So sánh u lành tính và u ác tính giống khác nhau như thế nào

Trong y học, để xác định bệnh nhân có bị ung thư hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả kiểm tra u lành tính và ác tính. Vậy, hai loại này giống và khác nhau ở điểm nào. Hãy cùng đi vào tham khảo thông tin so sánh u lành tính và u ác tính dưới đây!

1. So sánh u lành tính và u ác tính 

Hiện nay, có nhiều người thắc mắc về vấn đề u ác tính khác u lành như thế nào. Nếu vẫn chưa biết cách phân biệt hai loại này, bạn có thể dựa vào một số tiêu chí như:

1.1. Tốc độ phát triển

Một trong những tiêu chí để so sánh u lành tính và u ác tính đó chính là tốc độ phát triển của chúng. Giải đáp thắc mắc đối với u ác tính là gì, thì đây là sự phát triển của những tế bào cũng như kích thước bên trong là vô cùng nhanh chóng. Chỉ cần trong một thời gian ngắn chúng đã có thể di căn và xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

Còn với trường hợp lành tính, chúng thường chỉ đơn thuần được xem là sự tăng sinh bất thường của các mô nhưng lại không gây xâm lấn hay lan truyền sang các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên, nhiều khối u lành có sự phát triển không ngừng theo thời gian đôi khi sẽ gây ra sự đè nén tắc nghẽn của những cấu trúc lân cận.

1.2. Chu kỳ 

Trong quá trình phát triển của cơ thể, các tế bào sẽ bắt đầu tái tạo mã di truyền DNA và tiến hành phân chia thành các tế bào mới. Quá trình này xảy ra một cách trình tự như được lập trình sẵn tỉ mỉ. Tuy nhiên, nó có thể bị ngưng trệ bởi tác nhân độc tố, nội tiết tố bất thường hoặc những trục trặc thay đổi tròn DNA của tế bào.

Một khi cơ chế này bị phá vỡ, nó sẽ dẫn đến sự phát triển bất thường của tế bào và cho ra khối u lành tính hoặc ác tính. Vậy, khi được hỏi u lành tính và u ác tính giống nhau như thế nào, chúng ta có thể nói rằng chu kỳ phát triển của hai loại này đi cùng một con đường, nhưng lại cho ra kết quả khác nhau.

1.3. Mật độ 

Nói về mật độ, bạn có thể thử sờ và cảm nhận sự khác biệt giữa tính chất hai trường hợp khối u lành và ác tính. Đối với khối u ác, thường có mật độ dày đặc, rắn và cứng hơn, bề mặt gồ ghề, lổn nhổn phát triển không đều.

Ngược lại, những u lành tính lại có mật độ mềm hơn. Đó là sự hình thành của những khối u máu, u tuyến giáp, u mỡ và các u phần mềm không di căn khác. Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp u chắc và đàn hồi nhưng lại lành tính như u tuyến vú, u xơ tử cung, u xơ tuyến tiền liệt…

1.4. Ranh giới 

U lành tính trên cơ thể phần lớn đều được bao bọc bởi vỏ xơ nên khi sờ vào sẽ thấy có ranh giới rõ ràng. Tuy nhiên, đối với u ác tính thì lại không như vậy, ranh giới của nó không rõ ràng, ít hoặc không di chuyển linh hoạt xung quanh bởi nó đã xâm lấn và di căn đến các tổ chức cận kề trên cơ thể, hình thành một mạng lưới tổ hợp cố định. Đó cũng chính là lý do vì sao khối u ác tính không dễ dàng bị bóc tách hay cắt bỏ một cách triệt để và có khả năng tái phát tương đối cao.

1.5. Di căn 

Di căn là hiện tượng sẽ không xảy ra đối với trường hợp u lành tính. Bởi những khối u này hoàn toàn không có khả năng xâm lấn vào các cơ quan lân cận, cũng như không thể thả tế bào của nó vào máu hay hạch bạch huyết để đi đến “làm tổ” ở những cơ quan khác.

Ngược lại, nếu một khối u phát triển với tốc độ nhanh chóng, có khả năng xâm nhập vào tuần hoàn máu và hạch bạch huyết để mở rộng phạm vi khu trú sang những cơ quan hay mô lân cận, thậm chí phát triển vào trong xương, phổi thì đó được xem là u ác tính.

1.6. Khả năng điều trị 

Vì khối u lành tính chỉ phát triển khu trú trong một khu vực nhất định. Chính vì vậy khi phát hiện có thể được loại bỏ một cách tích cực bằng phẫu thuật, khả năng thành công rất cao, ít rủi ro và không có khả năng tái phát. Khi đó, sức khỏe của bệnh nhân sẽ nhanh chóng được hồi phục.

Còn với trường hợp đã phát hiện khối u ác tính hình thành trong cơ thể. Khối u càng xâm lấn và di căn ra xa thì sẽ rất khó khăn để tiêu diệt, loại bỏ chúng. Lúc này, bắt buộc phải sử dụng những liệu pháp kết hợp với phẫu thuật như hóa trị, xạ trị, phương pháp nhắm chính xác… Người bệnh trong quá trình này buộc phải được theo dõi tiến trình tại bệnh viện để kiểm tra hiệu quả cũng như đề phòng những biến chứng có thể xảy ra.

2. U lành có chuyển thành u ác không? 

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia, khả năng u lành chuyển thành u ác là có. Tuy nhiên trường hợp này khá hiểm, chỉ khoảng 0,08% khả năng. Dù vậy, chúng ta cũng không nên chủ quan khi bắt gặp những dấu hiệu và khối u bất thường. Vì nếu nhìn bằng mắt thì sẽ không phân biệt được đâu là lành tính và ác tính. Mà phải đi thăm khám, chọc hút tế bào và sinh thiết thì mới có thể xác định một cách đúng nhất.

Nhằm tạo điều kiện cho nhiều người có thể tham gia sàng lọc ung thư để phát hiện khối u lành tính, ác tính ở thời kỳ sớm, từ đó có hướng điều trị thích hợp, kịp thời và giảm tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư gây ra. Để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân, chúng ta nên thực hiện tầm soát ung thư một cách đều đặn theo từng năm.

Hy vọng với những thông tin so sánh u lành tính và u ác tính mà Blog Useful cung cấp trên đây sẽ giúp nhiều người có ý thức hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân.

Việc khám tổng quát kiểm tra toàn diện sức khỏe thường xuyên quan trọng là vậy nhưng tầm soát ung thư định kỳ hàng năm cũng cần được đảm bảo. Nếu bạn còn băn khoăn tại sao phải tầm soát ung thư nên chủ động tham khảo thêm từ các nguồn thông tin uy tín trên báo, Internet,… nhé! Chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe!