Review có bầu đi trám răng được không, lợi ích, lưu ý quan trọng

Nhiều mẹ bầu gặp các vấn đề về sức khoẻ nhất là khi thai nhi lớn lên trong đó có sự cố răng miệng. Vì thế, không ít chị em nghĩ đến việc trám răng để khắc phục khiếm khuyết này. Tuy nhiên, còn e ngại có bầu đi trám răng được không, có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé không?

1. Vì sao bà bầu hay gặp các vấn đề răng miệng?

1.1. Bà bầu hay gặp vấn đề răng miệng nào?

Theo một số nghiên cứu thì có tới 1/4 phụ nữ mang thai bị sâu răng, điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới thai nhi trong bụng. Ngoài ra, các mẹ bầu còn dễ bị viêm nướu nha chu vào khoảng từ tháng 4 tới tháng 8 của thai kì, tình trạng này sẽ diễn ra nghiêm trọng hơn với những mẹ bầu đã từng bị viêm nướu trước đó. Các mẹ cần cảnh giác vì viêm nướu nặng có liên quan tới nguy cơ sinh non và nhẹ cân của thai nhi. Răng của các mẹ bầu thường nhạy cảm hơn, nướu bị mất độ bám dính vào răng, suy giảm chức năng răng có thể làm mất răng.

Mang thai khiến cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi gây ra một số vấn đề răng miệng

Mang thai khiến cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi gây ra một số vấn đề răng miệng (Nguồn: plo.vn)

1.2. Nguyên nhân gây vấn đề răng miệng ở bà bầu

Trong thời gian mang thai, nồng độ hoóc môn Estrogen và Progestorome tăng cao khiến lợi sưng lên tạo ra sự tích tụ của chất vôi và dễ lây nhiễm vi khuẩn khiến nướu răng cũng sưng và chảy máu. Mảng bám thức ăn có điều kiện tích tụ lại tăng áp lực kích ứng nướu răng.

Khi có thai, các mẹ đều cố gắng bồi bổ để thai nhi khoẻ mạnh, nhiều mẹ bầu thèm đồ chua, ngọt nhiều, điều này làm tăng khả năng sâu răng. Bà bầu thường ít quan tâm tới các loại thực phẩm tốt cho răng và nướu mà ăn theo nhu cầu dễ dẫn tới các vấn đề răng miệng. Nếu mẹ bầu ốm nghén nôn ói thường xuyên sẽ làm thay đổi môi trường PH trong khoang miệng, khả năng tự bảo vệ bị xáo trộn và xuất hiện các bệnh về răng miệng.

Canxi là yếu tố giúp răng chắc khoẻ thì lượng canxi ở phụ nữ mang thai giảm đi nhiều vì cung cấp cho thai nhi. Ở tuần thứ 24-25, hệ xương của thai nhi hình thành mạnh mẽ, để đáp ứng sự phát triển thì thai nhi lấy canxi từ cơ thể người mẹ.

Một vấn đề nữa khi mang thai là khô miệng do lượng nước bọt tiết ra ít hơn. Nước bọt chứa một số thành phần làm men răng chắc hơn, ngăn ngừa sâu răng tấn công. Các mẹ bầu có xu hướng lơ là vệ sinh răng miệng, do ăn nhiều bữa kể cả ăn đêm mà không phải bữa nào cũng vệ sinh răng luôn đã khiến răng miệng có vấn đề. Do lo ngại ảnh hưởng tới thai nhi nên các mẹ bầu hạn chế sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng mạnh.

Mang thai là thời điểm dễ xảy ra các vấn đề về răng miệng

Mang thai là thời điểm dễ xảy ra các vấn đề về răng miệng (nguồn: thanhnien.vn)

2. Có bầu đi trám răng được không?

2.1. Trám răng là gì?

Trám răng còn gọi là hàn răng, đây là phương pháp lấp đầy khoảng trống của răng với những vật liệu nha khoa chuyên dụng để khôi phục lại chiếc răng bị hỏng do sâu răng, bảo đảm răng giữ được chức năng bình thường. Trám răng sẽ phủ một lớp bảo vệ lên trên bề mặt răng để ngăn chặn sự trú ngụ phát triển của vi khuẩn.

Có bầu đi trám răng được không?

Có bầu đi trám răng được không? (Nguồn: nhakhoahaiphong.vn)

2.2. Vì sao bà bầu vẫn có thể đi trám răng?

Ngày nay, khoa học kĩ thuật hiện đại phát triển có nhiều phương pháp hiệu quả giúp điều trị các bệnh về răng miệng an toàn. Song cơ thể mẹ đang mang thai rất nhạy cảm nên không phải phương pháp nào cũng được áp dụng và khuyến khích. Thực tế, bà bầu vẫn có thể trám răng với những chiếc răng bị sâu ở mức độ vừa phải chưa ảnh hưởng tới sức khoẻ, không đau nhức.

Trám răng để tránh tình trạng sâu răng lan tới tuỷ gây ra viêm tuỷ. Trong suốt thời gian mang thai, người mẹ nhiễm khuẩn ở bộ phận nào trên cơ thể cũng chứa những rủi ro tiểm ẩn lên cả thai nhi, nếu không trị dứt điểm sâu răng em bé có nguy cơ ra đời sớm hơn dự kiến.

2.3. Bà bầu nên đi trám răng khi nào?

Trám răng không phải là kĩ thuật nha khoa quá khó nhưng phải căn cứ vào thời điểm và các giai đoạn thai nghén để xác định đúng thời gian nào nên tiến hành trám răng an toàn không xâm lấn mà không ảnh hưởng tới mẹ và bé.

