Tế bào máu cuống rốn trước đây được xem như “rác thải y tế”. Thế nhưng sau nhiều nghiên cứu về tác dụng hiệu quả về tế bào máu này, việc lưu trữ dần trở thành một loại “bảo hiểm sinh học” trọn đời cho các thiên thần nhỏ. Cùng Blog Useful tìm hiểu về khái niệm cũng như phép màu diệu kỳ này nhé.
1. Tế bào máu cuống rốn là gì?
1.1. Tế bào gốc là gì
Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng đặc biệt đó chính là phát triển thành các loại tế bào khác trên cơ thể người. Chúng có tác dụng thần kỳ là sửa chữa các tế bào bị hư hỏng hoặc bị bệnh và trở thành một tế bào mới để thay thế cho những tế bào đã chết.
1.2. Tế bào gốc nằm ở đâu
Máu từ cuống rốn, máu ngoại vi và tủy xương là 3 nguồn có thể lấy được tế bào gốc. Tuy nhiên trên thực tế, việc lưu trữ tế bào này được chiết xuất từ tủy xương và máu ngoại vi sẽ đòi hỏi kỹ thuật phức tạp với mức phí rất đắt đỏ. Chính vì thế, lưu trữ tế bào gốc máu nơi cuống rốn được ưu tiên lựa chọn. Tế bào gốc máu cuống rốn là gì? Tế bào nguyên thủy tại cuống rốn là các tế bào nguyên thủy hơn so với 2 nguồn còn lại, có độ thích ứng, phát triển nhanh và khả năng mạnh mẽ tạo các tế bào máu hoàn khỏe mạnh.
Tế bào gốc có khả năng phát triển thành các loại tế bào khác trên cơ thể người (Nguồn: thanhnien.vn)
2. Tế bào gốc máu cuống rốn để làm gì?
Máu dây rốn, máu bánh nhau là loại máu thuộc tuần hoàn máu của thai nhi. Loại máu này có tác dụng cung cấp các dưỡng chất cho sự phát triển của bào thai. Máu dây rốn là phần máu còn lại tồn tại trong bánh nhau và dây rốn khi mẹ sinh em bé.
Trước đây, phần bánh nhau sau khi cắt rời sẽ bị thải bỏ như những loại rác thải y tế khác. Thế nhưng sau khi những nghiên cứu đã chứng minh rằng bộ phận này có chứa nguồn tế bào này hệ tạo máu vô cùng dồi dào, có khả năng điều trị hơn 80 các căn bệnh nguy hiểm. Dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn với nhiều lợi ích thiết thực, được xem là chìa khóa bảo đảm sức khỏe của trẻ trong tương lai và những người thân trong gia đình nếu mắc phải những căn bệnh nguy hiểm.
Máu dây rốn có tác dụng cung cấp dưỡng chất cho bào thai (Nguồn: siliconrepublic.com)
2.1. Tác dụng của tế bào gốc máu cuống rốn
Tế bào gốc máu dây rốn có khả miễn dịch cao được sử dụng với mục đích chữa trị nhiều căn bệnh ác tính cho trẻ và những người thân. Có thể kể đến như ung thư máu, rối loạn chuyển hóa, rối loạn máu không ác tính hoặc hệ miễn dịch, ung thư nguyên bào thần kinh, ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng, ung thư vú, tế bào nhỏ ở phổi,… và triển vọng điều trị nhiều bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải trong tương lai.
Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn – những điều chưa biết? Khi thực hiện, mang lại lợi ích cho việc điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm. Việc lấy và lưu trữ tế bào sơ khai máu bánh nhau là một việc mang đầy tính nhân văn và y học, không hề vi phạm đạo đức. Bên cạnh đó, khi sử dụng tế bào để điều trị bệnh sẽ không gây ra những phản ứng thải ghép của cơ thể do tế bào của máu bánh nhau có tính sinh miễn dịch thấp. Vì vậy, chúng dễ dàng được cơ thể khác gen chấp nhận nếu sử dụng để ghép khác ghen với tốc độ phát triển rất nhanh để tạo nên các tế bào mới khỏe mạnh.
2.2. Ai có thể sử dụng tế bào gốc
Trên thực tế, tế bào máu bánh nhau chỉ phát huy tác dụng tốt trong vòng 10 năm đầu. Tế bào này có thể sử dụng để chữa bệnh cho chính trẻ và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, số lượng máu được lấy từ bộ phận này chỉ từ 100 – 150ml nên cũng chỉ đáp ứng được 25% và sẽ cần tới 75% hỗ trợ từ các nguồn bên ngoài.
Thế nhưng việc các thành viên trong gia đình cần sử dụng nguồn máu từ cuống rốn khá hiếm. Nếu một hoặc nhiều người thân mắc các căn bệnh có khả năng điều trị được bằng phương pháp ghép máu dây rốn thì mới cần tới sự hỗ trợ của chính các tế bào này.
Tế bào gốc máu cuống rốn sử dụng được cho trẻ và những người thân trong gia đình để chữa hơn 80 căn bệnh nguy hiểm (Nguồn:baomoi.com)
2.3. Khi nào nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn
Điều kiện để lấy tế bào máu cuống rốn đầu tiên đó chính là mẹ không bị mắc các căn bệnh như ung thư, tiểu đường, huyết áp, các căn bệnh về miễn dịch, truyền nhiễm, không bị sốt khi sinh con hay bị nhiễm trùng thông qua các xét nghiệm về sức khỏe tại nơi nhận lưu trữ tế bào.
Thời điểm lấy máu bánh nhau thích hợp nhất đó chính là ngay khi tách bánh rau ra khỏi em bé. Có hai cách để lấy máu ở cuống rốn đó là khi bánh rau chưa xổ ra khỏi tử cung. Khi đó, máu sẽ được chiết xuất từ dây rốn. Thứ hai là khi bánh rau đã xổ ra sẽ được treo lên và chiết xuất máu. Quy trình này chỉ diễn ra trong vòng 10 phút đầu được tính từ khi nhau xổ để tránh trường hợp máu bị đông sẽ không thể lưu trữ được nữa.
Máu sau khi được lấy từ bánh rau sẽ được xử lý lưu trữ. Máu sẽ được thực hiện các xét nghiệm để xác định có mắc bệnh hay bị nhiễm trùng hay không, đặc biệt là bệnh về nhiễm sắc tố. Tiếp theo, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của bé và khả năng của máu của cuống rốn.
2.4. Khi cần dùng, tế bào gốc máu cuống rốn sẽ được xử lý như thế nào
Để sử dụng tế bào máu bánh nhau, trước hết ngân hàng lưu trữ máu tại cuống rốn sẽ tiến hành rã đông mẫu tế bào chính chủ và đưa đi xử lý. Một trong những ngân hàng uy tín hiện nay đó chính là ngân hàng tế bào gốc MCR Vinmec thuộc hệ thống bệnh viện quốc tế Vinmec. Khi cần sử dụng, ngân hàng sẽ cung cấp ngay cho khách hàng.
Quy trình lấy máu bánh nhau chỉ diễn ra trong vòng 10 phút để đảm bảo máu không bị đông (Nguồn: noitoisong.com)
3. Tế bào gốc máu cuống rốn chữa bệnh gì?
3.1. Bệnh lý về máu và hệ tạo máu
Tác dụng đáng kể nhất của tế bào máu bánh nhau đó chính là khả năng điều trị các bệnh lý về máu và hệ tạo máu như ung thư máu, thiếu máu, tan máu bẩm sinh,… cho chính trẻ và người thân trong gia đình. Ngoài ra, các tế bào này có thể hiến tặng cho người mắc các căn bệnh này vì khả năng tương thích và ít xảy ra quá trình đào thải.
3.2. Rối loạn miễn dịch di truyền
Một khả năng khác được ứng dụng trong y học khác của tế bào máu ở cuống rốn đó chính là chữa các căn bệnh về rối loạn miễn dịch di truyền. Đây là những căn bệnh “vô phương cứu chữa” nếu như không sử dụng phương pháp cấy tế bào máu từ cuống rốn của trẻ sơ sinh.
3.3. Bệnh lý ngoài huyết học
Tế bào gốc máu lưu trữ của bánh nhau có tác dụng “diệu kỳ” trong y học. Ngoài tác dụng điều trị các bệnh lý về huyết học, các căn bệnh khác cũng có thể có hy vọng được chữa khỏi như tổn thương não, tiểu đường, xương khớp, xơ gan, tim mạch, suy tủy, alzheimer, parkinson, tự kỷ, đột quỵ,… nhờ loại tế bào này.
3.4. Các bệnh về ung thư ác tính
Các căn bệnh về ung thư ác tính như ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư nguyên bào tử cung, ung thư tinh hoàn, ung thư tế bào nhỏ ở phổi,… có khả năng chữa khỏi với sự can thiệp của tế bào máu tại cuống rốn.
Tế bào gốc máu tại cuống rốn chữa được nhiều bệnh lý về máu và hệ tạo máu (Nguồn: odautot.com)
Để đảm bảo cho một tương lai an toàn về sức khỏe, cha mẹ hãy lựa chọn ngân hàng lưu trữ máu cuống rốn Vinmec. Ngoài ra, sức khỏe của mẹ cũng cần được bảo vệ bằng cách thực hiện các gói khám tổng quát toàn diện, chính xác và gói dịch vụ thai sản trọn gói tại Vinmec. Để tiết kiệm chi phí và tiện lợi hơn khi thanh toán, bạn hãy sử dụng thẻ tích điểm ID. Bài viết trên đây đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích về việc chọn dịch vụ tế bào máu cuống rốn chữa bệnh hiệu quả cũng như những tác dụng trong điều trị bệnh. Hãy mang đến cho những “thiên thần” của bạn sự bảo trợ tuyệt vời nhất trong tương lai.