Sốt phát ban là bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến hình thành các loại sốt phát ban ở trẻ không giống nhau nhiều phụ huynh không biết. Cùng Blog Adayroi tìm hiểu chi tiết và biết cách phòng chống thích hợp nhé!
1. Tìm hiểu sốt phát ban ở trẻ em là gì?
1.1. Các loại sốt phát ban hay gặp ở trẻ em
Sốt do Rickettsia là loại sốt phát ban do chấy rận, sốt phát ban do chuột, sốt phát ban do mò mạt, và các loại khác làm vậy trung gian lây bệnh gây ra. Bệnh thường phát triển ở khu vực khí hậu lạnh và vệ sinh kém.
Sốt do virus Rubella là một trong những loại sốt phát ban thường thấy tại Việt Nam, có biểu hiện là ban đào điển hình.
Sốt phát ban do virus sởi (cấp tính) gây ra cũng là một trong những loại sốt phát ban thường thấy. Ban do virus sởi gây ra thường là ban đỏ, mỏng hơn ban đào.
1.2. Sốt phát ban hay gặp ở trẻ ở độ tuổi nào
Sốt phát ban là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, độ tuổi càng thấp càng dễ mắc. Nguyên nhân là do trẻ càng nhỏ hệ miễn dịch càng non nớt, càng dễ mắc bệnh. Các bạn có thể thấy trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là đối tượng chính của sốt phát ban. Hầu hết trẻ trong độ tuổi này đều không dưới 1 lần mắc sốt phát ban.
1.3. Hình ảnh sốt phát ban ở trẻ em
Dưới đây là một số hình ảnh sốt phát ban ở trẻ bạn có thể tham khảo:
Hình ảnh trẻ em bị sốt phát ban (Nguồn: eva.vn)
Sốt phát ban ở trẻ có nguy hiểm không?
2. Sốt phát ban ở trẻ em có nguy hiểm không
Sốt phát ban ở trẻ có khả năng lây lan nhanh và mạnh tuy nhiên đây là bệnh không hiếm gặp và không khó để điều trị. Sốt phát ban hiện nay vẫn được coi là một dạng sốt lành tính và không quá nguy hiểm đối với trẻ nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Tuy sốt phát ban được coi là lành tính nhưng không thể vì thế mà các bạn được lơ là đối với trẻ. Trong 7 triệu chứng sốt phát ban nguy hiểm thì khi trẻ bị sốt quá cao (khoảng 40 độ) có thể sẽ bị co giật gây ra những biến chứng khác về thần kinh. Đối với trẻ có hệ miễn dịch kém hoặc đang bị nhiễm các bệnh khác, sốt phát ban có thể gây viêm phổi, viêm não cho trẻ hoặc làm cho tình trạng bệnh cũ của trẻ bị trầm trọng hơn.
Phân biệt sốt phát ban và bệnh sởi ở trẻ nhỏ (Nguồn: meonuoicon.com)
3. Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ
3.1. Sốt phát ban ở trẻ em có lây không
Sốt phát ban là bệnh do virus gây ra và có khả năng truyền nhiễm. Trẻ em bị sốt phát ban có thể lây chéo cho nhau trong môi trường công cộng như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi… Điều đáng nói ở đây là sốt phát ban có thể lây cho trẻ kể cả trong thời gian ủ bệnh. Đứa trẻ mang virus sốt phát ban dù chưa có biểu hiện sốt nhưng đã có thể truyền virus sang cho đứa trẻ khỏe mạnh khác. Các bạn cần chú ý 4 đường lây truyền nhiễm sốt phát ban để hạn chế trẻ tiếp xúc với nguồn mang bệnh.
3.2. Virus gây bệnh sốt phát ban
Như phần 1 đã nói đến có 3 loại sốt phát ban điển hình nhất, mỗi loại đều do virus riêng gây ra. Tuy nhiên, sốt phát ban thường thấy tại Việt Nam là sốt do 2 chủng Herpes 6 và 7 gây ra, trong đó Herpes 6 phổ biến hơn. Vì đây là virus lây qua đường hô hấp nên bệnh rất dễ lây nhiễm nhất là trong môi trường công cộng.
3.3. Môi trường sống không vệ sinh
Virus gây sốt phát ban lây qua đường hô hấp nên việc để môi trường sống kém vệ sinh chính là gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Việc dùng chung các vật dụng cá nhân như cốc, thìa, bát, khăn mặt, gối hay thậm chí là quần áo có thể khiến các dịch hô hấp của người bệnh dây vào người khỏe mạnh từ đó nhiễm bệnh thông qua việc hít thở hoặc nuốt phải.
3.4. Cơ thể suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém
Virus sốt phát ban tuy lành tính nhưng rất dễ lây lan. Đối tượng chính của loại virus này là những cơ thể có sức để kháng kém hoặc chưa hoàn hiện. Việc không giữ gìn bản thân khiến cơ thể gầy yếu, suy dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho loại virus này tấn công. Cha mẹ có thể tăng cường thêm các loại thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho bé.
Sốt phát ban ở trẻ nhỏ (Nguồn: benhvienthucuc.com)
4. Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban
4.1. Đau đầu, mệt mỏi
Đây là biểu hiện ban đầu của trẻ mà ta có thể quan sát được khi trẻ mắc sốt phát ban. Trẻ em giai đoạn này thường hay quấy khóc, cơ thể khó chịu và mệt mỏi. Bạn có thể thấy cơ thể trẻ bắt đầu có biểu hiện hâm hấp nóng.
4.2. Sốt
Sốt từng cơn là biểu hiện tiếp theo và thường đến lúc này chúng ta mới biết được cơ thể trẻ đang gặp vấn đề. Sốt phát ban thường là sốt cao theo từng cơn. Nhiệt độ cơ thể trẻ lúc này có thể lên đến 40 độ và đây là mức độ nguy hiểm. Các bạn cần đảm bảo hạ sốt cho trẻ nếu nhiệt độ đạt từ 38,5 độ trở lên. Sốt cao rất dễ gây biến chứng và các bạn cần hạn chế tối đa điều này xảy ra.
4.3. Phát ban
Đúng như tên gọi của nó, sốt phát ban ở trẻ sẽ bao gồm 2 biểu hiện chính là sốt và phát ban. Như đã nói trong phần 1, các ban nổi lên thường thấy ở trẻ là ban đỏ hoặc ban đào. Các ban này thường xuất hiện sau khi sốt đã giảm, một số trường hợp ban nổi lên cả trong lúc sốt. Thông thường ban xuất hiện ở đâu trước thì sẽ lặn ở đó trước. Những vết ban này có đặc điểm là khi bạn dùng tay kéo căng da ở vùng nổi ban, các vết đỏ sẽ biến mất. Chúng sẽ xuất hiện trở lại khi bạn thả tay và để vùng da đó trở về trạng thái bình thường. Hãy tìm đến các cơ quan y tế gần nhất để biết cách điều trị sốt phát ban tại nhà và bao lâu thì khỏi bạn nhé.
4.4. Các triệu chứng khác
Một số các triệu chứng khác có thể xuất hiện khi bị sốt phát ban đó là: ho, sổ mũi, viêm kết mạc, rối loạn tiêu hóa nhẹ, biếng ăn… Các bạn cần theo dõi rất sát trẻ, nếu có biểu hiện khác thường và nghiêm trọng các bạn sẽ cần đến sự giúp sức từ những chuyên gia y tế.
4.5. Khi nào cần đến bệnh viện
Việc chăm sóc trẻ tại nhà là ưu tiên số một, tuy nhiên nếu các bạn phát hiện bệnh của trẻ có dấu hiệu lạ hoặc trở nặng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Một số các biểu hiện cấp cứu sau cần được lưu ý đó là: đã phát ban nhưng vẫn sốt cao không hạ; trẻ rơi vào trạng thái lừ đừ, ngủ li bì thậm chí là hôn mê; trẻ sốt quá cao và có hiện tượng co giật; trẻ có biểu hiện khó thở, thở dốc, thở gấp… Để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất bố mẹ hãy cho bé đi khám chữa ở những bệnh viện chất lượng tốt nhé!
Các bạn có thể lựa chọn các bệnh viện công lớn hoặc các bệnh viện tư có dịch vụ khám chữa bệnh hàng đầu như Vinmec để yên tâm bảo vệ sức khỏe cho con em mình.
Trẻ nhỏ bị sốt phát ban sẽ hay quấy khóc, mệt mỏi và chán ăn (Nguồn: hellobacsi.com)
5. Cách điều trị sốt phát ban như thế nào
5.1. Chẩn đoán
Sốt phát ban ở trẻ thường hay bị nhầm lẫn với những loại bệnh khác như sởi, sốt xuất huyết… nên việc chẩn đoán đúng là hết sức cần thiết. Việc chẩn đoán này các bạn sẽ cần sự hỗ trợ của các y bác sĩ chuyên môn.
