Tách lọc huyết tương: Quy trình lọc, Tác dụng, Chỉ định, Biến chứng

Lọc huyết tương là kỹ thuật hiện đại ngày càng được áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Vậy đây là loại dịch vụ y khoa như thế nào, lợi ích ra sao và cần có những chú ý gì khi thực hiện? Tham khảo thông tin sau để có góc nhìn toàn diện hơn.

1. Lọc huyết tương là gì?

Lọc huyết tương là quá trình diễn ra bên ngoài cơ thể, bằng việc sử dụng một loại phương tiện cùng với kỹ thuật phân tách máu để loại bỏ một lượng huyết tương chứa các tác nhân gây bệnh. Quá trình này sẽ được thực hiện với hai bước là phân tách huyết tương và thay thế huyết tương.

Đầu tiên phần máu được đưa ra ngoài sẽ được phân tách làm hai phần: một phần huyết tương có chứa các tác nhân gây bệnh và một phần là các tế bào máu. Các tế bào máu sẽ được trả lại cơ thể, trong khi phần huyết tương tách ra sẽ được loại bỏ, điều trị, trả lại hoặc thay thế.

Lượng huyết tương bị thiếu hụt sẽ được thay thế bởi huyết tương được lấy từ những cơ thể khỏe mạnh. Việc thực hiện kỹ thuật này mang đến những khả quan nhất định trong quá trình điều trị các loại bệnh lý.

Kỹ thuật giúp loại bỏ những thành phần gây bệnh lý

Kỹ thuật giúp loại bỏ những thành phần gây bệnh lý (Nguồn: khoahocdoisong.vn)

2. Ứng dụng tách huyết tương để làm gì?

Kỹ thuật này mang đến những lợi ích khả quan đối với điều trị một số loại bệnh nhờ việc loại bỏ thành phần bệnh lý trong máu như mỡ máu, các độc tố, tự kháng thể, các phức hợp miễn dịch,… Nhờ vậy hỗ trợ tốt trong điều trị một số loại bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên lựa chọn thực hiện kỹ thuật này tại bệnh viện lớn, uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện lọc, tách huyết tương.

3. Chỉ định lọc huyết tương khi nào?

3.1. Các bệnh được chỉ định

Bên cạnh ứng dụng liệu pháp trẻ hóa da bằng huyết tương thì phương pháp này cũng mang đến hiệu quả trong điều trị bệnh, nhưng không phải trường hợp nào cũng được chỉ định biện pháp lọc huyết tương. Dưới đây là một số bệnh được chỉ định thực hiện kỹ thuật này:

Bệnh kháng thể kháng GBM: Phương pháp giúp loại bỏ các kháng thể giúp người bệnh hồi phục nhanh hơn và giảm nguy cơ tử vong.

Bệnh TTP và HUS: bệnh gây ảnh hưởng đến thận và hệ thần kinh. Phương pháp trên sẽ loại trừ huyết tương chứa chất gây bệnh.

Cryoglobulin máu: Với bệnh này, việc thực hiện kỹ thuật này sẽ giúp tiêu diệt các phức hợp miễn dịch hiệu quả hơn.

Viêm mạch máu liên quan – kháng thể kháng tế bào chất bạch cầu đa nhân (ANCA): Nhóm bệnh này bao gồm nhiều loại bệnh như viêm mạch máu cực nhỏ, viêm hạt,…

Đa u tủy xương: Bệnh có thể tiến triển nặng hơn đến suy thận.

Bệnh lupus đỏ hệ thống: Có nhiều cách điều trị Lupus đỏ hệ thống, trong đó kỹ thuật này sẽ giúp loại bỏ tự kháng thể và phức hợp miễn dịch.

Xơ hóa cầu thận khu trú từng vùng bán cấp (FSGS): Nhiều nghiên cứu cho thấy được những lợi ích rõ rệt của việc chữa bệnh bằng kỹ thuật trên.

Bệnh cầu thận IgA: Bệnh được phục hồi nhanh hơn và ngăn chặn được những biến chứng nguy hiểm hơn với kỹ thuật lọc huyết tương.

Hội chứng tăng độ nhớt: Bệnh gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như thị giác, thần kinh, thận,…

Ghép thận: Với liệu pháp loại bỏ huyết tương chứa yếu tố gây bệnh giúp thận phục hồi nhanh hơn và ngăn chặn tình trạng protein tăng cao trong nước tiểu.

Bệnh xơ cứng bì: Phương pháp điều trị bệnh này giúp lọc bỏ kháng thể hiệu quả hơn, ngăn ngừa biến chứng suy thận.

Viêm thận kẽ cấp tính: Biện pháp lọc huyết tương được thực hiện kết hợp cùng với Corticoide và Cyclosporine trong chữa bệnh.

Quá liều và ngộ độc thuốc: Cụ thể như ngộ độc nấm, rắn cắn hay sử dụng thuốc quá liều.

Kỹ thuật giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về thận

Kỹ thuật giúp hỗ trợ điều trị các bệnh về thận (Nguồn: vicare.vn)

3.2. Các bệnh chống chỉ định

Việc thực hiện kỹ thuật này hiện không có chỉ định tuyệt đối nào, xong trong một số trường hợp tình trạng bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng, rối loạn đông máu, suy hô hấp,… thì cần phải có sự thăm khám, chẩn đoán rõ ràng và thận trọng trong áp dụng kỹ thuật trên.

