1. Sinh xong có nên nằm than không?
Từ xa xưa, các cụ đã luôn quan niệm phải nằm than sau khi sinh cũng như ở cữ đầy đủ để nhanh chóng hồi sức. Tuy vậy, thực sự sinh xong có nên nằm than không thì vẫn còn là vấn đề bất đồng giữa các thế hệ.
Theo quan niệm cũ, sau khi mới sinh, người phụ nữ sẽ hao tốn rất nhiều sức lực. Đồng thời, mẹ mới sinh mất rất nhiều máu dẫn đến việc cơ thể thường yếu và lạnh hơn bình thường rất nhiều. Ngoài ra, việc đột nhiên kết thúc quá trình trao đổi chất giữa mẹ và bé cũng khiến cơ thể mẹ không kịp thích nghi về mặt thể chất.
Do quá trình thiếu hụt năng lượng đột ngột, nhiều người quan niệm mẹ sinh xong cần giữ ấm hơn. Bởi vậy, quan niệm sinh con xong phải nằm than mới hình thành. Thực tế, quan niệm nằm than sau sinh là vô cùng sai lầm. Việc này bắt nguồn từ cuộc sống trong quá khứ khi đất nước còn khó khăn, điều kiện sinh hoạt và các dịch vụ y tế chưa quá phát triển để nghĩ đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà bầu mới sinh. Việc nằm than lại đang tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé cả về yếu tố khách quan và chủ quan.
2. Tác hại của việc nằm than sau sinh
2.1. Tác hại cho sản phụ
Thực tế việc nằm than sau khi sinh gây ra nhiều tác hại hơn là hiệu quả mà mọi người vẫn lầm tưởng. Về yếu tố khoa học, khi đốt than, than sẽ sản sinh ra khí CO2 vô cùng độc hại. Loại khí này được đã chứng minh là vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây hại cho hệ hô hấp của cả mẹ và bé. Nguy hiểm hơn, phụ nữ sau sinh thường nằm trong phòng kín nhằm tránh gió tránh lạnh, đốt than trong phòng kín hoàn toàn có thể gây ra ngạt khí.
Nếu hỏi sinh xong có nên nằm than không thì nhiều gia đình vẫn khẳng định là có bởi đã kinh nghiệm từ xa xưa truyền lại. Quan niệm xưa cho rằng, sản phụ giữ ấm từ việc đốt than sưởi sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, tránh những biến chứng hậu sản sau này, đề phòng các trường hợp đau tê thấp khi về già. Tuy nhiên, ngoài tác hại nguy hiểm khi hít phải khí than độc, nhiệt độ khi đốt than thường không ổn định cũng gây mệt mỏi, tác động không tốt đến thân nhiệt của sản phụ.
Đặc biệt, sau khi sinh cơ thể sản phụ thường có thân nhiệt thấp hơn thông thường nên việc thay đổi nhiệt độ thất thường cùng sự khô rát do đốt than sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục cho mẹ.
Nếu sinh mổ có nằm than được không, câu trả lời vẫn là hoàn toàn không nên. Có rất nhiều điều cần kiêng cữ sau khi sinh, đặc biệt là sinh mổ, sản phụ thường mất nhiều thời gian hồi phục hơn hẳn với sinh thường, đốt than ảnh hưởng đến hô hấp và sự nghỉ ngơi, hồi phục của mẹ, giúp mẹ cảm giác khó chịu khi nghỉ ngơi.
Sản phụ nên đi kiểm tra và khám thai định kỳ, có những tư vấn cụ thể của bác sĩ về quá trình chăm sóc sức khỏe trước và sau sinh. Đồng thời, nếu có người nhà kiên quyết chuyện sinh xong có nên nằm than không, những lời khuyên của bác sĩ sẽ giúp bạn và gia đình thêm tin tưởng và dễ thuyết phục hơn.
