1. Khám thai 33 tuần tuổi gồm những gì
Siêu âm thai 33 tuần tuổi sẽ có những chỉ số của thai nhi mà bạn phải lưu ý. Đó là chiều cao, cân nặng hiện tại của bé và chỉ số phát triển của chiều cao trong những tháng tiếp theo. Đồng thời là những vấn đề của người mẹ thường gặp phải trong giai đoạn này.
1.1 Chỉ số siêu âm thai nhi tuần 33
Chỉ số cân nặng: Cân nặng chính là một trong những chỉ số siêu âm thai nhi 33 tuần tuổi mà người mẹ cần lưu ý. Lúc này em bé và bạn đã bên nhau được hơn 7 tháng, cùng nhau trải qua những giai đoạn khó khăn của việc mang thai. Em bé đã được hấp thụ những dinh dưỡng của bạn mang đến qua dây rốn và lúc này cân nặng chuẩn của em bé là khoảng 1.9kg. Nếu em bé chưa đạt được mức cân nặng này, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng các món ăn dinh dưỡng cho mẹ bầu và bé để thai nhi được phát triển đúng tiêu chuẩn.
Chiều cao: Đi cùng với chỉ số cân nặng, chỉ số chiều cao của thai nhi cũng là vấn đề mà người mẹ phải dành sự quan tâm đặc biệt. Trong giai đoạn 33 tuần tuổi thai nhi sẽ dài khoảng 43cm. Mỗi tuần tiếp theo, thai nhi sẽ dài thêm khoảng 2,5 cm. Nếu em bé phát triển chậm hơn chỉ số này bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống phù hợp và cần thiết cho bạn.
Vòng bụng của mẹ: Trong giai đoạn thai tuần thứ 33 người mẹ thường để ý kích thước bụng của mình vì tâm lý vòng bụng lớn thì thai nhi mới phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố của của cơ thể người mẹ như: cấu trúc xương, vóc dáng, vị trí thai nhi 33 tuần tuổi… Do đó nếu vòng bụng của mẹ không to hơn những tuần trước là bao thì mẹ cũng không nên quá lo lắng, nhất là người mẹ có thể trạng nhỏ nhắn.
Mẹ mang thai tuần 33 bụng đã lớn và gặp khó khăn khi di chuyển (Nguồn: poh.vn)
Bên cạnh các chỉ số về chiều cao và cân nặng của thai nhi thì các mẹ bầu nên để ý các chỉ số khác: BPD, FL, AC, HC, EFW… vì đây là những chỉ số để biết được em bé của bạn có phát triển toàn diện không.
BPD chính là đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm): giai đoạn này em bé sẽ có đường kính lưỡng đỉnh là 77-89, thường trung bình sẽ là 83mm
FL là Chiều dài xương đùi của thai nhi (Đơn vị: mm): 33 tuần tuổi xương đùi của thai nhi sẽ có kích thước từ 58-70mm, trung bình là 63mm
AC là chu vi bụng của bé(Đơn vị: mm): Lúc này chu vi bụng của bé là từ 254-334mm. Trung bình của các thai nhi giai đoạn này là 299mm.
HC chính là chu vi đầu của thai nhi (Đơn vị: mm): chỉ số này rất quan trọng, vì nó liên quan đến sự phát triển não bộ của em bé. Thường lúc này em bé sẽ có chu vi đầu từ 290-326mm, trung bình là 308mm.
EFW là Cân nặng thai nhi ước tính (Đơn vị: gram): Giai đoạn này có cân nặng thai nhi đang phát triển hàng ngày, ước tính từ 1794-2530g, trung bình là 2162g.
Chỉ số siêu âm thai nhi vào tuần 33 để các mẹ bầu theo dõi ( Nguồn: wellcare.com)1.2 Hình ảnh siêu âm thai tuần 33
Khi thai nhi đã được 33 tuần tuổi bạn có thể nhìn thấy được sự phát triển của em bé ngày càng rõ rệt so với giai đoạn trước. Nhìn vào kết quả siêu âm thai 33 tuần tuổi bạn có thể thấy được sự phát triển của bé, đồng thời là ngôi thai và những hoạt động của bé.
Sự phát triển của bé: Lúc này da của em bé đã đỡ nhăn nheo, căng hơn do cơ thể đã được đắp thêm thịt. Đồng thời xương cũng đã cứng cáp hơn so với những tuần trước.
