Suy ngẫm về nạn đói sách ở nông thôn với sự kiện sách tại thành phố!


Sự thành công rực rỡ của các sự kiện sách diễn ra tại những thành phố lớn thời gian qua là một tín hiệu mừng cho văn hóa đọc sách. Tuy nhiên, nhìn vào đó để so sánh với nạn đói sách của các trẻ em vùng nông thôn thì thật sự gợi lên những trăn trở, suy ngẫm lớn dành cho nhiều cá nhân và tổ chức…

Cuộc sống cũng như bức tranh với nhiều mảng màu đối lập: sáng – tối, động – tĩnh, hình – nền… Đối với những con người sinh ra từ vùng nông thôn, hoặc giả đã từng đi về các vùng quê, vùng núi, đưa sách về cho trẻ em nông thôn, ắt hẳn khi thấy sự nhộn nhịp, tưng bừng với hàng nghìn quyển sách đủ loại trong những sự kiện sách thời gian qua sẽ không khỏi ngậm ngùi.

nạn đói sách ở nông thôn với sự kiện sách tại thành phố

Hội sách TP.Hồ Chí Minh lần thứ 9

Hội sách diễn ra hai năm một lần là nơi hội tụ các nhà làm sách, người kinh doanh sách và độc giả yêu sách đến tham gia. Hội sách được tổ chức với 710 gian hàng, 172 đơn vị trong nước và 36 nhà xuất bản nước ngoài tham gia, 102 chương trình giao lưu trình diễn, ký tặng, giới thiệu sách, hơn 30 triệu bản in của 300.000 đầu sách. Đây thực sự là một con số dẫn chứng cho sự thành công lớn của sự kiện này.

nạn đói sách ở nông thôn với sự kiện sách tại thành phố

Với chủ đề “Sách – văn hóa – hội nhập và phát triển”, hội sách đã thật sự trở thành lễ hội văn hóa lớn, không chỉ dành riêng cho người dân nơi đây, mà còn đối với các tình lân cận. Những cô cậu học sinh tại thành phố được bố mẹ đưa đi hội sách, được tham gia giao lưu cùng những tác giả yêu thích, cùng nhiều hoạt động bổ ích mang tính giáo dục cao. Là một trong những đơn vị tiên phong dịch và xuất bản sách khoa học cho thiếu nhi, ông Đỗ Hoàng Sơn, Giám đốc công ty Văn hóa – Giáo dục Long Minh cho biết: “Gian hàng của Long Minh năm nay có gần 100 tựa sách, chủ yếu là sách khoa học và toán dành cho thanh thiếu niên. Một số phụ huynh học sinh đã bắt đầu nhận thấy tiêu chuẩn sách tốt là những cuốn sách có phần Index ở cuối sách dùng để tra cứu từ khóa và khái niệm quan trọng theo số trang. Đó là khởi đầu của một xu hướng chọn sách tốt đẹp”.

nạn đói sách ở nông thôn với sự kiện sách tại thành phố

Mặc dù số người tham quan Hội sách không tỷ lệ thuận với số người thực đọc, nhưng khách quan mà nói, hiệu ứng từ Hội sách đang làm sống dậy văn hóa đọc trong cộng đồng, trước hết là ở các thành phố lớn.

Nghịch cảnh nạn đói sách của trẻ nông thôn

Nhiều trẻ em nông thôn nếu xem qua tivi, chắc hẳn không khỏi háo hức, ước ao một ngày không xa sẽ được tham dự những sự kiện bổ ích như vậy. Thực tế ở nhiều vùng quê, vùng núi, học sinh hầu như chỉ có sách giáo khoa và một ít sách tham khảo, sách bài tập. Các hiệu sách nông thôn đa phần nghèo nàn về thể loại. Trong khi đó thư viện trường với tư cách là nguồn cung cấp học liệu chính cho học sinh không khá hơn, các đầu sách khoa học, văn học đặc sắc, sách kỹ năng sống hầu như không có. Từ nhỏ đến lớn, rất ít trong số hàng triệu trẻ em nông thôn được người lớn khuyến đọc. Khái niệm học hành đối với nhiều thầy cô và phụ huynh là nhớ thật nhiều, làm bài thật tốt và đạt điểm thật cao trong các kỳ thi. Sự đọc tích cực không những không được quan tâm mà có khi còn bị cản trở. Hiện nay, đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân đang ra sức giúp đỡ những em nhỏ vùng nông thôn được tiếp cận nhiều hơn với sách, nhưng con số đó vẫn chưa đáng kể. Người khởi xướng chương trình “Sách hóa nông thôn” đã từng chia sẻ: “Mỗi lần thấy trẻ em đô thị được cha mẹ dẫn đi mua sách ở hiệu sách và hội sách, tôi càng thương trẻ em nông thôn vì nạn đói sách vẫn trên quy mô rộng lớn, hơn 15 triệu em nông thôn chưa được nghe sách và đọc sách”. Hy vọng rằng trong một tương lai không xa các em nhỏ vùng nông thôn sẽ được tiếp cận nhiều hơn với những cuốn sách hay, bổ ích.

