Review ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư có hiệu quả không

Ung thư máu có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Rất may mắn là hiện nay y học đang ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư máu và đạt được kết quả tốt đẹp. Hơn nữa, tế bào gốc sử dụng cho phương pháp này lại rất dễ thu thập và bảo quản.

1. Tìm hiểu về bệnh máu trắng – bạch cầu

1.1. Bệnh máu trắng là gì?

Bệnh máu trắng hay còn gọi là bệnh bạch cầu, ung thư máu…Đây là một loại bệnh liên quan tới máu làm tủy và bạch huyết bị tổn thương dẫn đến rối loạn, sinh ra các tế bào bạch cầu ác tính khiến sức khỏe con người bị sa sút. Nếu không phát hiện kịp thời, các tế bào ác tính này sẽ phát triển, lấn át các tế bào lành tính khác khiến cơ thể không đủ lượng máu để hoạt động bình thường.

Ung thư máu có thể gặp ở bất kì người nào

Ung thư máu có thể gặp ở bất kì người nào (Nguồn: go.care)

1.2. Nguyên nhân bệnh máu trắng

Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác cho căn bệnh này. Tuy nhiên, thường bệnh sẽ xuất hiện ở những người da trắng và ở nữ giới nhiều hơn. Những người thường xuyên tiếp xúc với điện từ cũng có nguy cơ mắc bệnh máu trắng. Hội chứng down cũng được xem là nguy cơ dẫn đến bệnh bạch cầu.

Ngoài ra, những người làm việc ở công trường, tiếp xúc nhiều với hóa chất trong thời gian dài sẽ có khả năng mắc bệnh ung thư máu cao hơn so với người bình thường. Trong một số trường hợp hy hữu, sử dụng thuốc chống ung thư khác có thể gây nên bệnh máu trắng.

1.3. Dấu hiệu của bệnh máu trắng

Để ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư máu thì trước hết người bệnh phải biết được những triệu chứng của bệnh là gì. Đau bụng chính là biểu hiện đầu tiên và phổ biến của bệnh máu trắng. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư tích tụ trong gan khiến bụng to hơn, gây đau đớn. Khi các tế bào bạch cầu sản sinh quá nhiều tại tủy sẽ khiến người bệnh bị đau xương khớp. Có điều, đau xương khớp còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác nên khá nhiều người thờ ơ và chủ quan.

Các tế bào ung thư tích tụ ở bẹn, cánh tay, ở cổ khiến hạch bạch huyết sưng to, người bệnh có thể bị chảy máu cam. Khi tế bào ung thư ở tuyến ức thì có thể gây nên khó thở và đau đớn. Người bị ung thư máu còn dễ bị mệt mỏi trong người do tế bào ác tính sinh ra quá nhanh khiến cơ thể quá tải, không đủ máu để vận động và thực hiện chức năng của nó.

Bị bệnh ung thư máu cũng khiến máu khó đông hơn, bạn sx dễ bị bầm tím, khó cầm máu khi bị đứt tay. Điều này vô cùng nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt khi bị thương nặng. Ngoài các biểu hiện trên thì người bị ung thư máu có thể bị sốt cao, đau đầu, đổ mồ hôi vào ban đêm, dưới da xuất hiện các đốm đỏ như phát ban…

1.4. Bệnh máu trắng sống được bao lâu?

Tùy vào tình trạng và dạng bệnh mà thời gian sống sót của người bị máu trắng là khác nhau. Với những người bị bạch cầu ALL có khả năng sống sót sau 5 năm là 85%. Với bệnh nhân bị bạch cầu AML thì khả năng sống sót sau 5 năm là 70%. Còn đối với người bị ung thư máu ở tủy xương mãn tính thì khả năng sống sót sau 5 năm là 60-80%. Nguy hiểm nhất là bạch cầu tủy bào thiếu niên với khả năng sống sót sau 5 năm chỉ 50%.

1.5. Bệnh máu trắng chữa được không?

Ở trẻ em, tiên lượng khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Ngoài ra, nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu thì cũng có thể chữa khỏi. Chính vì vậy, điều quan trọng là bạn phải phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của cơ thể, đi thăm khám chuyên khoa có bác sĩ giỏi chuyên môn kịp thời để nhanh chóng điều trị nếu mắc bệnh.

Chảy máu cam là một trong những biểu hiện của ung thư máu

Chảy máu cam là một trong những biểu hiện của ung thư máu (Nguồn: phongkhamdakhoasaigon.com)

2. Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư máu – bệnh máu trắng 

2.1. Phương pháp ghép tế bào gốc là gì?

Ghép tế bào gốc hay còn gọi là ghép tủy, đây là phương pháp thực hiện cấy ghép tế bào gốc tạo máu được lấy từ máu hoặc tủy xương vào cơ thể người bệnh. Nếu thích hợp, các tế bào gốc này sẽ sản sinh máu mới, chữa các bệnh lý về huyết học, miễn dịch, di truyền hay một số bệnh ung thư khác.

2.2. Có những phương pháp ghép tế bào gốc nào?

Hiện nay có hai phương pháp ghép tế bào gốc đó là:

Dị ghép

Đây là phương pháp lấy tế bào gốc từ người thân hoặc người hiến tặng hòa hoàn toàn hoặc là một phần kháng nguyên bạch cầu người với người bệnh. Người hiến có thể là bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc người không cùng huyết thống. Tế bào gốc có thể lấy từ máu dây rốn, máu ngoại vi hay dịch tủy xương…Phương pháp dị ghép có thể áp dụng cho bệnh máu trắng hoặc một số bệnh ác tính khác như lơxêmi, tăng sinh tủy, rối loạn sinh tủy, suy tủy xương, tan máu bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm.

Tự ghép

Tự ghép hay còn gọi là ghép tự thân là phương pháp lấy tế bào gốc từ chính bản thân của người bệnh sau khi bệnh đã ở giai đoạn ổn định. Tế bào gốc sẽ được lấy ở dịch tủy xương hoặc máu ngoại vi huy động, sau đó được bảo quản đông lạnh để ngừng hoạt động. Trước khi ghép, bệnh nhân sẽ được tia xạ hóa chất để loại bỏ tế bào ác tính, rồi sau đó truyền tế bào gốc tự thân vào để phục hồi hệ thống. Phương pháp này thường được sử dụng để chữa bệnh u nguyên bào thần kinh, đa u tủy xương, lơxêmi cấp…

2.3. Đánh giá ưu điểm của tế bào gốc máu cuống rốn so với các tế bào khác

Máu cuống rốn là phần máu còn sót lại ở bánh nhau và dây rốn của sản phụ ngay sau khi sinh con. Đây được cho là phần dự trữ tế bào gốc vô cùng dồi dào, những tác dụng chữa bệnh hiệu quả của tế bào máu cuống rốn đã được các nhà khoa học chứng minh. Do đó, hiện nay sau khi sinh các cặp vợ chồng thường được khuyên thực hiện lưu trữ máu cuống rốn – dự trù hoàn hảo cho tương lai để sau này có thể dùng để chữa trị bệnh cho bé nếu có.

Tế bào gốc trung mô ở máu dây rốn có khả năng điều hòa miễn dịch nên khả năng thích ứng với người nhận rất cao, tiềm năng hơn so với tế bào gốc lấy từ tủy hay máu ngoại vi. Khả năng tăng sinh, lâu dài và miễn dịch, chống viêm của máu cuống rốn cũng tốt hơn rất nhiều nên có thể dùng để điều trị các bệnh lý về huyết học, miễn dịch.

Tế bào gốc máu ở cuống rốn có khả năng sinh sản và miễn dịch tốt hơn so với tế bào gốc khác

Tế bào gốc máu ở cuống rốn có khả năng sinh sản và miễn dịch tốt hơn so với tế bào gốc khác (Nguồn: phunusuckhoe.vn)

2.4. Quy trình ghép tế bào gốc để điều trị bệnh bạch cầu

Bệnh máu trắng và cách chữa trị hiệu quả luôn là mối quan tâm của bệnh nhân, người thân cũng như của cộng đồng. Rất may mắn là hiện nay đã có phương pháp ghép tế bào gốc để điều trị bạch cầu mang lại hiệu quả khá cao. Trước khi ghép, người bệnh sẽ phải chờ đợi bệnh viện phân tích lựa chọn tủy phù hợp. Nếu lấy từ máu cuống rốn thì thời gian phân tích thường khá nhanh và khả năng thích hợp lớn.

Sau khi tìm được tế bào gốc phù hợp, người bệnh sẽ phải thực hiện hóa trị liều cao để diệt tủy. Mục đích là tạo ra các khoảng trống cho tế bào gốc mới trú ngụ và sản sinh máu cũng như loại bỏ các tế bào gốc cũ bị nhiễm bệnh. Khi cơ thể đã đủ tiêu chuẩn để dung nạp tế bào gốc mới thì bác sĩ sẽ tiến hành ghép tủy.

2.5. Kết quả sau khi ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư máu

Rất nhiều kết quả khả quan cho thấy, tế bào gốc mới thích ứng nhanh chóng với bệnh nhân giúp người bệnh khỏe mạnh hơn. Phương pháp này hiện đang được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Điển hình là liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc xương chậu 6 ngày 5 đêm tại CHLB Đức hay liệu pháp tế bào tươi kết hợp tế bào gốc tự thân (mỡ, máu) 7 ngày 6 đêm tại CHLB Đức đã mang lại kết quả rất đáng kể. Tuy kết quả tốt xấu còn tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh nhưng điều này đã mở ra một nguồn hy vọng mới cho người bệnh, giúp người bệnh có cơ may sống sót được lâu hơn.

2.6. Đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp ghép tế bào gốc

Phương pháp ghép tế bào gốc có tỉ lệ thành công cao, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Hơn nữa, việc thu thập tế bào gốc khá đơn giản, an toàn và lưu trữ cũng dễ dàng. Đặc biệt là tế bào gốc ở cuống rốn thích ứng với nhiều người bệnh chỉ cần đồng loài. Điều đó có nghĩa nếu không phải là bố mẹ, anh chị em ruột trong nhà thì chỉ cần có tế bào gốc của người khác thích hợp vẫn có thể tiến hành và mang lại khả năng chữa khỏi cao.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này có lẽ là chi phí cao. Hơn nữa, khi xạ trị để diệt tế bào gốc cũ bị bệnh sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, khó khăn hơn cho những người bệnh cao tuổi.

Nhiều kết quả rất khả quan sau khi điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc

Nhiều kết quả rất khả quan sau khi điều trị ung thư máu bằng tế bào gốc (Nguồn: doctors24h.vn)

Hi vọng với những thông tin về việc ứng dụng tế bào gốc trong điều trị ung thư máu sẽ giúp bạn và người thân tìm được giải pháp tốt nhất. Để chủ động phòng tránh và phát hiện bệnh sớm, bạn nên khám tầm soát ung thư định kỳ tại bệnh viện uy tín, đặc biệt là khi cơ thể có những biểu hiện bất thường như đã kể trên. Điều trị sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao!