Sữa mẹ ít dần thì phải làm sao? 10 cách gọi sữa dồi dào cho bé tu ti

Sữa mẹ ít dần thì phải làm sao? Đây là câu hỏi khiến nhiều chị em băn khoăn và lo lắng! Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiệu quả!

1. Nguyên nhân mẹ ít sữa sau sinh

Để có lời giải đáp cho câu hỏi “sữa mẹ ít dần thì phải làm sao?” các bạn cần phải hiểu được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này! Theo các chuyên gia, mẹ mất sữa hoặc dần ít sữa là do 16 nguyên nhân dưới đây.

1.1. Mẹ cho trẻ bú không thường xuyên

Khá nhiều bà mẹ trẻ chủ quan cho bé bú thừa hoặc khi bé bú ít thì nghĩ bé no rồi. Cũng có mẹ vì đi làm sớm, không thể vắt sữa cho con hoặc chăm con không cẩn thận. Nếu mẹ không cho trẻ bú thường xuyên thì nguy cơ thiếu sữa, mất sữa là không thể tránh khỏi.

Mẹ không cho bé bú thường xuyên sẽ xảy ra tình trạng thiếu sữa hoặc mất sữa

Mẹ không cho bé bú thường xuyên sẽ xảy ra tình trạng thiếu sữa hoặc mất sữa (Nguồn: giadinhtre.vn)

1.2. Tinh thần căng thẳng, stress

Đây là một trong những nguyên nhân gây ít sữa sau sinh dẫn đến ức chế tuyến sữa, khiến tuyến sữa không hoạt động. Tình trạng này để lâu thì mẹ sẽ không có đủ sữa cho con bú thậm chí là mất sữa luôn.

1.3. Dinh dưỡng không đủ

Cơ thể mẹ cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần ăn móng giò là sữa về nên chỉ ăn món này, khiến cơ thể bị thiếu hụt nhiều chất. Bên cạnh đó, ăn mãi một món sẽ bị ngán, ăn uống không ngon miệng. Hệ quả cơ thể mẹ bị suy nhược, lượng sữa tiết ra bị giảm dần.

1.4. Ăn phải loại thực phẩm gây ít sữa

Sau sinh, các mẹ cần phải kiêng kem khá nhiều. Bởi vậy, mẹ nên tham khảo các thực phẩm lợi sữa sau sinh ngon bổ không tăng cân, các thực phẩm không nên ăn trong quá trình cho con bú để biết cách phòng tránh!

1.5. Mắc bệnh liên quan đến tuyến vú

Tuyến vú là nơi sản sinh ra sữa cho bé. Vậy nên nếu các mẹ mắc 1 số bệnh liên quan đến tuyến vú như viêm hay áp xe vú, thiểu sản cú, phẫu thuật ngực thì lượng sữa tiết ra ít là điều không thể tránh khỏi.

1.6. Mẹ bị sót rau

Sót rau là hiện tượng nhau thai còn bám ở tử cung của mẹ sau khi sinh em bé. Nếu mẹ nào rơi vào trường hợp này sẽ xảy ra tình trạng đau đớn vì tử tung co bóp, lượng hormone duy trì nhau thai không có dấu hiệu suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản sinh và tiết sữa, điều này làm cho mẹ có ít sữa cho bé.

1.7. Mẹ trẻ thiếu tự tin vào bản thân, phản xạ tiết sữa kém đi

Các mẹ thường xuyên gặp phải tình trạng căng thẳng mỗi lần cho con bú, sợ con thiếu sữa cũng sẽ khiến lượng sữa về ít đi. Lo âu lâu dần sẽ khiến mẹ bị stress ảnh hưởng đến cả tinh thần, gây suy nhược cơ thể cho mẹ, khá nguy hiểm.

Mẹ đừng quá căng thẳng, hãy để tinh thần thoải mái trong quá trình cho con bú (

Mẹ đừng quá căng thẳng, hãy để tinh thần thoải mái trong quá trình cho con bú (Nguồn: giadinh.com.vn)

1.8. Mẹ mắc các bệnh lý khác

Các bệnh tối loạn nội tiết hay thiếu máu cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu sữa ở các mẹ nuôi con nhỏ. Bệnh này còn khiến người mẹ bị mệt mỏi, chán nản không đủ sức chăm con.

1.9. Cho con dùng sữa công thức sớm

Uống sữa ngoài quá sớm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, sức đề kháng của bé yếu đi, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh. Bởi vậy trong 6 tháng đầu, bé chỉ nên ăn 100% bằng sữa mẹ! Hơn nữa việc mẹ cho con dùng sữa ngoài sớm, cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ không về đều nữa bởi hoạt động từ tuyến vú ít đi.

