Phương pháp mổ thường được rất nhiều các chị em phụ nữ lựa chọn thay cho việc sinh đẻ tự nhiên. Vậy sinh mổ tối đa được mấy lần? Hãy cùng Blog Useful tìm hiểu thông tin chi tiết có trong bài viết sau.
1. Sinh mổ nhiều lần có tốt không?
1.1. Ưu điểm của sinh mổ
Sinh mổ là phương pháp cần thiết được thực hiện để đảm bảo an toàn cho thai nhi và người mẹ nếu sản phụ gặp phải các bệnh lý nguy hiểm: tim mạch, thai nhi có kích thước lớn biến chứng thai kỳ hoặc thai chuyển dạ sớm. Khi thực hiện phương pháp này sản phụ sẽ không hề cảm thấy đau đớn như sinh đẻ theo phương pháp thông thường bởi đã được tiêm vào tủy sống một lượng thuốc gây mê. Đặc biệt trong quá trình mổ đẻ, bác sĩ có thể phát hiện ra sản phụ có mắc thêm những khối u xơ tử cung hoặc u nang buồng trứng hay không và sẽ được loại bỏ ngay trong quá trình sinh mổ nếu có.
Phương pháp sinh mổ tối đa được mấy lần? (Nguồn: afamilycdn.com)
1.2. Nhược điểm của sinh mổ
Các chị em phụ nữ nếu như đang thắc mắc sinh mổ tối đa được mấy lần bởi nếu có mong muốn sinh nhiều con cái cần chú ý rằng phương pháp này nếu áp dụng nhiều sẽ gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Lượng thuốc gây mê tiêm vào tủy sống sẽ để lại nhiều tác dụng phụ cho người mẹ như tụt huyết áp, dị ứng hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Mức độ hồi phục thể trạng của sản phụ cũng sẽ kéo dài lâu hơn so với những ca đẻ thường. Trong trường hợp những vết mổ đẻ không được chăm sóc, vệ sinh kỹ càng sẽ có nguy cơ gây ra hiện tượng nhiễm trùng cấp tính, rau cài răng lược vào các vết mổ cũ (Nếu sản phụ sinh mổ lần 2), mắc bệnh viêm đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang. Về phần em bé do không được tiếp xúc với vi khuẩn trong âm đạo của người mẹ nên sức đề kháng và hệ miễn dịch cũng sẽ kém hơn, thường mắc phải các bệnh lý về suy hô hấp.
1.3. Liệu bà bầu có nên sinh mổ nhiều lần?
Vậy có thể sinh mổ tối đa được mấy lần? Nếu các chị em phụ nữ có số lần sinh mổ càng nhiều thì sẽ càng dễ mắc phải các biến chứng trong lần mang bầu và sinh em bé sau. Như những bà bầu mổ lần 3 hay 4 đều mắc phải các hiện tượng nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe như vỡ tử cung, rau cài răng lược, nhau tiền đạo, nhau bong non, viêm tử cung, viêm dính tử cung, đau nhức mổ ở các vết sẹo hoặc có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của cả mẹ và con. Vì vậy, các chuyên gia y khoa hàng đầu trên thế giới khuyến cáo rằng phụ nữ tối đa chỉ nên thực hiện 2 lần và cần phải thực hiện đăng ký các gói khám sức khỏe tổng quát, toàn diện trước khi quyết định thực hiện thêm phương pháp sinh mổ lần nữa..
Việc sinh mổ quá nhiều lần sẽ khiến các vết sẹo có nguy cơ bị nhiễm trùng (Nguồn: conlatatca.vn)
2. Sinh mổ tối đa được mấy lần để tránh biến chứng nguy hiểm?
2.1. Kinh nghiệm sinh mổ lần 2
Theo kinh nghiệm sinh mổ lần 2 được nhiều chị em truyền tai, sản phụ hãy chờ một khoảng thời gian tối đa là 2 năm để các vết thương ở lần sinh mổ đầu tiên hồi phục ổn định trở lại. Sau đó các sản phụ hãy đến các trung tâm y tế thực hiện các xét nghiệm và được các bác sĩ kết luận bản thân có thể sinh mổ tối đa được mấy lần? Nếu chưa đạt được khoảng thời gian tối đa là 2 năm, sản phụ và thai nhi sẽ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như thai bám vết sẹo mổ cũ, trẻ có đề kháng kém, bục vết sẹo mổ cũ hoặc ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng:
- Thai bám vào vết sẹo mổ cũ: Đây là hiện tượng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của mẹ và bé. Thai nhi sẽ có thể làm tổ ở phần vết sinh mổ lần đầu, hình thành và phát triển gây ra hiện tượng sản phụ bị nhau cài răng lược hoặc chảy máu. Một số trường hợp biến chứng nặng hơn đã được ghi nhận, các lớp nhau thai chèn sâu vào các lớp mô sợi tử cung hoặc phần cơ gây ra hiện tượng xuyên thưởng lớp tử cung và các bộ phận bên trong gây chảy máu không thể kiểm soát.
