Tết Trung thu là gì, ý nghĩa, nguồn gốc, phong tục truyền thống


Tết Trung Thu còn có tên gọi là Tết đoàn viên. Đây là một trong những dịp hiếm có trong năm để các thành viên trong gia đình tụ họp, quây quần bên nhau. Và ý nghĩa, nguồn gốc và phong tục của ngày Tết này là gì? Tìm hiểu ngay.

1. Giới thiệu về Tết Trung Thu

1.1. Tết Trung Thu ngày mấy năm 2022

Trung Thu ngày bao nhiêu? Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 (rằm) của tháng 8 âm lịch. Theo dương lịch, Trung Thu vào ngày 13 tháng 9 năm 2022. Do đó, các gia đình cần phải lưu ý để không bỏ qua ngày lễ đặc biệt này.

Tết Trung Thu vào ngày mấy năm 2022?

Tết Trung Thu vào ngày mấy năm 2022? (Nguồn: vntrip.vn)

1.2. Tết Trung Thu còn có tên gọi khác là gì

Dân gian có nhiều cái tên để chỉ về ngày Tết đặc biệt này. Cụ thể, các tên gọi khác của Tết Trung Thu gồm Tết trông trăng, Tết trẻ con, Tết đoàn viên. Dùng tên gọi nào cũng để chỉ ngày tốt đẹp để các gia đình đoàn tụ, hàn huyên và cùng nhau thưởng thức bánh trái, đặc biệt các loại bánh trung thu ngon đúng tiêu chí, phá cỗ dưới ánh trăng tròn vành vạnh.

1.3. Nguồn gốc của Tết Trung Thu

Tết Trung Thu bắt nguồn từ đâu? Tết Trung Thu có ở cả Việt Nam, Trung Quốc cũng như một số quốc gia châu Á khác. Mỗi nước lại có nguồn gốc về ngày Tết này khác nhau. Thật vậy, nguồn gốc Tết Trung Thu ở Trung Quốc và Việt Nam có sự khác biệt. Theo câu chuyện từ thời Đường từ Trung Quốc, vua Đường Minh Hoàng dạo chơi khu vườn Ngự Uyển đúng đêm 15 tháng 8 âm lịch.

Tình cờ, nhà vua gặp được đạo sĩ có tên La Công Viễn. Người này có phép tiên và đã đưa nhà vua thăm thú cung trăng. Cảnh trí nơi cung trăng và các vị tiên nga xiêm y rực rỡ múa hát cùng đã khiến nhà vua mê mẩn và hết sức luyến tiếc. Sau khi trở lại mặt đất, nhà vua vấn vương khung cảnh tuyệt đẹp chốn cung trăng nên đã cho người sáng tác ra Khúc Nghê Thường Vũ Y.

Và mỗi đêm rằm tháng 8 âm lịch, ông lại cho người dân tổ chức rước đèn, bày tiệc ăn mừng trong khi ông và Dương Quý Phi thưởng trăng uống rượu ngắm cung nữ múa hát để nhớ tới lần du nguyệt đặc biệt của mình. Có thể nói, đây là sự tích về tết trung thu được lưu truyền nhiều nhất ở Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng có câu chuyện lưu truyền rằng, rằm tháng 8 được treo đèn bày cỗ là do đây là ngày sinh nhật của nhà vua Đường Minh Hoàng. Còn ở Việt Nam, ngày Tết Trung Thu có nguồn gốc được tổ chức vào thời nhà Lý trong kinh thành Thăng Long.

Đây là dịp mà nhà vua Lý tổ chức để tạ ơn thần Rồng nhờ việc mang mưa tới để mùa màng bội thu và con dân đất nước ấm no. Dù theo câu chuyện nào, việc bày tiệc và rước đèn phá cỗ đêm 15 âm lịch tháng 8 đã trở thành một phong tục độc đáo của người dân của cả Việt Nam và Trung Quốc.

1.4. Tại sao có Tết Trung Thu

Như vậy, theo lịch sử Tết Trung Thu ở trên, Tết được tổ chức ra để nhằm mục đích nhớ về đêm du ngoạn cung trăng của nhà vua Đường Minh Hoàng. Hoặc đây là dịp được tổ chức để ăn mừng sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Thêm nữa, đây cũng có thể dịp để tổ chức ra để tạ ơn thần Rồng như câu chuyện được lưu truyền về đời nhà Lý của Việt Nam.

1.5. Ý nghĩa Tết Trung Thu

Theo người Việt, Tết Trung Thu có ý nghĩa là dịp đặc biệt để tình cảm gia đình ngày càng trở nên khăng khít và đậm đà. Đây cũng là dịp để con cái thấu hiểu về tình cảm quan tâm chăm sóc của bậc cha mẹ. Và nó cũng là dịp để bậc con cháu hiếu kính, cha mẹ ông bà và cả gia đình tụ họp với nhau.