2.2. Gây nguy hiểm cho bé
Đối với trẻ nhỏ, việc đốt than trong phòng còn gây ra rất nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của bé trong những tháng đầu đời. Cũng giống như mẹ, khí CO2 sản sinh trong quá trình đốt than sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ hô hấp còn non nớt của bé. Nguy hiểm hơn, khi mới sinh các cơ quan chưa hoàn toàn hoàn thiện sẽ dễ bị tổn thương và để lại những di chứng nghiêm trọng nếu bé phải hít quá nhiều khí than.
Ngoài ra, hơi nóng và sự bí bách từ khí than cũng là một trong những tác nhân gây mẩn đỏ, khó chịu cho bé. Khi bàn việc bà đẻ có nên nằm than không, nhiều người cho rằng nằm than giữ ấm là cách giúp cho bé được nhanh chóng cứng cáp và quen với môi trường bên ngoài.
Tuy nhiên, phương pháp này lại là cực kỳ sai lầm. Bé hoàn toàn có thể mắc những di chứng về não, hô hấp, bị bỏng nghiêm trọng do bén lửa trong môi trường phòng kín ngạt khí.
Hơn thế nữa, việc hơ than với nhiệt độ thay đổi thất thường, than có thể tàn khiến nhiệt độ không ổn định cũng gây ảnh hưởng đến thân nhiệt của bé. Trẻ nhỏ trong tháng đầu tiền cần được giữ ấm và hạn chế ra gió bởi bé còn khá yếu và chưa hoàn thiện các chức năng.
Đốt than trong thời gian ở cữ của mẹ không đem lại tác dụng lớn trong việc giữ ấm và phục hồi, thậm chí, chúng còn là con dao hai lưỡi gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.
3. Cách giữ ấm cơ thể hiệu quả an toàn mà không cần nằm than
Với những gia đình vẫn còn băn khoăn sinh xong có nên nằm than không thì cần hoàn toàn loại bỏ suy nghĩ này. Không chỉ phản khoa học, phương pháp ở cữ này còn gây nguy hiểm đến sức khỏe và tinh thần cho cả me và bé. Trong giai đoạn khoa học phát triển, suy nghĩ tân tiến, những quan niệm sai lầm này cần được loại bỏ sớm để trẻ được phát triển tốt nhất. Mẹ bầu nên tham khảo thêm 15 kiêng cữ chính xác nhất nên làm sau sinh
Ngoài nằm than, có rất nhiều phương pháp giúp mẹ và bé có thể giữ ấm sau sinh hoàn toàn hiệu quả và an toàn. Thường xuyên giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc quần áo đủ ấm, đi tất, đeo khăn và nằm trong phòng kín gió. Phương pháp này có thể giữ ấm tự nhiên cho cơ thể mẹ và bé, dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp với thân nhiệt và vô cùng an toàn.
Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng có thể sử dụng những loại dầu massage như dầu tràm, dầu nóng giữ ấm. Những loại dầu này có thể dùng để pha nước ấm làm sạch và massage cho cả bé giúp đem lại cho bé cảm giác ấm áp và thoải mái.
Đồng thời, việc sử dụng dầu nóng cũng giúp kích thích lưu thông máu và các huyệt vị dưới da hoạt động, giúp mẹ mau hồi phục cơ thể sau khi sinh. Một phương pháp dinh dưỡng hợp lý cũng giúp tăng cường sức khỏe và khả năng phục hồi cho mẹ và bé.
Có khá nhiều quan niệm dân gian xưa về việc ở cữ cho thai phụ, như việc thai phụ cần tránh nước một tháng sau khi sinh. Tuy nhiên, điều này là không hoàn toàn cần thiết, sản phụ vẫn cần được vệ sinh sạch sẽ tuy nhiên sẽ tránh sử dụng nước nóng mà nên dùng nước ấm pha chút dầu nóng giúp nhiệt độ cơ thể nhanh chóng được cân bằng.
Qua bài viết hy vọng các mẹ đã phần nào biết được việc sinh xong có nên nằm than không. Ngoài việc tìm hiểu kỹ những thông tin sau sinh thì việc tìm hiểu và lựa chọn dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói để được thăm khám, tư vấn và chăm sóc chu đáo cực kỳ quan trọng. Chúc mẹ và bé luôn khỏe.