So sánh phân biệt băng huyết và sản dịch loại nào nguy hiểm hơn

Trong thời gian hậu sản, các chị em phụ nữ có thể gặp một vài dấu hiệu, triệu chứng khác nhau, trong đó có băng huyết và sản dịch với biểu hiện khá giống nhau. Do đó, việc phân biệt băng huyết và sản dịch, đo lường mức độ nguy hiểm để kịp thời xử lý là rất cần thiết.

1. Tìm hiểu về băng huyết

1.1. Tình trạng băng huyết là gì?

Băng huyết sau sinh là hiện tượng ra máu nhiều ở mức độ nghiêm trọng. Nếu như ở các trường hợp thông thường khác, sau khi sinh trong khoảng 24h thì sản phụ sẽ gặp hiện tượng ra máu từ khoảng 500 đến 1000ml. Băng huyết xảy ra khi việc mất máu kéo dài và nhiều ở mức nguy hiểm, trong vòng 24h đầu là rất quan trọng, trong thời gian đó mà mất máu trên 1000ml có thể coi là bị băng huyết sau khi sinh. Đây là tai biến nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng sản phụ.

Băng huyết sau sinh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh gây nguy hiểm cần chú ý

Băng huyết sau sinh là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh gây nguy hiểm cần chú ý (Nguồn: thuonghieucongluan.vn)

1.2. Nguyên nhân băng huyết sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh ở sản phụ, có thể do quá trình sinh nở của người mẹ trong những trường hợp không an toàn như thai lớn, người mẹ đã quá tuổi an toàn để sinh sản, trường hợp đa thai (sinh đôi, sinh ba,…), trong thai kỳ có hiện tượng tiền sản giật,… Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra các nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất là do: Cơ tử cung không co hồi, yếu do trải qua nhiều lần sinh nở,  bị căng dãn một cách quá mức, tử cung bị u xơ hay có sẹo từ các tổn thương trước; còn sót nhau thai, nhau thai viêm, nhiễm, nhiễm khuẩn ối; Các trường hợp thai lưu, sinh non hay nạo phá thai nhiều lần trước đó; sản phụ gặp chấn thương trong các ca phức tạp, vỡ, rách tử cung, đông máu, sản phụ bị suy nhược cơ thể, thai nghén,…

1.3. Cách nhận biết băng huyết sau sinh

Băng huyết sau sinh có một vài dấu hiệu để các sản phụ có thể nhận biết được, biểu hiện rõ nhất trong vòng 24h đầu tiên, do đó cần nhận biết và có cách xử lý kịp thời tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Dấu hiệu đầu tiên là sau sinh ra máu kéo dài, sản phụ sẽ ra máu liên tục, tùy từng người, từng trường hợp mà máu ra nhiều hoặc vừa (thường sẽ ra nhiều máu), máu có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, máu loãng hoặc đông thành cục,…; Bụng có thể căng cứng do ứ đọng máu; Khi mất máu liên tục như vậy sản phụ sẽ có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, tụt huyết áp, mặt tái, tim đập nhanh hơn bình thường,… Trong trường hợp sản phụ ra ít máu nhưng kéo dài cũng nên đi kiểm tra để phòng ngừa. Trong 24h đầu sau sinh, nếu có hiện tượng bất thường cần có sự hỗ trợ của bác sĩ ngay lập tức vì thể trạng của sản phụ lúc này rất yếu và có thể dẫn đến nhiều tai biến nguy hại tính mạng, tốt nhất là nên ở lại theo dõi tại bệnh viện trong thời gian này.

Chóng mặt, đau đầu là một trong những triệu chứng do băng huyết 

Chóng mặt, đau đầu là một trong những triệu chứng do băng huyết  (Nguồn: Useful.vn)

2. Tìm hiểu về sản dịch

2.1. Sản dịch là gì? Có nguy hiểm không?

Sản dịch là một quá trình tất yếu sau sinh, là một trong những nỗi khổ của phụ nữ sau sinh khó nói ảnh hưởng sức khỏe và tinh thần. Trong quá trình sinh sản, cổ tử cung co giãn và mở rộng ra để em bé có thể chui ra ngoài. Kết thúc quá trình này, tử cung dần dần hồi phục. Trong quá trình hồi phục, các tổn thương từ niêm mạc tử cung bị tác động, xơ hóa và bong ra, lẫn với máu đông và chất nhầy ở tử cung bắt đầu thoát ra ngoài, gây hiện tượng chảy máu gọi là sản dịch. Đây là hiện tượng bình thường, dễ thấy tuy nhiên các sản phụ cũng nên theo dõi lượng máu để tránh nhầm lẫn với các tai biến sau sinh khác.

