Hàng năm cứ vào ngày 3/3 âm lịch, mỗi gia đình lại làm bánh trôi, bánh chay để cúng ông bà tổ tiên, cầu mong mọi điều tốt đẹp. Vậy Tết Hàn Thực là gì? Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không? Cùng tìm hiểu nguồn gốc xuất phát, ý nghĩa của ngày lễ Tết ý nghĩa này qua bài viết sau.
1. Tết Hàn Thực là ngày gì
Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh. Vậy Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về 2 loại Tết này.
Theo Hán ngữ: “Hàn” là lạnh, “thực” là ăn, “Tết Hàn Thực” là Tết ăn đồ lạnh, rơi vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. Ngày Tết truyền thống này có nguồn gốc từ Trung Quốc với những điển tích đã đi vào lịch sử.
Tương truyền vào đời Xuân Thu (770 – 221), vua nước Tấn là Tấn Văn Công, gặp thời loạn nên phải bỏ nước đi lưu vong nay ở nước Tề mai qua nước Sở. Lúc bấy giờ, Giới Tử Thôi, một người hiền sĩ nguyện vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trong lúc trên đường đi lánh nạn, lương khô cạn kiệt, Giới Tử Thôi đã lén cắt lấy một miếng thịt ở đùi mình để nấu cháo dâng lên vua.
Sau khi ăn xong, nhà Vua hỏi ra mới biết và vô cùng cảm kích tấm lòng Giới Tử Thôi. Với 19 năm ròng theo phò Vua Tấn, cùng nhau nếm trải biết bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm, sau này, khi Vua Tấn đã giành lại được ngôi báu, ông ban thưởng rất nhiều cho những thần tử có công trong lúc lưu vong, nhưng lại quên đi những ân tình của Giới Tử Thôi – người đã cùng nhau nếm trải gian truân. Mặc dù vậy, Giới Tử Thôi không một lời gì oán giận, vì thế Giới Tử Thôi quyết định ở ẩn tại núi Điền Sơn cùng mẹ.
Về sau Vua Tấn Văn Công nhớ ra, đã lập tức cho người đi tìm khắp nơi. Nhưng Giới Tử Thôi kiên quyết không chịu rời khỏi núi Điền Sơn. Với ý muốn ép buộc Giới Tử Thôi xuất sơn, Vua Tấn đã hạ lệnh đốt rừng, nhưng Giới Tử Thôi kiên quyết, cuối cùng hai mẹ con bị thiêu chết trong biển lửa. Vua xót thương, cho xây miếu thờ và hạ nghiêm lệnh kiêng việc đốt lửa ba ngày, chỉ ăn những thức ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm đến vị hiền sĩ.
Bánh trôi nước 7 màu cúng tổ ngày Tết Hàn Thực (Nguồn: 24h.com.vn)
1.1. Ý nghĩa Tết Hàn Thực
Trong quá trình giao thoa văn hóa, Tết Hàn Thực ở Việt Nam lại mang một sắc thái, màu sắc riêng biệt. Vào ngày Tết Hàng Thực hằng năm (3/3 âm lịch), nhiều gia đình tổ chức làm bánh trôi nước, bánh chay, nấu xôi chè lễ Phật và cúng ông bà. Vì thế ý nghĩa ngày Tết không còn liên quan đến việc tưởng nhớ đến vị tướng Tử Thôi cõng mẹ trong rừng mà mang ý nghĩa bày tỏ tấm lòng thành kính đến những người đã khuất, tưởng nhớ về cội nguồn tổ tiên. Các loại bánh trôi nước làm từ gạo nếp dẻo, trắng và thơm ngon sẽ xuất hiện trên bàn thờ của gia đình vào ngày lễ này.
Ý nghĩa Tết Hàn Thực (Nguồn: phapluatdansinh.phapluatxahoi.vn)
1.2. Làm gì vào ngày Tết Hàn Thực
Vào ngày Tết Hàn Thực các gia đình Việt Nam thường chuẩn bị mâm cúng dâng lên bàn thờ để cúng bái và tưởng nhớ gia tiên. Mâm cúng cũng tương tự như các ngày lễ Tết quan trọng khác, gồm có một số loại nhang trầm cho các dịp thờ cúng, hoa, các loại trái cây bắt mắt, giữ độ tươi lâu, trầu cau và một món đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết Hàn Thực là bánh trôi, bánh chay dẻo thơm phức,…
Bánh trôi nước chay trong ngày Tết Hàn Thực (Nguồn: 2sao.vietnamnetjsc.vn)
2. Tết Thanh Minh là ngày gì
Nhiều người vẫn hay lầm tưởng Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh hay không? Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm, rơi vào khoảng thời gian sau Lập Xuân 45 ngày và sau Đông chí 105 ngày. Tiết Thanh Minh kéo dài khoảng 15-16 ngày. Và ngày đầu tiên của tiết Thanh Minh gọi là Tết Thanh Minh. Tức là vào khoảng từ mùng 4, mùng 5 tháng 4.
