Tình trạng sốt phát ban khi mang thai không phải hiếm gặp hiện nay. Tuy nhiên việc đánh giá bệnh có nguy hiểm hay không, ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào thì bạn nên tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Bầu bị sốt phát ban có sao không?
Nghiên cứu khoa học cũng như thông tin chuyên môn y tế cho biết bà bầu bị sốt phát ban tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe người mẹ nhưng lại ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu như tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị sớm thì hậu quả do bệnh gây ra cũng khá nặng nề.
Mẹ bầu sẽ thấy cơ thể mình nổi ban đỏ (Nguồn: etreparents.com)
2. Triệu chứng sốt phát ban ở bà bầu
Bằng việc quan sát cũng như theo dõi sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu thì hoàn toàn có thể biết được những triệu chứng của bệnh sốt phát ban khi mang thai:
2.1 Sốt cao
Đây là một trong những triệu chứng quan trọng thường thấy của nhiều bệnh khác. Với sốt phát ban, mẹ bầu thường có tình trạng sốt cao đến 40 độ và sốt kéo dài. Trong quá trình sốt còn kéo theo cả những triệu chứng phụ như mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi khó chịu,…
2.2 Phát ban đỏ
Nổi ban đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện khi mẹ bầu hết giai đoạn sốt cao. Ban đỏ sẽ nổi từ ngực lan dần xuống toàn thân khiến chị em vô cùng lo lắng sốt phát ban có nguy hiểm cho bà bầu. Nốt ban có hình dáng nhỏ. Ban có thể mọc riêng lẻ, nhưng cũng có thể mọc thành chùm, thành nhóm tuỳ vào mỗi cơ thể bệnh. Ban nổi và lưu lại trên da từ 2 – 3 ngày rồi tự mất nên mẹ bầu cũng không phải lo lắng quá nhiều. Đặc biệt, ban khi tan sẽ không để lại dấu vết nào trên làn da của mẹ.
2.3 Nổi hạch
Nổi hạch cũng là triệu chứng dễ nhận biết của bệnh sốt phát ban khi mang thai. Triệu chứng này khá rõ ràng và bạn hoàn toàn có thể chủ động kiểm tra trên cơ thể. Vị trí hạch nổi thường ở các vị trí: nách, cổ… Khi sờ vào, mẹ bầu cảm thấy bị đau. Thông thường hạch này nổi trước khi phát ban nhưng lại lặn sau khi ban lặn khoảng 1 tuần.
Sốt phát ban ở bà bầu có nguy hiểm cho thai nhi không (Nguồn: patchcdn.com)
3. Cách chữa sốt phát ban cho bà bầu
Hiện nay, các bác sĩ có nhiều cách chữa trị bệnh sốt phát ban khi mang thai cho bà bầu khá hiệu quả và an toàn. Bạn có thể tham khảo những cách chữa bệnh được đánh giá cao như:
3.1 Khám tại các bệnh viện
Thăm khám tại bệnh viện luôn là ưu tiên hàng đầu khi phát hiện mẹ bầu bị nhiễm căn bệnh này. Để đảm bảo việc thăm khám đúng chất lượng, khám đúng bệnh, áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả và chính xác thì mẹ bầu nên chỉ chọn khám tại các bệnh viện uy tín, chất lượng.
3.2 Chườm nước lạnh
Chườm nước lạnh nhầm hạ sốt và mang lại cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu. Tuy nhiên cần lưu ý là chỉ nên làm trong thời gian ngắn và chia ra để thực hiện. Không nên để khăn lạnh quá lâu trên da dễ gây tổn thương da ngoài mong muốn. Lưu ý chườm nước lạnh tại những vị trí như nách, các khớp để hạ nhiệt cho cơ thể nhanh chóng.
3.3 Bồi bổ dinh dưỡng
Một trong những việc cần làm trong quá trình điều trị bệnh là cần tăng cường bồi bổ dưỡng chất cho mẹ bầu thời gian này. Lựa chọn thực phẩm đảm bảo an toàn, giàu dinh dưỡng và nên đa dạng chủng loại để mẹ bầu có đủ sức khỏe chống lại bệnh tật mà vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để thai nhi phát triển.
Thăm khám tại các bệnh viện uy tín, chất lượng (Nguồn: hongngochospital.vn)
3.4 Bổ sung vitamin C
Mẹ bầu có thể uống thêm các loại nước trái cây có hàm lượng vitamin C cao để tăng sức đề kháng, giải nhiệt cho cơ thể. Hoặc chọn bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm chức năng chất lượng được bác sĩ kê dùng.
3.5 Nằm nghiêng nơi thoáng mát
Do cơ thể đang mang thai nên mẹ bầu sẽ không thoải mái ở tư thế nằm ngửa. Mẹ bầu lúc này nên chọn tư thế nằm ngang để cả mẹ và thai nhi thoải mái hơn. Nếu cần mẹ có thể kê thêm gối nơi chân để không bị mỏi, kết hợp sử dụng gối ngủ mang đến sự thoải mái, êm ái, cho giấc ngủ mẹ bầu ngon và sâu hơn. Lưu ý không gian nghỉ ngơi cần có sự thoáng mát, sạch sẽ để mẹ bầu nhanh chóng phục hồi trong thời gian điều trị bệnh.
3.6 Đặt vật mềm giữa hai hàm răng
Việc đặt vật mềm giữa hai hàm răng có ý nghĩa trong việc giữ sự an toàn cho mẹ bầu. Nhất là không bị va chạm với lưỡi gây tổn thương nghiêm trọng. Mẹ bầu và người thân cần chú ý điều này khi điều trị bệnh.
Sốt là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh sốt phát ban ở mẹ bầu (Nguồn: i2.wp.com)
Như vậy sốt phát ban khi mang thai cũng gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, chủ động phòng chống bệnh bằng cách nắm bắt các triệu chứng sốt phát ban ở bà bầu cũng như không chủ quan với bất kỳ sự bất thường nào của cơ thể, không tự ý điều trị khi chưa đi thăm khám và được bác sĩ chỉ định là điều mẹ bầu cần thực hiện. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh cùng thai nhi trong bụng có sự phát triển toàn diện, tốt nhất.