- Bục vết sẹo mổ cũ: Do mang thai lần 2 sau sinh mổ lần đầu quá sớm, các vết sẹo ở tử cung sẽ chưa kịp lành khiến vết mổ cũ bị bục. Nguyên nhân chính là do khi thai nhi phát triển ở kích cỡ lớn sẽ tạo áp lực trực tiếp lên tử cung gây bục các vết sẹo cũ. Nếu sản phụ có biểu hiện đau nhói bất thường ở các vết mổ cũ hoặc vùng tử cùng cần nhanh chóng tới các trung tâm y tế để tiến hành kiểm tra tình trạng thai nhi khẩn cấp.
Ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi: Mang thai lần 2 quá sớm sau sinh mổ lần đầu thì thai nhi sẽ dễ mắc phải các biến chứng như kém phát triển, sinh non, suy dinh dưỡng, rau tiền đạo, nhau cài răng lược hoặc nghiêm trọng hơn là chết lưu. Vì vậy, nếu như sản phụ đang mang bầu đã từng tiến hành đẻ mổ lần 1 nên tiến hành tới các trung tâm y tế để kiểm định cơ thể của mình có thể sinh mổ tối đa được mấy lần và có nên tiếp tục chọn phương pháp đó hay không.
Để có thể tránh được các biến chứng nguy hiểm trên, thai phụ cần phải tới các trung tâm y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân có thể sinh mổ tối đa bao nhiêu lần. Đồng thời nếu đã mang thai, sản phụ cần phải thường xuyên thực hiện các xét nghiệm thai sản định kỳ. Trong trường hợp mang bầu lần 2 quá sớm sau sinh mổ mà thai nhi quá nhỏ, sản phụ hãy cân nhắc tới việc loại bỏ hoặc tiếp tục giữ theo sự tư vấn của đội ngũ y bác sĩ, sức khỏe bản thân và khả năng tài chính. Nếu sản phụ quyết định giữ thai nhi cần phải định kỳ đăng ký các gói khám sản phụ khoa uy tín tại các trung tâm y tế hàng đầu và được theo dõi sức khỏe định kỳ thường xuyên đề phòng các biến chứng xấu xảy ra. Sản phụ có thể chủ động yêu cầu bác sĩ thực hiện phương pháp sinh mổ khi đã được 39 tuần hoặc phát sinh các dấu hiệu bất thường.
Sinh mổ nhiều lần có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi sau khi chào đời (Nguồn: poh.vn)
2.2. Sinh mổ 3 lần có được không?
Hầu hết các chị em phụ nữ đều được đội ngũ y bác sĩ khuyên không nên thực hiện sinh mổ lần 3 sau khi đã thực hiện lần 2. Tuy nhiên, có rất nhiều sản phụ vẫn quyết định thực hiện phương pháp mổ đẻ lần 3 mà bỏ qua nguy cơ có thể gây ra nhiều rủi ro lớn cho tính mạng của bản thân và thai nhi. Nếu vẫn quyết định sinh mổ lần 3, sản phụ cần phải chuẩn bị thật kỹ càng để đảm bảo an toàn và tốt nhất nên thực hiện sau khoảng thời gian là 4 năm, kể từ khi sinh mổ lần 2.
2.3. Sinh mổ 4 lần có nguy hiểm không?
Sau quá khi đã thực hiện sinh mổ lần 3, nếu như các chị em phụ nữ muốn sinh mổ lần 4 cần phải chờ thêm khoảng thời gian là 4 năm để các vết mổ và thể trạng sức khỏe được lành lặn. Nếu chưa chờ đủ thời gian, sản phủ sẽ có thể mắc phải các biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng của bản thân và em bé. Để có thể sinh mổ lần 4 đảm bảo an toàn, sản phụ cần phải thường xuyên khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra tình trạng vết mổ và tình trạng thai nhi. Sản phụ cần phải nhập viện sớm trước ngày dự sinh khoảng từ 3 – 4 ngày để bác sĩ theo dõi tổng quát và chuẩn bị kỹ lưỡng cho quá trình sinh con của bạn.
