Tác Hại Của Cốc Nguyệt San: Liệu Có Thực Sự An Toàn Cho “cô Bé”?

5057

Một số tác hại của cốc nguyệt san đã được khuyến cáo bởi các chuyên gia. Việc sử dụng cốc nguyệt san không thực sự an toàn với mọi “cô bé”, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro có thể xảy ra.


Cốc nguyệt san là sản phẩm được thiết kế để thay thế bằng vệ sinh hay tampon trong những ngày đèn đỏ. Cốc nguyệt san được thiết dưới dạng hình cốc thuôn nhỏ bằng chất liệu silicon hoặc nhựa mềm có thể dễ dàng đưa vào âm đạo. Cốc nguyệt san không thấm hút kinh nguyệt như băng vệ sinh mà gom chúng lại trong cốc. Sau một khoảng thời gian 4-6 giờ bạn có thể lấy cốc ra, đổ kinh nguyệt đi, rửa sạch và tái sử dụng.

Mặc dù được đánh giá cao với tính tiện dụng, tiết kiệm chi phí, giúp chị em thoải mái hơn trong những ngày “đèn đỏ” nhưng việc sử dụng cốc nguyệt san vẫn có thể tiềm ẩn một số rủi ro, đặc biệt là nếu bạn không sử dụng cốc nguyệt san đúng cách.

Trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy cùng xem xét những tác hại của cốc nguyệt san. Nếu bạn đang cân nhắc việc sử dụng cốc nguyệt san thay thế cho băng vệ sinh hay tampon thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tránh những nguy cơ rủi ro cho “cô bé” cũng như sức khỏe của bản thân nhé!

Cốc nguyệt san có nguy hiểm không?

Trong hầu hết các trường hợp, cốc nguyệt san không nguy hiểm, miễn là tuân thủ đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, sử dụng cốc nguyệt san đúng cách.

Một đánh giá trên tạp chí The Lancet dựa trên 43 nghiên cứu về sự an toàn của cốc nguyệt san, với sự tham gia của 3.319 người, cho thấy cốc nguyệt san là một giải pháp an toàn để sử dụng trong ngày “đèn đỏ” của nữ giới.

Bên cạnh đó, cũng không có bằng chứng nào cho thấy cốc nguyệt san nguy hiểm hơn các sản phẩm dành cho kỳ nguyệt san khác, chẳng hạn như băng vệ sinh hay tampon.

Cốc nguyệt san có nguy hiểm không

Cốc nguyệt san không nguy hiểm, miễn là bạn sử dụng nó đúng cách

Tác hại của cốc nguyệt san

Mặc dù nhiều người sử dụng cốc nguyệt san mà không bất kỳ biến chứng nào nhưng thực tế việc sử dụng cốc nguyệt san vẫn tiềm ẩn một số rủi. Nhiều rủi ro trong đó tương tự như khi sử dụng các sản phẩm dành cho kỳ kinh nguyệt khác.

Những rủi ro trong khi sử dụng cốc nguyệt san bao gồm:

Rò rỉ kinh nguyệt

Tương tự như bất kỳ sản phẩm kinh nguyệt nào khác, cốc nguyệt san vẫn có thể bị rò rỉ trong quá trình sử dụng. Đặc biệt nguy cơ rò rỉ sẽ tăng cao khi cốc đầy hoặc không vừa rít với âm đạo.

Tác hại của cốc nguyệt san- Rò rỉ kinh nguyệt

Sử dụng cốc nguyệt san vẫn có thể bị rò rỉ kinh nguyệt

Một số mẹo ngăn ngừa rò rỉ cốc nguyệt san:

  • Tạo vòng bít: Sau khi bạn đưa cốc nguyệt san vào âm đạo, hãy xoay nó để đảm bảo cốc đã vào đúng vị trí, tạo thành một vòng bít chắc chắn. Kiểm tra xem cốc có đúng vị trí hay không bằng cách kéo nhẹ cốc. Nếu có lực cản, có nghĩa là cốc của bạn đã vào đúng vị trí, tạo thành một vòng bít chắc chắn. Nếu nó di chuyển dễ dàng, hãy đảm bảo rằng cốc đã mở hoàn toàn và xoay nó để tạo vòng bít.
  • Kiểm tra vị trí: Cổ tử cung của bạn phải ở bên trong hoặc ngay trên cốc kinh nguyệt. Đôi khi cốc có thể bị lệch sang bên này hoặc bên kia. Nếu cần, hãy tháo và đưa cốc trở lại âm đạo.
  • Máu dư: Sau khi đưa cốc vào, bạn hãy chịu khó đẩy cốc xuống. Lau bên ngoài cốc bằng giấy vệ sinh hoặc khăn ướt để làm sạch máu còn sót lại.
  • Đảm bảo cốc đã mở: Nếu nhận thấy cốc của mình thường xuyên bị đổ, bạn có thể muốn thử cốc cứng hơn. Sau khi lắp cốc vào, bạn có thể kiểm tra xem nó có bị hở hay không bằng cách cảm nhận xung quanh vành.
  • Đổ sạch cốc thường xuyên hơn: Nếu bạn đang làm tất cả các cách trên mà vẫn bị rò rỉ, bạn có thể cần phải đổ sạch cốc thường xuyên hơn hoặc lấy cốc có dung tích cao hơn.
  • Thử một hình dạng cốc khác: Nếu bạn đang làm mọi thứ được liệt kê ở trên mà vẫn bị rò rỉ, bạn có thể muốn thử một hình dạng cốc khác. Mặc dù những chiếc cốc có hình dạng giống nhau nhưng thực tế chúng không giống nhau hoàn toàn.