Người Tày đi tảo mộ ngày Tết Thanh Minh (Nguồn: dulich.backan.gov.vn)
2.1. Ý nghĩa Tết Thanh Minh
Vậy Tết Thanh Minh là gì mà được rất nhiều người Việt biết đến và trân trọng? Tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ quan trọng. Ý nghĩa Tết Thanh Minh đối với người Việt Nam rất thiêng liêng và sâu sắc. Trong thời gian này các thành viên trong gia thường cùng đi tảo mộ, là một dịp để báo hiếu, đền đáp và tưởng nhớ về cội nguồn, ơn sinh thành ông bà tổ tiên.
2.2. Làm gì vào ngày Thanh Minh
Vào ngày Tết Thanh Minh là dịp để các gia đình đi tảo mộ ông bà tổ tiên, sửa sang lại các ngôi mộ được sạch sẽ, phát quang cỏ rậm, những cây hoang mọc trùm lên mộ, thắp nhang đèn tưởng nhớ đến người đã khuất.
Ở gia đình thì gia chủ thường dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa, bàn thờ gia tiên. Chuẩn bị mâm cỗ để dâng lên cúng tổ tiên bày tỏ tấm lòng thành kính của con cháu. Thường trong những ngày này, các chị em nội trợ sẽ rất bận rộn vì phải chuẩn bị nhiều thứ, vậy nên có thể tìm mua đa dạng các sản phẩm tại Adayroi vừa nhanh chóng, giao nhanh mà còn đảm bảo chuẩn an toàn, vệ sinh và độ tươi ngon cho mâm cỗ. Từ thịt cá hải sản tươi sống chắc thịt, trái cây nội, ngoại nhập kiểm định chất lượng nghiêm ngặt, chọn rau củ quả an toàn, chuẩn VietGap hay gia vị và đồ dùng hằng ngày, thậm chí là những đồ thờ cúng như nhang, đèn, trầm hương,… Đều có sẵn.
Tết Thanh Minh (Nguồn: lachongvien.vn)
Theo như những giải thích ở trên, chắc hẳn là đáp án cho câu hỏi Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh không đã có lời giải đáp. Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực là hai dịp lễ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, ở một số vùng người dân thường gộp hai dịp này làm một để cùng nhau đi tảo mộ, làm cỗ ăn uống nên nhiều người vẫn thường lầm tưởng. Hy vọng bài viết này, đã đem đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về hai lễ Tết này. Tìm mua đồ thờ cúng phong phú ý nghĩa phù hợp với mọi nghi thức lễ Tết tại Adayroi cho tiện lợi và nhanh chóng hơn bạn nhé.
Mình thấy bài viết này khá chung chung và không có nhiều thông tin mới. Mình đã đọc được những bài viết khác về Tết Hàn Thực cung cấp nhiều thông tin chi tiết và hấp dẫn hơn.
Tết Hàn Thực không phải là Tết Thanh Minh. Hai ngày lễ này có nguồn gốc và ý nghĩa khác nhau. Tết Hàn Thực là ngày để tưởng nhớ các vị vua Hùng và các anh hùng đã có công dựng nước. Còn Tết Thanh Minh là ngày để tưởng nhớ những người đã khuất.
Mình không đồng ý với quan điểm của tác giả. Tết Hàn Thực là một ngày lễ quan trọng để tưởng nhớ tổ tiên và các anh hùng dân tộc. Việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày này là không phù hợp.
Bài viết này có quá nhiều lỗi sai chính tả và ngữ pháp. Rất khó để đọc và hiểu nội dung. Mình khuyên tác giả nên xem lại và chỉnh sửa trước khi đăng bài.
Thật buồn cười khi tác giả lại so sánh Tết Hàn Thực với ngày Cá tháng Tư. Hai ngày lễ này hoàn toàn khác nhau về bản chất và ý nghĩa. Tết Hàn Thực là một ngày lễ nghiêm trang, trong khi ngày Cá tháng Tư là một ngày để mọi người trêu đùa nhau.
Tết Hàn Thực là một ngày lễ quan trọng đối với người Việt Nam. Mình rất vui khi thấy tác giả đã giới thiệu về ngày lễ này đến với mọi người. Tuy nhiên, mình nghĩ tác giả nên bổ sung thêm thông tin về các phong tục tập quán khác nhau trong ngày Tết Hàn Thực ở các vùng miền.
Tác giả có vẻ không hiểu rõ về Tết Hàn Thực. Bài viết này chứa nhiều thông tin sai lệch và gây hiểu nhầm. Mình khuyên mọi người nên tìm hiểu từ các nguồn đáng tin cậy hơn.
Bài viết này rất hữu ích, mình đã học được nhiều điều mới về Tết Hàn Thực. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ những thông tin thú vị này!
Bài viết rất hay và chi tiết, cung cấp nhiều thông tin hữu ích về Tết Hàn Thực. Mình đặc biệt thích phần giới thiệu về ý nghĩa và các hoạt động văn hóa trong ngày này. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ những kiến thức bổ ích này!
Mình không đồng ý với cách tác giả diễn giải về nguồn gốc của Tết Hàn Thực. Theo mình biết, ngày lễ này có nguồn gốc từ Trung Quốc, chứ không phải từ Việt Nam.
Ha ha, mình không thể tin được là tác giả lại nghiêm túc khi viết bài này. Tết Hàn Thực là một ngày lễ để tưởng nhớ người chết mà, sao lại tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí được chứ? Thật là vô lý!