Dịp Trung Thu còn có ý nghĩa là ngày Tết cho trẻ con, để trẻ con được vui chơi, mua đồ chơi truyền thống dân gian, rước đèn và được nhận sự quan tâm người lớn như ngày mùng 1 tháng 6 Quốc tế Thiếu Nhi dương lịch.

Tại sao có Tết Trung Thu?
Tại sao có Tết Trung Thu? (Nguồn: baomoi.vn)

2. Phong tục trong ngày Trung Thu ở Việt Nam

2.1. Tục thả đèn lồng hay đèn hoa đăng

Ở Việt Nam, Tết Trung Thu có tục thả đèn lồng hay đèn hoa đăng. Người ta viết ước nguyện lên đèn lồng hoặc đèn hoa đăng. Sau đó, họ thả đèn lồng lên bầu trời hay thả đèn hoa đăng xuống sông với mong muốn ước nguyện thành hiện thực và tới được với thần linh. Người dân mong muốn những điều tốt lành sẽ đến với mình thông qua tục lệ này.

2.2. Chơi lồng đèn Trung Thu

Đèn lồng mang ý nghĩa của sự may mắn, hạnh phúc và ấm no. Những chiếc đèn Trung Thu đủ hình dạng màu sắc được các gia đình mua về cho con rước đèn. Nào thì hình ông sao, cá chép, gấu, cá… Sáng rực cả một đêm trăng.

Thông thường, đèn Trung Thu được làm từ giấy gió và tre. Sau đó, người ta sẽ tô vẽ các đường thêu vô cùng tỉ mỉ, đặc sắc bên ngoài đèn. Mỗi chiếc đèn đều rất đẹp và sáng trưng trong đêm sẽ đem lại ký ức không thể nào quên cho các con. Bạn hoàn toàn có thể tự tay làm đèn trung thu đơn giản đẹp mắt ngay tại nhà để tặng con.

2.3. Tục ngắm trăng

Ở Việt Nam, vào dịp rằm tháng 8 này, cảnh trời đất sẽ vào độ đẹp nhất. Đó là lúc khí hậu cực kỳ mát mẻ, trăng sáng soi rõ cảnh vật. Mọi người đang ở lúc nông nhàn có thể thảnh thơi thưởng trăng và quây quần bên nhau phá cỗ. Dưới ánh trăng, cha mẹ ông bà sẽ kể cho con cháu về sự tích chú Cuội ngồi gốc đa.

2.4. Phá cỗ như thế nào

Bàn cỗ Trung Thu của mỗi gia đình có thể khác nhau. Tuy nhiên, trong đó đều đầy đủ vô vàn kẹo thơm mát ngọt ngào, bánh trung thu, hoa quả tươi mọng hấp dẫn: mía, bưởi, chuối, dưa hấu… Mỗi gia đình sẽ bày biện theo ý thích với mục đích cầu sự tốt lành, một mùa màng bội thu và quây quần bên gia đình. Khi trăng lên tới đỉnh đầu, mọi người đặc biệt là trẻ con sẽ cùng nhau phá cỗ, cùng nhau trải nghiệm hương vị đón Tết. Ngoài ra, bạn còn có thể bày trí mâm cỗ Trung Thu truyền thống, ý nghĩa cho gia đình, cùng nhau đón trăng.

Phá cỗ đêm trung thu
Phá cỗ đêm trung thu (Nguồn: openrice.com)

2.5. Múa lân đêm Trung Thu

Khác biệt với Trung Quốc, Việt Nam sẽ múa lân đêm Trung Thu. Đường phố sẽ ngập tràn tiếng trống nhộn nhịp và những điệu múa lân. Con lân là linh vật tượng trưng điềm lành. Do đó, múa lân thể hiện ước mong điềm tốt lành của các gia đình. Đội múa lân sẽ có một người đội đầu lân. Và người này sẽ chỉ huy cả đội múa lân nhảy múa và biểu diễn theo nhịp trống. Thông thường, người Việt sẽ tổ chức múa lân ngay từ đêm 14 và kéo dài tới đêm 15 âm lịch tháng 8.

2.6. Tục cắt bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu là một phần không thể thiếu trong dịp Tết đoàn viên này. Bánh được làm từ bột mì có nhân đa dạng như đậu xanh, thập cẩm, đậu đỏ, lá dứa … Nó là biểu tượng cho sự hòa thuận và đoàn tụ của gia đình. Thông thường, người dân có phong tục bánh sẽ được cắt sao cho đúng số lượng thành viên trong nhà. Miếng bánh Trung thu càng đều sẽ thể hiện được gia đình sẽ càng hòa thuận và hạnh phúc. Do đó, trong ngày Tết Trung Thu, người Việt luôn quây quần bên nhau cùng thưởng thức thức bánh ngon này dưới ánh trăng tròn. Tham khảo thêm các loại bánh trung thu dành cho người tiểu đường, mỡ máu hay huyết áp cao để dịp vui thêm trọn vẹn.