2.2. Sau sinh ra máu bao lâu thì hết?

Sau khi sinh, cơ thể sản phụ rất yếu, có nhiều biến đổi và nhiều hiện tượng thường gặp, trong đó có sản dịch. Tùy vào các trường hợp khác nhau cũng như thể trạng của từng người mà lượng máu thoát ra có thể nhiều hoặc ít, ngắn ngày hoặc dài ngày, thông thường sẽ kéo dài khoảng 2 đến 6 tuần. Trong vòng 3 ngày đầu, dịch có lẫn máu màu đỏ tươi, hơi loãng, càng ngày càng loãng và màu nhạt bớt. Từ ngày 7 đến 10  sau sinh thì dịch sẽ dần chuyển sang màu vàng hoặc trắng, các trường hợp phổ biến thông thường sẽ hết sản dịch vào ngày thứ 20, sau khoảng 1 tuần sẽ ra một ít máu tươi hoặc cục máu đông, là dấu hiệu của sự hồi phục nên không cần quá lo lắng.

2.3. Sản dịch thế nào là bình thường?

Sản dịch là một hiện tượng sau sinh mà các sản phụ gặp phải, nhiều người băn khoăn vậy sản dịch như thế  nào là bình thường và tình trạng bất ổn nào cần có sự can thiệp của bác sĩ. Thông thường sản dịch sẽ hết sau 20 ngày sau sinh, nhiều trường hợp có thể kéo dài đến  45 ngày. Sản dịch bình thường thì máu ra sẽ có màu đỏ tươi vào 3 ngày đầu, sau 7-10 ngày sẽ nhạt và loãng hơn, chủ yếu là chất nhầy, chuyển dần sang màu vàng và trắng là dấu hiệu của sản dịch sắp kết thúc.

Sản dịch là hiện tượng bình thường sau sinh, không nên lo lắng. 

Sản dịch là hiện tượng bình thường sau sinh, không nên lo lắng.  (Nguồn: Useful.vn)

2.4. Những điều cần lưu ý về sản dịch sau sinh

Trong khi có sản dịch, sản phụ có thể dùng băng vệ sinh và thay liên tục (cách 1h trong ngày đầu và 4h trong các ngày tiếp theo), hạn chế dùng tampon và luôn rửa tay sạch sẽ sau mỗi lần thay băng. Trong thời gian này, để tránh hiện tượng bế sản dịch thì các sản phụ ngoài thời gian nghỉ  ngơi cũng nên vận động nhẹ nhàng, giúp hiện tượng sản dịch diễn ra nhanh chóng hơn. Nếu quá 6 tuần sản phụ vẫn ra máu, có mùi hôi, sốt, căng bụng hay bất kỳ dấu hiệu bất thường khác thì nên đến khám chuyên sản- phụ khoa tại các cơ sở y tế uy tín.

3. Phân biệt sản dịch và băng huyết sau sinh

Nhiều sản phụ chưa biết cách phân biệt băng huyết và sản dịch sau sinh, do đó bị lo lắng quá hoặc chủ quan dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.  Nếu như với hiện tượng sản dịch chỉ kéo dài từ 2 đến 6 tuần, 3 ngày đầu máu đỏ tươi và loãng dần do sự co thắt của tử cung, nhạt màu dẫn đến khoảng ngày thứ 10 chỉ còn dịch vàng hoặc trắng rồi kết thúc thì hiện tượng băng huyết lại khác, máu ra nhiều và liên tục, màu đỏ tươi hơn máu sản dịch, sản phụ có thể bị chóng mặt, xanh xao, đau tức và căng ở vùng bụng,… Do đó cần biết cách phân biệt băng huyết và sản dịch để xử lý kịp thời. Để phòng băng huyết sau khi  sinh, tốt nhất là sản phụ nên khám định kỳ và kiểm tra sức khỏe sát sao, không nên chủ quan, ăn uống lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cũng phải đến cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này đã giúp các bạn có được thông tin hữu ích, phân biệt băng huyết và sản dịch từ đó có sự chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Đến khám tại các cơ sở y tế uy tín nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào

Đến khám tại các cơ sở y tế uy tín nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào  (Nguồn: binhduongvn.city)

Cơ thể sản phụ sau sinh rất yếu, miễn dịch kém và dễ bị nhiễm khuẩn hay gặp những triệu chứng bất thường. Hiện tượng chảy máu sau sinh có nhiều nguyên do khác nhau, trong đó phổ biến có hiện tượng sản dịch và băng huyết cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, chúng tôi đã đem đến những thông tin cơ bản và cách phân biệt băng huyết và sản dịch giúp các phụ sản trang bị cho mình những kiến thức hữu ích, không nên quá lo lắng ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe.

Với mong muốn hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, trang thương mại điện tử Useful cung cấp những thông tin hữu ích và bao gồm nhiều gói khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sản phụ chất lượng nên tham khảo.