Rối loạn dung nạp glucose là gì, dấu hiệu, điều trị, cách phòng tránh

Rối loạn dung nạp glucose là hiện tượng diễn ra khi cơ thể sản sinh ít insulin, một chất điều hòa lượng đường trong máu và chuyển hóa thành năng lượng. Dưới đây là các dấu hiệu, cách kiểm tra, chẩn đoán, phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả.

1. Rối loạn dung nạp glucose là gì

Rối loạn dung nạp glucose có tên gọi khác là tiền tiểu đường, được xác định là một nhóm các tình trạng trao đổi chất bất thường gây cao đường huyết. Tiêu chuẩn chẩn đoán hiện tượng này được xác định qua kết quả xét nghiệm OGTT và HbA1c, một người được chẩn đoán mắc rối loạn khi lượng đường trong máu nhỏ hơn 7 mmol/L lúc đói và con số này tiếp tục tăng lên 7,8 mmol/L đến 11,1 mmol/L sau 2 giờ xét nghiệm. Bên cạnh đó, nếu chỉ số HbA1c chỉ đạt 6,0 – 6,5% thì người bệnh có nguy cơ tiểu đường rất cao.

Hiện tượng tiền đái tháo đường xảy ra khi insulin không đủ để chuyển hóa glucose

Hiện tượng tiền đái tháo đường xảy ra khi insulin không đủ để chuyển hóa glucose (Nguồn: hellobacsi.com)

2. Nguyên nhân của rối loạn dung nạp glucose trong máu

2.1. Thừa cân, béo phì

Đa số những người mắc chứng tiền tiểu đường đều bị thừa cân béo phì hoặc có dấu hiệu tăng cân đột biến. Nguyên nhân cốt lõi là do lượng insulin vốn có trong cơ thể không đủ để điều hòa đường huyết, kích thích tăng tế bào gan và sản sinh nhiều glucose. Nếu mô mỡ hoặc tế bào cơ không tiếp nhận dưỡng chất này sẽ gây hiện tượng rối loạn dung nạp, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.

2.2. Tiền sử gia đình

Nếu gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc các biến chứng liên quan đến tăng đường huyết thì tỷ lệ di truyền rối loạn glucose là rất cao. Đây là hệ quả tất yếu của quá trình chung sống, cùng hệ gen hoặc có chế độ ăn uống tương đồng. Tỷ lệ này chỉ có thể giảm khi có sự cải thiện lối sống lành mạnh giữa các thế hệ, duy trì thói quen khám tổng quát định kỳ để phát hiện và ngăn chặn.

2.3. Tiểu đường thai kỳ

Mặc dù tỷ lệ này chỉ chiếm 3 đến 5% ở phụ nữ mang thai nhưng nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Ở giai đoạn này, những biến đổi bất thường trong cơ thể sẽ khiến tuyến tụy bị ức chế và cản trở sản sinh insulin, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng, tăng đường huyết và tăng nguy cơ tiền sản giật. Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ mắc ADHD ở trẻ, chính vì thế các mẹ bầu cần duy trì thói quen khám sản phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bệnh.

2.4. Lối sống ít vận động

Có thể bạn chưa biết, ít vận động là tác nhân gây cản trở chuyển hóa đường thành năng lượng, việc tích trữ glucose quá nhiều gây ra tình trạng rối loạn dung nạp và tăng nguy cơ tiểu đường. Triệu chứng này thường xảy ra ở những người làm văn phòng, phụ nữ mang thai hoặc người mắc dị tật bẩm sinh gây cản trở đi lại.

2.5. Các yếu tố nguy cơ khác

Một số nguyên nhân khác làm tăng nguy rối loạn dung nạp glucose là ăn các thức ăn gây tiểu đường như bánh ngọt, các loại hoa quả sấy khô, thực phẩm giàu tinh bột và đồ chiên rán. Ngoài ra, hệ miễn dịch giảm sút cũng khiến tế bào Lympho bị rối loạn, cơ thể không sản sinh đủ insulin dẫn đến tiền tiểu đường.