Bệnh nhân gặp các tình trạng nghiêm trọng cần được tư vấn kỹ càng

Bệnh nhân gặp các tình trạng nghiêm trọng cần được tư vấn kỹ càng (Nguồn: vicare.vn)

4. Quy trình lọc huyết tương gồm những bước nào?

Lọc huyết tương cần phải diễn ra trong điều kiện và một quy trình nghiêm ngặt, được thực hiện bởi các y bác sĩ có chuyên môn cao cũng như tại cơ sở y tế uy tín. Có rất nhiều loại kỹ thuật lọc khác nhau, tùy vào tình trạng bệnh, nhu cầu mà các bác sĩ sẽ tiến hành kỹ thuật phù hợp. Sau khi tiến hành kiểm tra lại hồ sơ, tình trạng chức năng sống của người bệnh cũng như quy trình chống đông theo phác đồ, kỹ thuật sẽ được thực hiện với 5 bước như sau.

Ở bước đầu tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành đặt ống thông tĩnh mạch để thực hiện lọc máu.

Tiếp theo thiết lập một vòng tuần hoàn bên ngoài cơ thể trên các thiết bị chuyên dụng được chuẩn bị trước đó. Sau khi máy lọc máu được khởi động, bác sĩ sẽ lựa chọn phương thức điều trị “DFPP” bên cạnh đó lắp hai màng lọc cùng dây dẫn theo những chỉ dẫn của máy. Tiến hành loại bỏ không khí trong dây dẫn bằng việc sử dụng dung dịch natriclorua 0,9% có pha heparin 5000UI/1000ml và kiểm tra lại máy móc một lần nữa.

Bước thứ ba, kết nối vòng tuần hoàn trên với cơ thể người bệnh, thực hiện mở bơm máu tốc độ khoảng 60 – 70 ml/ phút, sau tăng dần lên 200 ml/phút.

Bước thứ tư, tiến hành cài đặt các thông số để máy hoạt động bao gồm: lưu lượng máu trong khoảng 150ml – 200ml/phút, liều heparin với liều duy trì 500 – 1000UI/giờ, thể tích huyết tương cần loại bỏ trong khoảng 500ml – 1000ml/giờ, làm ấm huyết tương hoặc dịch thay thế ở nhiệt độ 37 độ C, thời gian lọc từ 2 đến 3 giờ đồng hồ…

Bước cuối cùng, sau khi đã kết thúc quá trình lọc, thực hiện vệ sinh máy lọc cẩn thận, sát khuẩn cũng như làm thông ống thông tĩnh mạch.

Tuân thủ quy trình khi thực hiện kỹ thuật huyết tương này

Tuân thủ quy trình khi thực hiện kỹ thuật huyết tương này (Nguồn: stemcellsgmg.com)

5. Theo dõi sau lọc huyết tương

Sau thực hiện kỹ thuật người bệnh cần được theo dõi để sớm xử lý những dấu hiệu bất thường.

5.1. Những biểu hiện bình thường

Trong và sau quá trong quá trình thực hiện, các chỉ số sinh tồn cũng như thông số trên máy ở mức bình thường. Người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

5.2. Những dấu hiệu bất thường cần chú ý

Lọc huyết tương có nguy hiểm không cũng là vấn đề nhiều người quan tâm. Ở một vài trường hợp, các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra sau khi thực hiện lọc huyết tương, thậm chí ngay trong quá trình lọc như dị ứng, sốc phản vệ, đông màng hoặc vỡ màng, chảy máu, nhiễm khuẩn,… Cần phải có biện pháp xử lý ngay đối với những trường hợp trên, ngừng quá trình lọc hay sử dụng các loại thuốc, các kỹ thuật giúp khắc phục những sự cố có thể xảy ra.

6. Chi phí lọc huyết tương là bao nhiêu?

Chi phí thực hiện lọc huyết tương giàu tiểu cầu bao nhiêu? Tùy vào kỹ thuật lọc cũng như tình trạng bệnh, cơ sở y tế thực hiện mà chi phí có thể khác nhau. Nhưng nhìn chung mức phí cho mỗi lần thực hiện kỹ thuật này khá cao, có thể lên tới hàng chục triệu đồng. Tuy nhiên kỹ thuật này cũng mang đến rất nhiều ưu điểm nổi trội, giảm tỷ lệ tái phát bệnh.

Hiện nay, phương pháp lọc máu plasmapheresis được nhiều người lựa chọn trong điều trị bệnh. Phương pháp này bao gồm nhiều kỹ thuật khác nhau như thay huyết tương (plasma exchange), tách huyết tương hai quả lọc,… Để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí người bệnh cần tham khảo kỹ những ý kiến cũng như tư vấn của bác sĩ, từ đó lựa chọn một phương pháp phù hợp nhất. Để tiện lợi hơn, bạn nên đăng ký lọc máu plasmapheresis qua Useful giúp loại bỏ nhiều thành phần bệnh lý trong máu, hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Chi phí thực hiện kỹ thuật lọc này khá cao

Chi phí thực hiện kỹ thuật lọc này khá cao (Nguồn: baoquocte.vn)

Lọc huyết tương là kỹ thuật mang đến khả năng điều trị bệnh khả quan đối với nhiều bệnh nhân và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền y học hiện đại.

Vậy nên, đối với những người bệnh đang tìm hiểu hay có nhu cầu về thực hiện kỹ thuật này thì cần tìm hiểu kỹ những thông tin trên, chủ động đăng ký khám sức khỏe tổng quát định kỳ cũng như đăng ký dịch vụ khám sức khỏe chuyên sâu để được bác sĩ tư vấn và lựa chọn đúng kỹ thuật điều trị y khoa phù hợp.