Mẹ không nên để trẻ dùng sữa ngoài quá sớm

Mẹ không nên để trẻ dùng sữa ngoài quá sớm (Nguồn: bibomart.com)

1.10. Lạm dụng ti giả

Ti giả và ti mẹ không giống nhau dù cho có hiện đại đến cỡ nào. Nếu bạn thường xuyên sử dụng ti giả, bé sẽ có cảm giác quen với các loại núm ti giả mô phỏng ti mẹ mà bỏ ti mẹ thật đấy. Mà như các bạn đã biết, bé không ti mẹ, thì sữa cũng sẽ không về nữa. Vậy nên, hạn chế để bé dùng ti giả.

1.11. Trẻ ngậm ti sai cách

Dùng ti giả hay để bé bú bình không hề đơn giản đâu. Nếu dùng không đúng cách, bé sẽ không quen ngậm ti mẹ nữa thậm chí là nhiều trẻ có ngậm ti nhưng không bú được.

1.12. Tư thế cho con bú không chính xác

Ôm bé bú sai tư thế sẽ khiến bé không khó ăn khó thậm chí là không ti được sữa mẹ. Vậy nên, khi cho con bú mẹ cần để ý tư thế đã đúng chưa, bé có thoải mái không.

1.13. Ống dẫn sữa bị tắc nghẽn

Ống dẫn sữa bị tắc sẽ xảy ra tình trạng tắc tia sữa. Khi đó sữa không thể lên được là điều khó tránh khỏi. Tình trạng này để lâu là mẹ rơi vào trường hợp mất sữa. Do đó khi có dấu hiệu sữa ít, mẹ cần phải đến tìm hiểu nguyên nhân kỹ càng để tìm biện pháp giải quyết kịp thời.

Mẹ cần chỉnh để bé ngậm ti đúng cách

Mẹ cần chỉnh để bé ngậm ti đúng cách (Nguồn: beyeu.com)

1.14. Trẻ bú lắt nhắt

Những bé từ 3 tháng trở xuống thường có thói quen bú lắt nhắt bởi lúc này, dạ dày bé còn khá bé. Lúc này, do sữa mẹ vẫn còn ít, nên thói quen này của bé không ảnh hưởng gì đến lượng sữa, có khi còn kích thích sữa sản sinh nhiều hơn. Ở giai đoạn tiếp theo, khi bé từ 3 tháng tuổi trở đi, việc bú lắt nhắt là một trong những nguyên nhân khiến sữa mẹ ít dần. Cơ thể của người mẹ sẽ ngộ nhận là nhu cầu của bé chỉ đến vậy và kiềm chế tiết sữa.

1.15. Mẹ sinh non, sinh mổ cũng gặp phải tình trạng ít sữa sau sinh

Tình trạng ít sữa sau sinh còn có thể xảy ra khi mẹ sinh non. Khi đó, với những bà mẹ sinh bằng phương pháp mổ, tuyến sữa sẽ gặp trở ngại bởi những cơn đau do phẫu thuật và cả thuốc giảm đau, kháng viêm. Do đó, những bà mẹ sinh mổ hay phải sinh non đa phần có ít sữa hơn mẹ sinh thường

1.16. Dùng máy hút sữa không đúng cách gây ảnh hưởng đến tuyến vú

Mua các loại máy hút sữa giúp kích thích sữa được nhiều bà mẹ lựa chọn. Chúng không chỉ giúp mẹ vắt sữa nhanh mà còn kích sữa nhiều. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, máy hút sữa chính là thủ phạm ảnh hưởng đến các hoạt động của tuyến vú, lượng sữa tiết ra bởi lực hút của máy hút sữa quá mạnh hoặc bầu ngực của mẹ đã quen dần với việc dùng máy trong khi đó lực bú của bé không được mạnh.

2. Sữa mẹ ít dần phải làm sao

2.1. Chế độ ăn uống

Để giải quyết vấn đề “sữa mẹ ít dần thì phải làm sao”, các mẹ cần thay đổi lại chế độ ăn uống. Ngoài việc dùng các thực phẩm lợi sữa, mẹ bên bổ sung cho cơ thể đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Khi đang cho con bú, các mẹ cần bổ sung thêm khoảng 400-500 lượng calo, axít béo omega-3 mỗi ngày…

Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ sau sinh cần phải ăn thật nhiều trái cây rau củ quả tươi sạch. Các bạn cần đảm bảo 5 phần trái cây và rau xanh đa dạng theo từng ngày. Ngoài ra, chị em cũng nên ăn những thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, ngũ cốc, cơm,… các loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, trứng gà, thịt bò, …. sữa và các sản phẩm làm từ sữa để cung cấp canxi cho bé. Đặc biệt là cần phải bổ sung nhiều chất xơ nữa!

Cơ thể mẹ bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết lượng sữa tiết ra sẽ nhiều hơn

Cơ thể mẹ bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết lượng sữa tiết ra sẽ nhiều hơn (Nguồn: suckhoedoisong.vn)

2.2. Cách ngậm vú và tư thế cho con bú

Bú sai tư thế là một trong những nguyên nhân khiến mẹ mất sữa. Bởi vậy, một trong những cách điều trị ít sữa sau sinh là mẹ nên thay đổi tư thế cho con bú. Mẹ hãy tìm tư thế để cả mẹ và bé đều thoải mái nhất, mẹ không đau lưng, đau ngực mà bé cũng ti me dễ dàng. Ngoài ra, việc cho bé ngậm vú sai cũng cũng dẫn đến tình trạng mất sữa. Do đó, mẹ nên tạo cho bé thói quen bú đúng cách, ngậm đầu ti chuẩn.

2.3. Cho bé bú đến khi mẹ cạn sữa

Với các mẹ đang trong tình trạng ít sữa thì mỗi lần cho con ăn, mẹ cần phải kiên nhẫn, cho bé bú đến khi nào mẹ cạn sữa mới được thôi. Nếu không mắc bất kỳ bệnh lý nào chắc chắn tình trạng ít sữa sẽ được cải thiện.

Để bé bú đến khi cạn sữa mẹ là cách gọi sữa về rất hiệu quả

Để bé bú đến khi cạn sữa mẹ là cách gọi sữa về rất hiệu quả (Nguồn: fobic.vn)

2.4. Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn

Trong 6 tháng đầu, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ. Điều này không chỉ tốt cho sự phát triển của bé mà còn giúp lượng sữa tiết ra đều hơn, tránh tình trạng ít sữa và mất sữa.

2.5. Hạn chế cho bé dùng núm vú giả

Nếu có thời gian chăm bé,mẹ không nên để bé ngậm núm vú giả. Các bé ti mẹ nhiều sẽ đáp ứng được phản xạ của mình nhanh hơn.

2.6. Vắt sữa mẹ giữa các lần cho bé bú

Mẹ đừng vội thất vọng khi mỗi lần vắt chỉ được một ít sữa thậm chí là không được chút nào. Việc thường xuyên sử dụng máy vắt sữa giữa các lần cho bú, lượng sữa sẽ tiết ra được nhiều hơn. Đồng thời, lượng sữa này có thể được lưu lại trong các túi trữ sữa chất lượng được kháng khuẩn để bé sử dụng dần. Thực tế, việc vắt sữa bằng máy chắc chắn sẽ khiến bầu ngực của mẹ bị đau nhức. Nhưng khi sữa về đều, đủ nguồn dinh dưỡng cho con, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn xứng đáng.

Túi trữ sữa cho mẹ

Túi trữ sữa cho mẹ (Nguồn: littlediary.com.my)

2.7. Không làm việc quá sức

Các mẹ nên biết cần kiêng cữ những gì sau sinh đồng thời có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe. Cơ thể mẹ phát triển tốt, thì mới có sữa đầy đủ nuôi con. Các mẹ hạn chế không làm việc nặng và quá sức!

2.8. Đừng lạm dụng bú bình

Bú bình nhiều sẽ khiến bé quen dần với núm ti giả ở bình và không quen ti mẹ nữa. Bé không bú sữa sẽ không về. Vậy nên, câu trả lời ngắn gọn cho vấn đề sữa mẹ ít dần thì phải làm sao chính là mẹ hạn chế để bé bú bình. Có thời gian, mẹ nên cho bé bú sữa trực tiếp, đây là mẹo giúp mẹ có được nguồn sữa dồi dào sau sinh cho bé bú.

2.9. Uống nhiều nước

Theo nghiên cứu, chị em đang trong quá trình cho con bú cơ thể cần ít nhất 2.5L nước mỗi ngày. Mẹ có thể uống các loại nước nước khoáng thiên nhiên tinh khiết khác nhau tùy vào khẩu vị nhưng nước lọc ấm vẫn là sự lựa chọn tốt nhất! Tuyệt đối không sử dụng các loại nước uống có cồn như rượu, bia.

2.10. Mẹ cần nghỉ ngơi đủ và để tinh thần thư thái

Sữa mẹ ít dần thì phải làm sao? Nuôi con và chăm con là công việc không hề dễ dàng nhưng các mẹ cũng đừng lo lắng quá. Mẹ hãy nghỉ ngơi đầy đủ, để cho tinh thần thoải mái, thư giãn. Căng thẳng sẽ khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn đấy. Hãy dành thời gian thả mình cùng những chiếc máy nghe nhạc âm thanh chất lượng xem sao!

Máy nghe nhạc cho mẹ sau sinh

Máy nghe nhạc cho mẹ sau sinh (Nguồn: shopify.com)

Hy vọng với những thông tin trong bài các bạn đã biết nguyên nhân và trả lời được câu hỏi mẹ thiếu sữa phải làm sao!