ biến nhất bởi quy trình đơn giản và tỷ lệ chính xác cao. Theo quy định, nếu nồng độ HCG vượt ngưỡng 1500UI/mL thì chứng tỏ thai nhi đang an toàn trong tử cung, còn ngược lại thì mẹ sẽ bắt đầu bước vào tiến trình chăm sóc đặc biệt và chịu sự theo dõi của bác sĩ. Trong khi phương pháp siêu âm giúp xác định vị trí thai nhi thì nội soi ổ bụng vừa có thể chẩn đoán chính xác thai ngoài tử cung, vừa có thể xử lý ngay trong quá trình thực hiện.
Siêu âm giúp chẩn đoán chính xác mang thai ngoài tử cung (Nguồn: lamchame.vn)
6. Yếu tố nguy cơ thai ngoài tử cung?
Nếu bạn lường trước được một số yếu tố gây mang thai ngoài tử cung thì có thể phòng tránh, cũng như giảm thiểu hậu quả mà nó gây ra cho mẹ và bé. Một số yếu tố phổ biến được kể đến là tiền căn có thai ngoài tử cung, đã từng phẫu thuật vùng bụng chậu trước, phẫu thuật ống dẫn trứng, mẹ bị viêm nhiễm vùng chậu, mắc bệnh lây qua đường tình dục hoặc mẹ bầu có thói quen hút thuốc lá. Nếu bạn đang thuộc một trong các trường hợp trên đây thì nên đến gặp các bác sĩ tư vấn để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Hiện nay có rất nhiều gói dịch vụ thai sản trọn gói uy tín đến từ các cơ sở y tế hàng đầu cả nước, cam kết giúp mẹ có quá trình mang thai an toàn, phòng tránh các bệnh phổ biến trong thai kỳ, mang lại khởi đầu tốt đẹp nhất cho bé. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về biến chứng thai ngoài tử cung, lường trước rủi ro và can thiệp kịp thời. Đây là một trong các biến chứng gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé, chính vì thế cần phát hiện sớm, xác định rõ nguyên nhân để có liệu trình chăm sóc đúng cách.