Đau và chấn thương nhẹ

Thực tế, dù bạn đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo thì đều có nguy cơ gây đau hoặc thậm chí là những vết thương nhỏ cho âm đạo của mình. Vấn đề này có thể nghiêm trọng hơn nếu bạn nhét cốc nguyệt san vào âm đạo một cách âm đạo, móng tay dài hoặc sử dụng cốc quá lớn.

Tác hại của cốc nguyệt san- Đau và chấn thương nhẹ

Đau và chấn thượng nhẹ có thể xảy ra khi bạn sử dụng cốc nguyệt san sai cách

Trong đánh giá của tạp chí The Lancet, chỉ có 5 người (trong tổng số 3.319 người tham gia, chiếm 0,15%) xuất hiện tình trạng đau hoặc chấn thương nghiêm trọng khi sử dụng cốc nguyệt san. Các chuyên gia cho rằng, điều này có thể do sự khác biệt về giải phẫu hoặc chiếc cốc được đặt ở vị trí không chính xác.

Bạn hoàn toàn có thể giảm nguy cơ đau và chấn thương khi sử dụng cốc nguyệt san bằng cách lựa chọn một chiếc cốc nguyệt san phù hợp với “cô bé” của mình, cắt tỉa tay gọn gàng, sạch sẽ trước khi sử dụng cốc nguyệt san và sử dụng cốc đúng hướng dẫn, đưa cốc vào âm đạo một cách nhẹ nhàng, hạn chế tối đa việc sử dụng lực quá mạnh có thể gây tổn thương cho “cô bé”.

Phát ban và phản ứng dị ứng

Bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể gây dị ứng da hoặc phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp hiếm hoi, tình trạng này cũng thể xảy ra ở những người sử dụng cốc nguyệt san. Theo đánh ánh giá của The Lancet chỉ tìm thấy 6 người (trong tổng số 3.319 người tham gia, chiếm 0,18%)) xuất hiện phản ứng dị ứng hoặc phát ban khi sử dụng cốc nguyệt san.

Tác hại của cốc nguyệt san- Phát ban và phản ứng dị ứng

Phát ban và dị ứng có thể xảy ra khi sử dụng cốc nguyệt san không phù hợp

Để hạn chế tác hại của cốc nguyệt san này, khi lựa chọn cốc nguyệt san, các bạn chú ý lựa chọn các sản phẩm được làm bằng chất liệu an toàn (ưu tiên chất liệu silicone y tế mềm mại), không chứa bất cứ thành phần hóa độc hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây hại cho “cô bé”.

Vấn đề tiết niệu

Đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo có thể gây kích ứng niệu đạo và đưa vi khuẩn vào đường tiết niệu. Một số ít người có thể gặp phải tình trạng này khi sử dụng cốc nguyệt san.

Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm hoi, cốc nguyệt san có thể bị đẩy lên niệu đạo, gây tắc nghẽn và gây khó khăn khi đi tiểu.

Tác hại của cốc nguyệt san- Vấn đề tiết niệu

Mặc dù hiếm gặp nhưng việc sử dụng cốc nguyệt san có thể gây ra vấn đề tiết niệu

Trong đánh giá của The Lancet đã tìm thấy 9 người (trong tổng số 3.319 người tham gia, chiếm 0,27%) xuất hiện các triệu chứng tiết niệu khi sử dụng cốc nguyệt san. Trong số đó có 3 người bị thận ứ nước, một tình trạng nghiêm trọng gây sưng thận khi nước tiểu không thể thoát ra ngoài.

Kết quả kiểm tra ở cả 3 người trường này cho thấy, cốc nguyệt san không nằm đúng vị trí có thể là nguyên nhân.

Ảnh hưởng đến vòng tránh thai (IUD)

Một số bằng chứng cho thấy cốc nguyệt san có thể làm hỏng vòng tránh thai, điều này có nghĩa là chúng không còn hiệu quả để ngừa thai. Theo đánh giá của The Lancet, có 13 người (trong tổng số 3.319 người tham gia, chiếm 0,39%) xuất hiện tình trạng vòng tránh thai bị bung ra hoặc hoặc ra khỏi âm đạo khi sử dụng cốc nguyệt san.

Trong một số trường hợp, việc sử dụng cốc nguyệt san có thể ảnh hưởng đến hoạt động của vòng tránh thai

Tuy nhiên, theo thông kế cho thấy cứ 20 người thì có 1 người xuất hiện tình trạng trục xuất vòng tránh thai tự nhiên, có hoặc không sử dụng cốc nguyệt san. Tình trạng này thường xảy ra trong kỳ kinh nguyệt nên không thể khẳng định rằng cốc nguyệt san là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng vòng tránh thai bị bung hoặc trục xuất khỏi âm đạo.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2012 cho thấy, nguy cơ trục xuất vòng tránh thai không caon hơn khi sử dụng băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san.

Nhiễm trùng

Đánh giá của Lancet không tìm thấy bằng chứng cho thấy cốc nguyệt san gây tăng nguy cơ nhiễm trùng so với các sản phẩm kinh nguyệt khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cốc ít gây nhiễm trùng hơn băng vệ sinh hoặc tampon.

Tác hại của cốc nguyệt san- Nhiễm trùng

Vẫn có nguy cơ nhiễm trùng khi sử dụng cốc nguyệt san

Tuy nhiên, vẫn có một nguy cơ nhỏ bị nhiễm trùng khi sử dụng cốc, điều này sẽ tăng lên nếu bạn không giữ cốc sạch sẽ. Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng khi sử dụng cốc nguyệt san, các bạn chú ý vệ sinh cốc nguyệt san sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng, bảo quản đúng cách cho lần sử dụng tiếp theo và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi đưa cốc vào âm đạo.

Hội chứng sốc nhiễm độc

Hội chứng sốc nhiễm độc (TSS) là một bệnh nhiễm trùng do các chất độc gây ra bởi tụ cầu hoặc liên cầu và có khả năng đe dọa tính mạng mà một chủng Staphylococcus aureus gây ra. 

Nó xảy ra khi vi khuẩn Staphylococcus hoặc Streptococcus – vốn tồn tại tự nhiên trên da, mũi hoặc miệng của bạn – bị đẩy sâu hơn vào cơ thể.

TSS thường có liên quan đến việc để băng vệ sinh chèn lâu hơn khuyến nghị hoặc đeo băng vệ sinh có độ thấm hút cao hơn mức cần thiết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp rất hiếm, nó cũng xảy ra ở những người sử dụng cốc nguyệt san.

Cho đến nay, chỉ có một báo cáo về TSS liên quan đến việc sử dụng cốc nguyệt san.

Trong trường hợp này, người dùng đã tạo ra một vết xước nhỏ ở bên trong ống âm đạo của họ trong một lần đưa cốc vào ban đầu. Sự mài mòn này tạo điều kiện cho vi khuẩn Staphylococcus xâm nhập vào máu và lây lan khắp cơ thể.

Tác hại của cốc nguyệt san- Hội chứng sốc nhiễm độc

Mặc dù rất hiếm nhưng nếu sử dụng cốc nguyệt san sai cách bạn vẫn có nguy cơ mắc TSS

Bạn có thể giảm nguy cơ TSS vốn đã thấp khi sử dụng cốc nguyệt san bằng cách:

  • Rửa tay kỹ bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn trước khi tháo hoặc đưa cốc vào
  • Làm sạch cốc của bạn theo khuyến cáo của nhà sản xuất, thông thường là bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, không có mùi thơm, không chứa dầu, trước khi đưa cốc vào
  • Thoa một lượng nhỏ nước hoặc chất bôi trơn gốc nước (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) vào bên ngoài cốc để hỗ trợ đưa và giữ cốc trong âm đạo.

Ai không nên sử dụng cốc nguyệt san?

Mặc dù không có bất kỳ hướng dẫn chính thức nào về vấn này. Tuy nhiên hầu hết các nhà sản xuất đều khuyên dùng cốc nguyệt san cho mọi lứa tuổi. Trong đó một số trường hợp có thể phải tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng cốc nguyệt san như:

  • Người bị viêm âm đạo: việc sử dụng cốc nguyệt san có thể làm khiến việc chèn hoặc thâm nhập âm đạo bị đau.
  • Người bị u xơ tử cung: có thể gây ra nhiều kinh và làm tăng cảm giác đau vùng chậu.
  • Lạc nội mạc tử cung: có thể làm tăng cảm giác đau đớn trong kỳ kinh nguyệt.
  • Sự thay đổi vị trí tử cung: có thể ảnh hưởng đến vị trí đặt cốc.

Có một hoặc nhiều tình trạng này không có nghĩa là bạn không thể sử dụng cốc nguyệt san. Nó chỉ có nghĩa là bạn có thể gặp nhiều khó chịu hơn trong quá trình sử dụng.

Ai không nên sử dụng cốc nguyệt san

Nếu bạn đang gặp vấn đề với “cô bé” hãy cân nhắc trước khi sử dụng cốc nguyệt san

Làm thế nào để chọn cốc nguyệt san phù hợp?

Cốc nguyệt san có thể có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Đôi khi thật khó để biết cái tốt nhất để mua. Dưới đây là một vài lời khuyên cho bạn để có thể lựa chọn cốc nguyệt san phù hợp với mình:

Kích thước cốc nguyệt san

Hầu hết các nhà sản xuất đều cung cấp 2 loại cốc nguyệt san, cốc “nhỏ” hoặc cốc “lớn”. Cốc nhỏ thường có đường kính từ 35 đến 43 mm (mm) ở vành cốc. Những chiếc cốc lớn thường có đường kính từ 43 đến 48 mm.

Theo nguyên tắc chung, hãy chọn cốc dựa trên độ tuổi và tiền sử sinh con của bạn hơn là dự đoán về dòng chảy. Mặc dù thể tích được giữ là quan trọng, nhưng bạn cần đảm bảo rằng cốc đủ rộng để giữ nguyên vị trí.

Chọn kích thước cốc nguyệt san phù hợp

Chọn kích thước cốc nguyệt san phù hợp để có hiệu quả tốt nhất

Cốc nhỏ hơn có thể là tốt nhất nếu bạn chưa từng quan hệ hoặc thường sử dụng băng vệ sinh thấm hút. Nếu bạn đã từng sinh con qua đường âm đạo hoặc sàn chậu yếu, bạn có thể thấy rằng một chiếc cốc có kích thước lớn hơn là phù hợp nhất. 

Đôi khi, bạn sẽ cần phải thử nhiều loại cốc nguyệt san khác nhau trước khi tìm ra chiếc cốc có kích thước phù hợp với “cô bé” của mình.

Chất liệu cốc nguyệt san

Hầu hết các cốc nguyệt san đều được làm từ silicone. Tuy nhiên, một số được làm từ cao su hoặc chứa các thành phần cao su. Điều này có nghĩa là nếu bạn bị dị ứng với cao su , chất liệu này có thể gây kích ứng âm đạo của bạn.

Hãy luôn đọc nhãn sản xuất trước khi sử dụng để tìm hiểu thêm về chất liệu sản phẩm. Tránh sử dụng các chất liệu mà bạn đã có tiền sử bị dị ứng.

THAM KHẢO NGAY TOP SẢN PHẨM CỐC NGUYỆT SAN BÁN CHẠY NHẤT TẠI CHIAKI

Cốc nguyệt san Si-bell tốt và tiện dụng của Pháp

535.000đ 630.000đ

Mua ngayCho vào giỏ

Cốc nguyệt san kháng khuẩn Claricup Pháp

489.000đ 604.000đ

Mua ngayCho vào giỏ

Cốc nguyệt san Lincup của Mỹ mềm mại, không tràn

445.000đ 505.000đ

Mua ngayCho vào giỏ

Cốc nguyệt san là an toàn để sử dụng, miễn là bạn tuân thủ đúng theo những hướng dẫn của nhà sản xuất, sử dụng cốc nguyệt san đúng cách. Không có bằng chứng nào cho thấy cốc nguyệt san nguy hiểm hơn băng vệ sinh mà bạn vẫn sử dụng.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, tác hại của cốc nguyệt san có thể gây ra như đau, nhiễm trùng hoặc các vấn đề về tiết niệu. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn cần ngừng sử dụng sản phẩm và tham khảo tư vấn của bác sĩ phụ khoa để có biện pháp khắc phục kịp thời. 

Phần lớn các tác hại của cốc nguyệt san ghi nhận hiện nay đến từ việc sử dụng cốc nguyệt san sai cách. Do đó, để tránh những rủi ro không đáng có, các bạn nên lựa chọn cho mình một sản phẩm cốc nguyệt san thực sự phù hợp và sử dụng cốc nguyệt san đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bạn nhé!

Nguồn:

  • medicalnewstoday.com
  • healthline.com