1. Dấu hiệu rối loạn tiền đình sau sinh là gì?
Rối loạn tiền đình khi cho con bú thường xảy ra do sau sinh nội tiết tố thay đổi và những căng thẳng trong những tháng đầu chăm sóc bé. Dấu hiệu chứng rối loạn ở phụ nữ sau sinh rất dễ nhận biết như cơ thể suy nhược, mệt mỏi và những cơn đau đầu, buồn nôn xuất hiện liên tục. Vấn đề thiếu máu lên não cũng khiến cơ thể mệt mỏi, mất thăng bằng và khó khăn khi đứng lên, đi lại. Tình trạng suy nhược này khiến tâm trạng phụ nữ sau sinh hay cáu gắt, dễ tủi thân và ảnh hưởng đến chất, lượng sữa. Nhận biết stress sau sinh và tìm hiểu cách điều trị kịp thời sẽ giúp bạn phòng chống và khắc phục bệnh lý tiền đình.
2. Vì sao phụ nữ sau sinh bị rối loạn tiền đình?
Nguyên nhân khiến các bà mẹ sau sinh thường mắc chứng rối loạn tiền đình do cơ thể mất máu nhiều sau quá trình sinh nở. Ngoài ra, áp lực trong việc chăm con, ở cữ hay vấn đề kinh tế gia đình dồn nén cũng khiến cơ thể người mẹ thêm phiền muộn, mất ngủ. Các áp lực vô hình này dẫn tới các bà mẹ trẻ dễ rơi vào tình trạng rối loạn tiền đình sau sinh. Ngoài tìm hiểu các cách giảm stress sau sinh hiệu quả bạn nên tham khảo thêm những thực phẩm giàu sắt nhất ngăn ngừa thiếu máu để cải thiện tình trạng bệnh.
3. Tác hại của hội chứng rối loạn tiền đình sau khi sinh
Rối loạn tiền đình sau sinh thực chất không phải là bệnh, đây chỉ là một hội chứng nhất thời. Thông thường rối loạn tiền đình không gây nguy hiểm tính mạng tuy nhiên lại ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và có thể gián tiếp gây tai nạn ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Rối loạn tiền đình còn là tác nhân dẫn tới những bệnh lý khác như bệnh tim mạch, bệnh về hệ thần kinh. Hội chứng này ở người thường có thể không quá nguy hiểm nhưng trên cơ thể phụ nữ sau sinh đang rất yếu ớt có thể dẫn tới nhiều vấn đề lớn về sức khỏe như suy nhược, giảm chất lượng sữa và đặc biệt là stress sau sinh.
4. Mẹ cho con bú bị rối loạn tiền đình phải làm sao?
4.1. Ăn nhẹ và uống sữa nóng phối hợp cùng chế độ nghỉ ngơi điều độ
Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn và bổ sung thêm 2 – 3 cốc sữa tươi giàu dưỡng chất được hâm nóng mỗi ngày. Ngoài chế độ dinh dưỡng khoa học, mẹ sau sinh nên kết hợp chế độ nghỉ ngơi điều độ, nằm nghỉ nhiều hơn và có thể tập một số bài thể dục nhẹ nhàng khi cơ thể đã sẵn sàng.
4.2. Có người giúp đỡ sau sinh
Nếu bạn cảm thấy quá sức trong việc chăm sóc em bé hay công việc nhà nên tìm một người giúp đỡ như ba mẹ, chồng hay người giúp việc. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các gói chăm sóc mẹ và bé sau sinh để giảm thiểu gánh nặng và thư giãn tâm lý, cải thiện sức khỏe phòng tránh hội chứng rối loạn tiền đình sau sinh.
4.3. Chia sẻ với chồng và người thân về những khó khăn của mình
Tâm lý bất ổn của phụ nữ sau sinh rất cần nhận được sự chia sẻ từ chồng và người thân. Ngoài việc giúp đỡ các bà mẹ sau sinh chăm sóc con và hỗ trợ việc nhà, người chồng nên tâm sự cùng vợ và giúp vợ giải tỏa tâm lý mệt mỏi, áp lực sau sinh.
4.4. Nên gặp bác sĩ tư vấn và điều trị
Khi chứng rối loạn tiền đình đã có những triệu chứng nặng bạn nên đến khám chuyên khoa về thần kinh, tai mũi họng và nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Thông thường, đối với các bà mẹ sau sinh cách điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn, luyện tập và sử dụng các phương pháp can thiệp không dùng thuốc.
Rối loạn tiền đình sau sinh là hội chứng hiện nay xuất hiện tương đối nhiều. Nguyên nhân chính ngoài việc mất máu còn là do những căng thẳng, mệt mỏi trong những tháng đầu làm mẹ. Rối loạn tiền đình dễ dẫn tới mất sữa khiến trẻ không thể bú mẹ. Đây chắc chắn là một thiệt thòi rất lớn cho bé so với những đứa trẻ khác. Vì vậy, ngay khi phát hiện những triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt bạn nên đến bệnh viện uy tín khám và điều trị hoặc tham khảo gói xoa bóp bấm huyệt trị bệnh tiền đình tại Vinmec tránh gây ra những hậu quả nguy hiểm.