nạn đói sách ở nông thôn với sự kiện sách tại thành phố

Cùng với sự chênh lệch giàu – nghèo, điều kiện tiếp cận tri thức, văn hóa giữa thành thị và nông thôn vẫn còn khoảng cách quá lớn. Nhưng khi chúng ta thật sự trăn trở và hành động vì cộng đồng, chỉ cần mỗi người chung tay bằng những việc làm thiết thực dù rất nhỏ cũng có thể góp phần giải quyết nạn đói sách ở trường làng hiện nay.

8 những suy nghĩ trên “Suy ngẫm về nạn đói sách ở nông thôn với sự kiện sách tại thành phố!

  1. Sách và Tri thức nói:

    Bài viết rất hay. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả rằng nạn đói sách ở nông thôn là một vấn đề đáng báo động. Chúng ta cần có những giải pháp thiết thực để giải quyết vấn đề này. Tôi đề nghị chính quyền nên xây dựng thêm nhiều thư viện, nhà sách ở các vùng nông thôn. Các tổ chức xã hội cũng có thể tổ chức các chương trình tặng sách, xây dựng tủ sách cộng đồng ở các vùng nông thôn

  2. Công chức văn phòng nói:

    Tôi không đồng ý với tác giả. Tôi nghĩ rằng nạn đói sách ở nông thôn không phải là vấn đề lớn. Người dân nông thôn có thể dễ dàng tiếp cận sách thông qua Internet. Họ có thể đọc sách trực tuyến hoặc tải sách về máy tính, điện thoại của mình

  3. Thằng hề nói:

    Haha. Nạn đói sách ở nông thôn ư? Đúng là chuyện buồn cười. Người dân nông thôn thì có biết đọc sách đâu mà sợ đói sách. Họ chỉ biết cày ruộng, chăn trâu thôi

  4. Người nông dân nói:

    Bài viết nói đúng sự thật. Tôi là một người nông dân và tôi rất thèm khát sách. Ở làng tôi không có thư viện, nhà sách nào cả. Tôi phải đi rất xa mới có thể mua được một cuốn sách. Tôi mong rằng chính quyền sẽ quan tâm đến vấn đề này và xây dựng nhiều thư viện, nhà sách ở các vùng nông thôn

  5. Người vô danh nói:

    Bài viết này đúng là vớ vẩn. Tác giả chỉ biết ngồi trong phòng điều hòa mà viết. Ông ta không biết gì về cuộc sống của người dân nông thôn. Người dân nông thôn nghèo lắm. Họ không có tiền để mua sách. Họ chỉ lo kiếm ăn thôi

  6. Người bi quan nói:

    Tôi không nghĩ rằng nạn đói sách ở nông thôn sẽ được giải quyết. Chính quyền và các tổ chức xã hội chỉ nói suông thôi. Họ không thực sự quan tâm đến người dân nông thôn. Người dân nông thôn sẽ mãi mãi phải chịu cảnh thiếu sách

  7. Người thành phố nói:

    Tôi thấy buồn cười khi tác giả so sánh nạn đói sách ở nông thôn với sự kiện sách tại thành phố. Hai vấn đề này hoàn toàn khác nhau. Người dân thành phố có rất nhiều cơ hội tiếp cận sách. Họ có thể đến thư viện, nhà sách hoặc tham gia các sự kiện sách. Trong khi đó, người dân nông thôn thì không có những điều kiện đó

  8. Người lạc quan nói:

    Tôi tin rằng nạn đói sách ở nông thôn sẽ sớm được giải quyết. Chính quyền và các tổ chức xã hội đang rất quan tâm đến vấn đề này. Họ đang xây dựng nhiều thư viện, nhà sách ở các vùng nông thôn. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, mọi người dân Việt Nam, bất kể ở thành thị hay nông thôn, đều có thể dễ dàng tiếp cận với sách

Bình luận đã được đóng lại.