Hãy vận động nhiều hơn để giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường

Hãy vận động nhiều hơn để giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường (Nguồn: benhmantinh.vn)

3. Dấu hiệu rối loạn dung nạp đường huyết

Bạn chỉ có thể nhận biết tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose thông qua xét nghiệm máu hoặc các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, nếu bạn đang mắc bệnh huyết áp cao, béo phì, lượng cholesterol vượt ngưỡng cho phép… thì bác sĩ sẽ yêu cầu khám lâm sàng để xác định lượng đường trong máu.

Khi kết quả trên mức 7,8 mmol/L cũng là lúc bạn phải đối mặt với nguy cơ rối loạn dung nạp chất glucose và cần điều trị sớm trước khi chuyển sang giai đoạn đái tháo đường. Ngoài ra, các dấu hiệu đi tiểu đêm, tiểu nhiều, thường xuyên khát nước, mệt mỏi, nhanh đói ăn cũng ngầm cảnh báo cơ thể đang cạn kiệt insulin hoặc không đủ insulin để chuyển hóa năng lượng.

4. Rối loạn dung nạp đường có nguy hiểm không

Thông thường, hiện tượng rối loạn dung nạp đường chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, đuối sức, nhanh đói ăn và có khả năng phát triển thành đái tháo đường nếu không điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khi quá trình này diễn ra trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ tiền sản giật, phù tay chân, thai lưu và nhiễm trùng tiết niệu…

Trẻ nhỏ cũng vì thế dễ mắc các dị tật bẩm sinh, mắc bệnh đa hồng cầu hoặc béo phì trong quá trình phát triển. Đây là hệ quả vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống và tính mạng con trẻ, nên bạn cần theo sát lộ trình chăm sóc thai sản tại các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để phát hiện sớm, phòng các rủi ro không đáng có.

5. Phương pháp chẩn đoán rối loạn dung nạp glucose

Bên cạnh nghiệm pháp dung nạp glucose thì một số trường hợp sẽ phải qua xét nghiệm máu để sàng lọc lượng đường, chẩn đoán kết quả. Cụ thể hơn, nếu lượng đường trong máu thuộc khoảng 7,8 mmol/L đến 11,1 mmol/L  sau 2 giờ kết thúc nghiệm pháp thì rất có thể bạn phải điều chỉnh chế độ chăm sóc bản thân ngay lập tức để phòng tránh nguy cơ đái tháo đường.

Bên cạnh đó, các xét nghiệm sàng lọc được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân uống một dung dịch có vị ngọt, chứa 75g đến 100g glucose trước khi đo lượng đường trong máu. Hai phương pháp này có tỷ lệ chính xác cao, dễ thực hiện và an toàn cho người bệnh.

Xét nghiệm để xác định tỷ lệ đường trong máu cao hay thấp

Xét nghiệm để xác định tỷ lệ đường trong máu cao hay thấp (Nguồn: lintechvn.com)

6. Điều trị rối loạn dung nạp glucose

6.1. Thay đổi lối sống

Có thể nói đây là biện pháp lành mạnh nhất giúp điều hòa dung nạp glucose và ngăn chặn nguy cơ chuyển hóa thành đái tháo đường. Một lối sống khoa học cần đảm bảo cơ thể được vận động liên tục mỗi ngày, đơn giản chỉ là các hoạt động thể chất ngoài trời, chạy bộ, đi bộ, nhảy aerobic hoặc tham gia lớp học yoga tăng cường tuần hoàn máu, tiết nhiều insulin chuyển hóa năng lượng…Ngoài ra, bạn cũng nên cân bằng dinh dưỡng nạp vào cơ thể, bỏ thói quen hút thuốc, tránh xa đồ uống có chất kích thích và đặc biệt là cafein.

6.2. Điều trị bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc vào điều trị cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Đây sẽ là phương pháp thay thế nếu hoạt động thay đổi lối sống không thành công hoặc người bệnh mắc các dị tật cản trở vận động. Có hai loại thuốc đang được thử nghiệm và sử dụng ở nhiều bệnh nhân là metformin và acarbose, mặc dù các tác dụng đã được ghi nhận nhưng hoàn toàn chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất giúp cân bằng đường huyết.

