1. Triệu chứng tắc tia sữa bị sốt là gì
1.1. Nóng sốt kèm tắc tia sữa
Biểu hiện đầu tiện của tình trạng tắc tia sữa dẫn đến sốt là người mẹ bị tắc sữa và bị sốt cao. Lúc đầu mẹ chỉ bị sốt nhẹ ở nhiệt độ khoảng 37 độ C, nhưng nếu sau đó mẹ vẫn không chữa trị và khắc phục được thì có thể bị sốt cao lên đến 38 hay 39 độ C. Tình trạng mẹ bị sốt sẽ hay diễn ra khi tình trạng bị tắc sữa khoảng 2 đến 3 ngày mà không được phát hiện sớm.
Khi bị tắc tia sữa mẹ rất khó phát hiện ra (Nguồn: vinmec.com)
1.2. Bầu ngực cứng, nóng và đau nhức
Khi sinh em bé sau cơ thể người phụ nữ sẽ liên tục sản xuất ra sữa để cho em bé bú. Tuy nhiên nếu mẹ bị tắc sữa thì lượng sữa sẽ được tích tụ bên trong ngực nhiều sẽ làm cho bầu ngực của mẹ căng cứng, nóng lên và dẫn đến tình trạng đau nhức. Lúc này để giảm được tình trạng này thì phải sử dụng các biện pháp để chữa tắc tia sữa.
1.3. Nóng sốt không thuyên giảm mà kéo dài
Nhiều bà mẹ bỉm sữa vẫn hay lo lắng và có thắc mắc liệu tắc tia sữa có bị sốt không? Nếu bà mẹ bị bỉm sữa bị tắc tia sữa mà không chữa trị kịp từ 2 đến 3 ngày sẽ dẫn đến tình trạng bị sốt cao không thuyên giảm. Lúc này sữa tích tụ tại ngực bà mẹ ngày càng nhiều, các mạch máu giãn ra, hồng cầu sẽ tăng tiết đến nào và trung khu điều tiết nhiệt, lượng nhiệt sinh ra ngày càng nhiều hơn so với lượng nhiệt mất đi nên dẫn đến tình trạng sốt cao kéo dài.
1.4. Rối loạn tiêu hóa
Khi bị tắc tia sữa dẫn đến sốt cũng có biểu hiện là hệ tiêu hóa của mẹ bị rối loạn. Bạn sẽ cảm thấy ăn không tiêu, buồn nôn, đầy bụng và cảm giác không thèm ăn bất cứ gì. Triệu chứng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cơ thể của người mẹ cũng như em bé nếu không giải quyết kịp thời.
Khi mẹ bị tắc tia sữa dẫn đến sốt có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa (Nguồn: phapluatnet.vn)
2. Nguyên nhân mẹ bị sốt khi tắc tia sữa
2.1. Vì sao mẹ tắc sữa thường bị sốt cao
Cơ chế của người phụ nữ sau khi sinh con thì các hormone trong cơ thể sẽ giúp kích thích cho tuyến sữa tăng cường khả năng sản xuất sữa để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể em bé thông qua sữa mẹ. Bên cạnh đó nhờ được cung cấp sữa mẹ đầy chủ chất dinh dưỡng và đề kháng sẽ giúp cho cơ thể bé được phát triển và khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên sau khoảng thời gian sinh từ 3 đến 5 ngày những bà mẹ hay bị tình trạng tắc tia sữa. Lúc này lượng sữa sản sinh ra nhiều hơn so với sữa em bé bú được dẫn đến bầu ngực của mẹ sẽ căng cứng và đau nhức.
Lúc này các đường mạch máu trên trong bầu ngực sẽ giãn nở ra, dẫn đến việc hồng cầu đi đến tim, não và các trung thu điều tiết nhiệt sẽ nhiều hơn. Lúc này lượng nhiệt sản sinh ra sẽ nhiều hơn so với nhiệt hấp thụ được nên dẫn tới tình trạng mẹ bị sốt cao.
2.2. Mẹ bị tắc tia sữa kéo dài mà không điều trị
Một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến tình trạng tắc tia sữa bị sốt là do mẹ bị tắc sữa từ 2 đến 3 ngày mà không phát hiện ra và chữa trị kịp thời.
2.3. Không vệ sinh đầu ti, hút sữa thừa gây viêm nhiễm
Bên cạnh đó việc mẹ cho con bú, không vệ sinh đầu ti sạch sẽ hay hút sữa thừa hằng ngày nên dẫn đến bên trong đầu ti bị viêm nhiễm dẫn đến tình trạng bị tắc sữa.