5.2. Hạ sốt
Như đã nói, việc để trẻ bị sốt cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Hạ sốt cho trẻ cần tuân thủ đúng nguyên tắc. Các bạn không nên lạm dụng thuốc hạ sốt cho trẻ. Theo lời khuyên của các y bác sĩ, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ mới nên cho trẻ dùng. Tùy cân nặng và tình trạng của trẻ mà bác sĩ sẽ cho liều lượng thuốc phù hợp.
Đối với trẻ sốt dưới 38,5 độ, biện pháp ưu tiên là hạ sốt tự nhiên cho trẻ. Bạn cần cho trẻ mặc thoáng, lau người cho trẻ bằng nước ấm tại các vùng nách, bẹn của trẻ để hạ nhiệt. Tránh ủ trẻ, mặc nhiều quần áo hoặc đắp chăn quá kín, điều này sẽ làm nhiệt khó thoát hơn. Hoặc bạn có thể tìm hiểu thêm 13 cách chăm sóc cho trẻ phù hợp khi bị cách sốt phốt ban.
5.3. Dùng thuốc kháng sinh
Hiện nay, Việt Nam xuất hiện rất nhiều trường hợp bị kháng thuốc kháng sinh. Đối với trẻ bị sốt cao kèm các triệu chứng viêm, khi sử dụng kháng sinh nhất định phải xin ý kiến của bác sĩ. Các loại kháng sinh tự nhiên làm từ thảo dược cũng nên được ưu tiên lựa chọn.
Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban cần được chăm sóc đúng cách để nhanh chóng hồi phục (Nguồn: hellobacsi.com)
6. Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban
6.1. Trẻ phát ban bao lâu thì khỏi
Thông thường virus sốt phát ban có thời gian ủ bệnh là 7 ngày, thời gian sốt cao khoảng 2 đến 4 ngày và thời gian nổi ban sẽ từ 3 đến 5 ngày sau đó.
6.2. Cách tự chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà
Hạ sốt: Các bạn cần tuân thủ quy tắc hạ sốt phát ban ở trẻ như phần 5.2 đã nêu ra.
Giảm sốt: Khi sử dụng thuốc hạ sốt, các bạn có thể làm các biện pháp giảm sốt tại chỗ như chườm khăn ấm và giữ thoáng cho trẻ để cơn sốt bị đẩy lùi nhanh hơn.
Thông mũi cho trẻ: vệ sinh mũi miệng cho trẻ để đảm bảo trẻ không bị khó thở, tạo điều kiện cho cơ thể trẻ thoải mái, nghỉ ngơi và phục hồi.
Giữ vệ sinh: bạn cần giữ trẻ sạch sẽ, mặc quần áo thoáng thoải mái, vệ sinh cẩn thận, hạn chế lây nhiễm ra người nhà.
6.3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị sốt phát ban
Bạn cần bổ sung thêm nước và vitamin C cho trẻ bằng cách tăng cường ăn hoa quả giàu vitamin, đảm bảo không hóa chất, bổ sung các chế phẩm giàu khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Bổ sung cho trẻ nhiều nước và các vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng, làm mát cơ thể (Nguồn: vnvc.vn)
7. Cách phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ em
7.1. Giữ vệ sinh cá nhân và nơi ở
Nguồn lây sốt phát ban là thông qua dịch đường hô hấp. Việc giữ gì vệ sinh cá nhân, giữ chân tay sạch sẽ, không dùng chung đồ với người bệnh là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm virus sốt phát ban cho trẻ.
7.2. Ăn uống đủ chất
Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể thông qua việc bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Nâng cao sức đề kháng bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, ưu tiên dùng các loại nên ăn khi bị sốt phát ban chính là một trong những cách giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
7.3. Hạn chế đến những nơi nghi ngờ có dịch bệnh
Tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh, tránh những nơi có dịch bệnh vì nguy cơ lây nhiễm sẽ tăng cao.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản về sốt phát ban ở trẻ em các bạn có thể lưu về để dùng khi cần và chia sẻ những điều này cho bạn bè và người thân của mình cùng biết. Trẻ em là những thiên thần nhỏ, non nớt hãy bảo vệ trẻ bằng chính kiến thức chăm sóc sức khỏe hữu ích tham khảo từ các nguồn chính thống, uy tín các bạn nhé!