7. Ngăn ngừa rối loạn dung nạp glucose

7.1. Chế độ ăn uống cân bằng

Một chế độ ăn uống cần bằng luôn mang lại lợi ích nhất định cho cơ thể con người. Với các bệnh nhân đang mắc chứng rối loạn dung nạp glucose, đây là giải pháp phòng tránh hiệu quả, giúp điều hòa đường huyết và tăng cường sản sinh insulin, hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra thuận lợi.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia, bạn nên bổ sung các thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch, rau củ quả tươi xanh giàu chất xơ, dầu thực vật chứa nhiều chất béo tốt và các loại cá mang hàm lượng omega 3 dồi dào. Với phụ nữ mang thai và các đối tượng có tiền sử bệnh đặc biệt cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, lên thực đơn ăn uống lành mạnh mỗi ngày để sớm khắc phục.

7.2. Giảm cân nếu đang thừa cân

Như đã biết, béo phì, thừa cân là tiền tố làm rối loạn dung nạp glucose và gây ra các bệnh về tim mạch. Chính vì thế, kể cả khi có kết quả chẩn đoán bạn cũng nên tự xây dựng cho mình chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, nhanh chóng giảm thiểu lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Bạn có thể tham khảo cách giảm cân an toàn hiệu quả từ các nguồn tin uy tín, tư vấn của bác sĩ để áp dụng ngay nhé. Một số bệnh nhân béo phì nên sử dụng các loại ngũ cốc giàu dinh dưỡng, yến mạch để thay thế tinh bột, đây cũng là một trong các cách hay giúp vừa giảm được cân vừa phòng ngừa rối loạn chuyển hóa đường huyết hiệu quả.

7.3. Hoạt động thể chất

Những hoạt động thể chất đều đặn giúp cơ thể đốt cháy một lượng lớn mỡ thừa, giảm nhanh cholesterol và điều hòa đường huyết hiệu quả. Bên cạnh các bài tập thể dục ở nhà, bạn cũng nên tham gia các buổi yoga, nhảy, chạy bổ để tăng cường sự dẻo dai, kích thích cơ thể sản sinh nhiều insulin, đưa quá trình dung nạp glucose đi vào quy chuẩn.

Nếu bạn mắc các dị tật bẩm sinh hoặc đang trong thời kỳ mang thai thì có thể làm quen dần với các động tác tập tay nhẹ, duy trì thói quen này theo tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

7.4. Bỏ rượu bia thuốc lá

Rượu, bia, thuốc lá, các thức uống chứa chất kinh thích là một trong các yếu tố gây rối loạn chuyển hóa đường huyết. Việc giảm thiểu hoặc loại bỏ thói quen sử dụng các sản phẩm gây hại này sẽ giúp cơ thể trở lại thế cân bằng, phòng tránh nguy cơ đái tháo đường hiệu quả. Nếu bạn đang trong tình trạng nghiện rượu thì nên đến gặp bác sĩ để được tư cách khắc phục sớm nhất, không nên tự ý sử dụng thuốc hoặc áp dụng liệu pháp dân gian chưa được kiểm chứng.

7.5. Kiểm tra đường huyết thường xuyên

Thói quen khám sức khỏe định kỳ luôn được khuyến khích bởi nó giúp bạn phòng tránh được hàng tá bệnh nguy hiểm, mang lại sức khỏe ổn định cũng như làm tăng chất lượng cuộc sống. Công đoạn xét nghiệm máu trong quy trình này giúp bạn xác định tỷ lệ đường trong máu, nhanh chóng đưa ra chẩn đoán và có lời khuyên bổ ích.

Hiện nay có một số địa chỉ quen thuộc như Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Bệnh viện Hồng Ngọc, Vinmec đang cung cấp dịch vụ khám tổng quát uy tín, lộ trình thăm khám nhanh, kết quả chính xác và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân.

Đừng để bia rượu thuốc lá làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Đừng để bia rượu thuốc lá làm tăng nguy cơ đái tháo đường (Nguồn: thuvienhoasen.org)

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về rối loạn dung nạp glucose, có biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp, ngăn chặn phát triển thành bệnh đái tháo đường.