2.4. Có thể đẻ mổ lần đầu lần sau có đẻ thường?
Theo các chuyên gia y khoa, để có thể tránh gặp phải các biến chứng thì các sản phụ đã từng sinh mổ lần đầu hãy tiếp tục thực hiện phương pháp này cho lần sinh đẻ kế tiếp. Cũng có một số ít trường hợp áp dụng phương pháp sinh mổ lần đầu, lần 2 thực hiện sinh đẻ thường. Tuy nhiên, để có thể sinh đẻ theo phương pháp tự nhiên cần phải được sự đồng ý của đội ngũ y bác sĩ sau khi đã xem xét kỹ càng thể trạng sức khỏe của sản phụ và thai nhi.
Người mẹ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi thể trạng sau sinh mổ nhiều lần (Nguồn: hellobacsi.com)
3. Những lưu ý dành cho bà bầu sinh mổ nhiều lần cần quan tâm
3.1. Khoảng cách an toàn giữa 2 lần sinh mổ
Tại các bệnh viện, trung tâm y tế tại Việt Nam thường quy định mốc thời gian là 2 năm để sản phụ có thể mang thai và thực hiện sinh mổ những lần kế tiếp. Mốc thời gian này được các chuyên gia y khoa đưa ra dựa trên khả năng phục hồi của vết sẹo mổ cũ và mức độ sức khỏe trung bình của sản phụ Việt Nam.
3.2. Tham khảo ý kiến bác sĩ về những nguy cơ có thể gặp phải
Nếu có ý định sinh mổ lần thứ 3 hoặc 4, sản phụ cần phải tham khảo trước ý kiến của bác sĩ xem cơ thể mình có thể sinh mổ tối đa được mấy lần, những biến chứng, nguy cơ có thể gặp phải để đưa ra biện pháp phòng tránh cụ thể. Bởi những nguy cơ do sinh mổ nhiều lần gây ra có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của cả mẹ và bé.
3.3. Chăm sóc sản phụ sau đẻ mổ đúng cách
Sau khi thực hiện phương pháp đẻ mổ, sản phụ cần phải được chăm sóc và theo dõi kỹ càng tránh gặp phải trường hợp bị nhiễm trùng các vết thương, mất sức đề kháng, suy nhược cơ thể hoặc phải chịu đau đớn quá mức do hết thuốc gây tê. Người nhà hãy đăng ký các gói dịch vụ chăm sóc bà bầu sau sinh để đảm bảo sức khỏe của sản phụ luôn ở mức độ tốt nhất.
Mẹ bầu cần phải được ăn uống đủ chất sau khi thực hiện sinh mổ nhiều lần (Nguồn: headlines.pw)
3.4. Vận động hợp lý ăn uống đủ chất
Trong khoảng thời gian 6 tiếng đầu thực hiện phương pháp sinh mổ sản phụ tuyệt đối không được bổ sung bất kỳ một loại thức ăn nào vào cơ thể. Nguyên nhân là do cơ thể sản phụ chưa thể hấp thụ và tiêu hóa bình thường ngay trở lại được, gây ra hiện tượng cơ thể mệt mỏi, đầy hơi hoặc táo bón. Sau khoảng thời gian 6 tiếng, sản phụ nên ăn cháo loãng, súp hoặc canh để bổ sung nhiều nước để phục hồi thể trạng và sản sinh ra sữa để cho con bú.
3.5. Khám thai thường xuyên
Để quá trình sinh mổ lần 2, 3 hoặc 4 được diễn ra thuận lợi, sản phụ cần thường xuyên khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế lớn để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi trong bụng. Các sản phụ có thể đăng ký gói thai sản, sinh con trọn gói bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thực hiện đầy đủ tất cả các bước xét nghiệm, siêu âm, giúp phát hiện sớm các triệu chứng bất thường trong quá trình mang thai. Vinmec với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang bị thiết bị dụng cụ y tế đạt chuẩn quốc tế, hệ thống máy móc tân tiến… chắc chắn sẽ giúp sản phụ có thể xử lý các dấu hiệu bất thường kịp thời và chuyển dạ an toàn, thành công.
Hy vọng rằng với những thông tin trên mà Blog Useful đã đưa tới thì các sản phụ đã tìm được lời giải đáp cho bản thân về câu hỏi sinh mổ tối đa được mấy lần? Các sản phụ hãy nên cân nhắc thật kỹ càng về việc sinh quá nhiều con để đảm tương lai tốt nhất cho bản thân, gia đình và đặc biệt là thai nhi. Tiến hành đăng ký khám thai sản trọn gói toàn diện, tiết kiệm chi phí tại Useful, cho mẹ và bé mẹ tròn con vuông nhé.