Tục cắt bánh Trung Thu
Tục cắt bánh Trung Thu (Nguồn: phattrienbeyeu.com)

Như vậy, nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu hiện nay còn mang nhiều hướng khác nhau nhưng tựu chung đều hướng tới sự đoàn tụ, quầy quần của các gia đình và là ngày cực kỳ ý nghĩa trong một năm.

Hy vọng rằng bài viết này của Blog Adayroi đã đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích nhất về ngày Tết đoàn viên sắp tới. Cùng nhau sắm các loại bánh Trung thu truyền thống thơm ngon tại Adayroi sớm để nhận ưu đãi đặc biệt nhé.

15 những suy nghĩ trên “Tết Trung thu là gì, ý nghĩa, nguồn gốc, phong tục truyền thống

  1. Trung Duc nói:

    Tết Trung thu là ngày Tết của trẻ em, vậy mà người lớn lại tranh thủ ngày này để tụ tập ăn uống, nhậu nhẹt. Thật là chán!

  2. Thanh Tuyen nói:

    Mình thích nhất là được phá cỗ trông trăng vào Tết Trung thu. Cảm giác được ngồi quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon và ngắm trăng thật tuyệt vời.

  3. Hieu Chep nói:

    Tôi không đồng ý với tác giả khi nói rằng Tết Trung thu là ngày lễ chỉ dành cho trẻ em. Theo tôi, đây là ngày lễ dành cho mọi người, mọi lứa tuổi. Người lớn cũng có thể thưởng thức những món ăn truyền thống, ngắm trăng và trò chuyện cùng gia đình trong ngày này.

  4. Hoang Gia nói:

    Bài viết này viết không được hay lắm, thông tin thì ít mà toàn là những thứ cơ bản mà ai cũng biết. Tôi không thấy có gì mới mẻ hay hấp dẫn cả.

  5. Kenh Rat Xam nói:

    Tết Trung thu là một ngày lễ quan trọng của người Việt Nam. Nó gắn liền với nhiều phong tục truyền thống như múa lân, phá cỗ trông trăng và tặng quà cho trẻ em. Ngày Tết này thường diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm.

  6. Thuy Tien nói:

    Tết Trung thu là một ngày lễ truyền thống của người Việt Nam. Vào ngày này, mọi người thường sum họp gia đình, ngắm trăng và phá cỗ trông trăng.

  7. Sieu Nhan 1 Sao nói:

    Bài viết này rất hay, cung cấp cho tôi nhiều thông tin bổ ích về Tết Trung thu. Tôi rất thích phần nói về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết này. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ!

  8. Quy Luat nói:

    Tết Trung thu, hay còn gọi là Tết Trông Trăng, là một ngày lễ cổ truyền của người Việt Nam. Vào ngày này, mọi người thường sum họp gia đình, ngắm trăng và phá cỗ. Trẻ em thì háo hức rước đèn ông sao và phá cỗ.

  9. Mai Khanh nói:

    Tết Trung thu, hay còn gọi là Tết Trông Trăng, là một ngày lễ cổ truyền của người Việt Nam. Vào ngày này, mọi người thường sum họp gia đình, ngắm trăng và phá cỗ.

  10. Chieu Anh nói:

    Tết Trung thu là một ngày lễ đẹp, mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày Tết này đang dần bị biến tướng, trở thành dịp để mọi người ăn chơi, tiêu xài hoang phí.

  11. Oanh Mua nói:

    Bài viết này chẳng có gì mới, toàn là những thông tin cũ rích mà ai cũng biết. Tác giả nên cập nhật thêm những thông tin mới hơn để bài viết hấp dẫn hơn.

  12. Kim Cuc nói:

    Tết Trung thu là một ngày lễ rất ý nghĩa đối với người Việt Nam. Nó là dịp để mọi người sum họp gia đình, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon và ngắm trăng. Tôi rất thích ngày Tết này.

  13. Qua Cam nói:

    Mình thích nhất là được phá cỗ trông trăng vào Tết Trung thu. Cảm giác được ngồi quây quần bên gia đình, cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon và ngắm trăng thật tuyệt vời.

  14. Huong Giang nói:

    Tôi không đồng ý với tác giả khi nói rằng Tết Trung thu chỉ là ngày lễ của trẻ em. Theo tôi, đây là ngày lễ dành cho mọi người, mọi lứa tuổi. Ngày Tết này thường diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm.

  15. Hai Pha nói:

    Tết Trung thu là ngày Tết của trẻ em, vậy mà người lớn lại tranh thủ ngày này để tụ tập ăn uống, nhậu nhẹt. Thật là chán!

Bình luận đã được đóng lại.