Ngôi thai của bé: 33 tuần tuổi thai nhi đã bắt đầu có xu hướng quay đầu xuống phía dưới để chuẩn bị cho ngày sinh. Nếu lúc này bé chưa quay đầu thì có lẽ là do một trong những nguyên nhân sau: nước ối quá ít hoặc quá nhiều, người mẹ mang thai có tử cung bất thường hoặc nhân xơ tử cung, mang thai đôi hoặc ba, có nguy cơ sinh non …
Hoạt động của bé: Qua hình ảnh siêu âm thai 33 tuần thấy thai nhi đã bắt đầu có một số hoạt động như mắt đã bắt đầu cảm nhận được ánh sáng, díu lại từng lúc nhưng đa số thời gian bé vẫn ngủ là chủ yếu. Lúc này em bé đã bắt đầu mơ những giấc mơ nên có những biểu hiện chuyển động mí mắt liên tục. Bé có thể nghe thấy những âm thanh bên ngoài và hưởng ứng theo nên đôi lúc mẹ bầu sẽ cảm nhận được chân tay của bé di chuyển.
Hình ảnh thai nhi 33 tuần trong bụng mẹ (Nguồn: baomoi.com)
1.3. Các vấn đề hay gặp khi thai 33 tuần tuổi
Bên cạnh những chỉ số quan trọng của thai nhi thì trong giai đoạn này mẹ bầu cũng gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe, tâm lý trong giai đoạn cuối thai kỳ. Chính vì vậy mẹ bầu nên đi khám tổng quát để sức khỏe của mình được đảm bảo và tâm lý được ổn định để chào đón bé.
Đầu tiên là sự lo lắng bị nhiễm liên cầu khuẩn B. Đây là loại vi khuẩn phổ biến cư trú ở ruột hoặc âm đạo. Nếu người mẹ bị nhiễm cầu khuẩn B, sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng nhau thai, dịch ối; nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm trùng huyết.
Bên cạnh đó cầu khuẩn B còn gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh. Sức đề kháng của trẻ rất yếu nên nếu bị lây vi khuẩn này từ mẹ trẻ sẽ có nguy cơ bị viêm phổi, viêm não và nhiễm trùng máu. Chính vì vậy bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh ăn uống và âm đạo để tránh nhiễm loại vi khuẩn này.
Trong giai đoạn này, phụ nữ mang thai thay đổi nội tiết tố nên người dễ nổi mề đay, mẩn ngứa ở vùng bụng và tay chân. Triệu chứng này không nguy hiểm đến thai nhi, tuy nhiên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến mẹ bầu trong giấc ngủ và hoạt động hàng ngày.
Tâm lý trầm cảm cuối thai kỳ: Vào cuối thai kỳ, người mẹ thường khó thở, mất ngủ thường xuyên do tư thế ngủ khó khăn, lo nghĩ. Đặc biệt tâm lý thường không ổn định, nhạy cảm hơn so với người bình thường nên rất dễ bị tác động từ tâm. Bởi vậy gia đình cần lưu tâm chăm sóc bà bầu chu đáo để không ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Và giúp mẹ bầu giảm stress với phương pháp vô cùng đơn giản.
Trong thời gian này, bạn nên giữ vững tâm lý thoải mái, trạng thái vui vẻ, kể chuyện cho em bé, nghe nhạc nhẹ nhàng để thư giãn cũng là để em bé được cảm nhận âm nhạc. Bên cạnh đó để bớt nhàm chán, bạn có thể mua voucher tập yoga vận động nhẹ nhàng để tâm trạng được thoải mái và giúp quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi hơn.
Sữa non rò rỉ: Hiện tượng này mẹ bầu phải nên lưu ý vì khi sữa non ra sớm chính là thai có dấu hiệu chết lưu. Bạn có thể đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Giữ vệ sinh và ăn uống sạch cũng như thăm khám bác sĩ để ngừa bệnh liên cầu khuẩn B (Nguồn: hongngochospital.vn)
2. Dịch vụ thai sản tại Vinmec trọn gói phù hợp cho mẹ thai nhi tuần 33
Dịch vụ thai sản trọn gói Vinmec khám chuyên sâu đầy đủ những chỉ số cần biết cho mẹ và con trong giai đoạn thai nhi 33 tuần tuổi.