Tắc tia sữa lâu ngày có thể làm mẹ bị sốt cao kéo dài (Nguồn: freepik.com)
3. Tắc tia sữa bị sốt có nguy hiểm không
3.1. Nên điều trị kịp thời để tránh biến chứng nghiêm trọng
Nếu mẹ bị tắc tia sữa dẫn đến sốt mà không được chữa trị kịp thời tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng sẽ khiến cho mẹ bị mệt mỏi, đau tuyến ngực, hay tuyến vú ngừng tiết sữa hay tiết rất ít sữa. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng là nguy cơ bị viêm tuyến vú. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả sức khỏe của người mẹ và em bé.
3.2. Dễ nhầm lẫn do mẹ có thể bị sốt từ nguyên nhân khác
Bên cạnh đó việc mẹ bị sốt cao có thể bị chính mẹ hay người thân bị nhầm lẫn là do những nguyên nhân khác. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ sau khi sinh.
4. Mẹ bị tắc tia sữa lên sốt phải làm thế nào
4.1. Tắc tia sữa bị sốt có nên cho bé bú không
Khi bị tắc tia sữa có sốt thì mẹ nên tiếp tục cho em bé bú dù là có ít sữa được tiết ra. Việc cho bé bú sẽ giúp kích thích tuyến vú sản sinh ra sữa mới, điều này sẽ góp phần giảm ùn tắc và ứ đọng sữa bên trong ngực.
Nếu mẹ được bác sĩ kê cho các loại thuốc kháng sinh để chống viêm thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ là có nên cho con bú hay không để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
4.2. Thông tắc tia sữa
Mẹ có thể sử dụng phương pháp massage, chườm nóng cho bầu vú. Điều này sẽ giúp cho bầu ngực của mẹ không bị căng, mềm mại và giảm được tình trạng sưng đau. Việc chườm nóng sẽ có tác dụng đánh tan được sữa bị đông, mở rộng được ống dẫn sữa.
Ngoài ra mẹ cũng có thể sử dụng các loại máy hút sữa để thông tắc tia sữa hiệu quả.
4.3. Cân nhắc dùng thuốc hạ sốt
Khi bị sốt do tắc tia sữa mẹ cũng cần phải cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc hạ sốt vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú. Mẹ nên sử dụng các phương pháp tự nhiên và tránh dùng thuốc tây.
4.4. Khi nào nên gặp bác sĩ
Nếu mẹ bị tắc tia sữa kèm theo sốt cao kéo dài, không thuyên giảm, không có sữa tiết ra và bị đau nhức ngực quá nặng thì nên đến gặp bác sĩ để có được phương pháp xử lý tốt nhất cho mẹ.
Khi bị tắc tia sữa chỉ gây sốt thì mẹ vẫn nên cho con bú bình thường (Nguồn: mamavit.vn)
5. Các đề phòng tắc tia sữa bị sốt
5.1. Điều trị ngay khi phát hiện tắc tia sữa
Khi mẹ phát hiện bị tắc tia sữa thì nên thông tắc sữa kịp thời tránh để tình trạng lâu ngày dẫn đến sốt cao.
5.2. Vệ sinh đầu ti sau khi cho bé bú
Trước và sau khi con bú mẹ nên vệ sinh đầu ti một cách sạch sẽ, để tránh viêm nhiễm dẫn đến tình trạng bị tắc tia sữa.
5.3. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
Bên cạnh đó mẹ cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý qua các thực phẩm lợi sữa để ngực có thể tiết sữa liên tục tránh tình trạng tắc tia sữa do không có đủ lượng sữa. Mẹ cũng nên nghỉ ngơi hợp lý sau thời gian sinh con.
5.4. Cho bé bú đúng tư thế
Mẹ nên đặt bé với đầu và thân trên cùng một đường thẳng, bụng của bé áp sát vào bụng của mẹ, mặt của bé đối diện với vú mẹ, môi của bé đối diện với núm vú. Khi bé bú đúng tư thế sữa sẽ được ra đúng cách và liên tục hơn, tránh tình trạng bị tắc.
5.5. Cho bé bú thường xuyên
Ngoài ra mẹ cũng nên cho bé bú thường xuyên trong ngày để giúp khai thông đường sữa tốt hơn, tránh tình trạng bị tắt.
Hút sữa thường xuyên cũng là cách ngăn ngừa tắc tia sữa (Nguồn: ichmauloinhi.vn)
Hy vọng với những thông tin về tình trạng tắc tia sữa bị sốt trên đây sẽ giúp cho mẹ có thêm kiến thức để chuẩn bị cho việc làm mẹ và sinh con của mình được tốt hơn. Bên cạnh đó bạn cũng nên mua các gói chăm sóc sức khỏe sau khi sinh của những đơn vị có dịch vụ tốt để có thể chăm sóc tốt cho cả mẹ và bé.