2.1. Khám các chỉ số của mẹ (Cân nặng, huyết áp, nước tiểu, tử cung, các triệu chứng bất thường)
Giai đoạn này rất quan trọng để chuẩn bị đến tuần sinh. Chính vì thế mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng giàu năng lượng như: cá, thịt, tôm…. Lúc này cân nặng của người mẹ sẽ tăng nhanh chóng khoảng 9kg tính từ tuần 28 đến tuần 33.
Huyết áp: Đây cũng chính là khoảng thời gian mẹ bầu thường dễ bị cao huyết áp, chính vì thế nên cần phải đo huyết áp thường xuyên. Nếu huyết áp đạt 110/70, 120/80 là bình thường.
Nước tiểu: Nước tiểu có màu vàng nhạt chứng tỏ mẹ bầu hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu nó chuyển sang màu vàng đục tức là mẹ uống ít nước, do đó mẹ bầu nên chú ý bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể.
Tử cung của mẹ giai đoạn này được co giãn để chứa bào thai. Các cơ vùng kín cũng giãn theo và mềm hơn trước.
Ngoài ra trong thời kỳ này người mẹ thường gặp phải các triệu chứng như: đau bụng ra máu âm, bụng to quá nhanh, xuất huyết bất thường. Nếu gặp một trong những triệu chứng trên mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
Khám các chỉ số của mẹ trong giai đoạn cuối của thai kỳ (Nguồn: baomoi.com)
2.2. Khám các chỉ số của bé (nhịp tim, hướng sinh, vị trí)
Trong thời gian này nhịp tim của thai nhi khoảng từ 110-160 nhịp/phút là bình thường. Về hướng sinh và vị trí của thai nhi, khi đã được 33 tuần tuổi thai nhi bắt đầu hướng về âm đao của mẹ, mông bắt đầu hướng về phía ngực của mẹ để chuẩn bị cho ngày chào đời.
3. Những lưu ý mẹ nên thực hiện khi thai được 33 tuần tuổi
3.1. Bổ sung nhiều rau và trái cây trong chế độ dinh dưỡng
Ở thời kỳ thai được 33 tuần tuổi người thân nên chú ý chăm sóc bà bầu cẩn thận qua chế độ dinh dưỡng để cho bé được hấp thụ đầy đủ dưỡng chất, phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ. Bên cạnh đó, giai đoạn này người mẹ thường mắc phải chứng táo bón nên phải để ý ăn đồ dễ tiêu hóa, bổ sung nhiều vitamin và chất xơ từ rau, củ, quả sạch, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng.
Bổ sung nhiều rau và trái cây trong chế độ dinh dưỡng (Nguồn: nhathuocvietphap.vn)
3.2. Massage đi dạo thường xuyên
Những tuần cuối của thai kỳ người mẹ nên dành thời gian để đi dạo và massage bụng để mình được thư giãn, cải thiện sức khỏe và giúp sinh dễ hơn.
Massage bụng vào giai đoạn cuối của thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu dễ chịu và hỗ trợ cho việc sinh nở tốt hơn (Nguồn: nguoiduatin.vn)
3.3. Lên kế hoạch sinh nở
Từ tuần thứ 33, mẹ bầu bắt đầu chuẩn bị tâm lý thật tốt để chào đón em bé ra đời. Nên đặc biệt lưu tâm đến việc chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn. Quan trọng hơn là tìm hiểu những vấn đề về sinh đẻ, chọn cho mình một bệnh viện đảm bảo. Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn là lựa chọn hoàn hảo. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, sang trọng. Đội ngũ bác sĩ, y tá chuyên nghiệp, nhiệt tình bạn sẽ hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bảo hiểm của bệnh viện này.
Lên kế hoạch sinh nở và chuẩn bị cho quá trình vượt cạn (Nguồn: hellobacsi.com)
Trên đây là chia sẻ về những điều cần biết khi siêu âm thai 33 tuần tuổi. Bỏ túi những kiến thức này thì mẹ sẽ không còn phân vân hay lạ lẫm nữa để có thể chuẩn bị tâm lý thật tốt và đón chào thiên thần nhỏ của mình. Cũng đừng quên Vinmec – Bệnh viện đạt chuẩn 5 sao Quốc tế hiện đại luôn đồng hành cùng ba mẹ trong suốt quá trình mang thai và sinh con đấy nhé.