Trong 3 tháng đầu, bà mẹ mới biết mình có thai phải tập làm quen dần với việc một sinh linh nhỏ bé lớn dần, cơ thể mẹ cũng có những xáo trộn, dễ ốm nghén cần kiêng cữ nhiều để tránh sảy thai. Thai nhi trong giai đoạn này cũng đang hình thành dần các cơ quan nên sức khoẻ mẹ phải được bảo đảm thật tốt tránh ảnh hưởng đến bé con.

3 tháng cuối thai kì là khi thai nhi phát triển tương đối hoàn chỉnh, mỗi ngày đều lớn nhanh sẽ chèn ép khiến cho việc mẹ đi lại, nằm nhiều khó khăn. Trám răng yêu cầu mẹ bầu phải nằm lâu trên ghế nên không thích hợp.

Do đó, khoảng thời gian phù hợp nhất để thực hiện kĩ thuật nha khoa này là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 thai kì. Lúc này thai nhi đã ổn định, các mẹ không còn nghén ngẩm nhiều sẽ dễ chịu hơn. Mặc dù vậy vẫn phải thăm khám kĩ càng rồi bác sĩ mới chỉ định có nên trám răng cho mẹ bầu hay không, điều này rất quan trọng các mẹ nên nhớ kĩ nhé!

3 tháng giữa thai kì là thời điểm thuận lợi để trám răng

3 tháng giữa thai kì là thời điểm thuận lợi để trám răng (Nguồn: thuocdantoc.vn)

4. Một số lo ngại của bà bầu khi trám răng

4.1. Thuốc tê

Khi thắc mắc có bầu đi trám răng được không bạn vẫn lo ngại vì phải sử dụng thuốc tê nha khoa. Trên lý thuyết thì sử dụng thuốc tê trong khi mang bầu được, nó không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ thai nhi vì tiêm tê tại chỗ, tác dụng trong vòng 1 tiếng đồng hồ là tan hết rất nhẹ nhàng. Do đó, trám răng ở tam cá nguyệt thứ 2 an toàn cho cả mẹ và bé.

4.2. Chụp X- quang răng

Trám răng khi mang thai có hại không nếu phải chụp X- quang cũng khiến các mẹ vô cùng băn khoăn. Chụp X- quang răng với mật độ tia X rất thấp nhưng cũng không nên dùng nếu không quá bắt buộc. Thực tế, các nha sĩ cũng có thể điều trị nhiều trường hợp mà không cần sử dụng sự hỗ trợ của tia X- quang nhất là trám răng.

4.3. Vật liệu dụng cụ trám

Hiện nay, có 2 loại vật liệu chủ yếu dùng trong trám răng là composite và amalgan

  • Vật liệu composite có ưu điểm là bảo đảm tính thẩm mỹ nhưng độ bền không cao nên thường dùng khi cần trám răng cửa.
  • Amalgan có độ chịu lực rất cao và bền bỉ hơn so với compostite nhưng lại không thẩm mỹ bằng composite nên thường dùng trám trên răng hàm.

Mặc dù amalgan là loại vật liệu có độ bền và tuổi thọ cao được dùng phổ biến nhưng không được bác sĩ chỉ định sử dụng khi trám răng cho phụ nữ có thai vì nó có sự kết hợp nhiều kim loại khác nhau có thể gây kích ứng cơ thể dẫn tới nguy hiểm cho sức khoẻ mẹ và thai nhi. Dụng cụ sử dụng trong trám răng khi mang thai cũng phải được tiệt trùng hoàn toàn để không gây ảnh hưởng xấu.

4.4. Kỹ thuật bác sĩ

Tâm lý chung của các mẹ bầu là lo sợ thai nhi trong bụng bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Do đó, vấn đề có bầu đi trám răng được không vẫn khiến các bà mẹ suy nghĩ nhất là lựa chọn cơ sở nha khoa vì kĩ thuật bác sĩ tác động lớn đến hiệu quả trám răng. Đúng vậy, phải lựa chọn địa chỉ uy tín, an toàn, bác sỹ giỏi chuyên môn tay nghề để kiểm tra chắc chắn, thực hiện chính xác nhanh chóng giúp giải quyết triệt để vấn đề răng miệng tốt nhất.

Vật liệu và dụng cụ trám răng có an toàn cho phụ nữ mang thai?

Vật liệu và dụng cụ trám răng có an toàn cho phụ nữ mang thai? (Nguồn: baosonhospiatal.com)

5. Lưu ý cho bà bầu khi trám răng được an toàn

5.1. Lựa chọn nha khoa uy tín

Sở hữu hàm răng khoẻ mạnh luôn sẵn sàng nở nụ cười tươi, không gặp phiền phức vì khiếm khuyết, vấn đề răng miệng là mong ước của mọi người nhất là các bà bầu. Do đó, khi cần trám răng bạn cần phải chọn dịch vụ nha khoa uy tín đáng “đồng tiền bát gạo”, nơi có bác sĩ giỏi và cơ sở vật chất hiện đại để trao gửi niềm tin.

Tay nghề của bác sĩ là sự khéo léo khi thực hiện các kĩ thuật và kiên nhẫn giải thích cho bạn về cách chăm sóc răng miệng, phòng tránh sâu răng trong thời gian mang thai. Bạn đã bỏ thời gian đến trám răng thì phải được nhận dịch vụ tốt, bác sĩ điều trị phải tạo được cảm giác tin tưởng cho khách hàng. Quy trình, công nghệ, máy móc nha khoa phải tốt, đạt chuẩn thì mới thực hiện được kĩ thuật hiệu quả.

Bạn có thể mua voucher trám răng chất lượng cao giá “hạt dẻ” trên Useful do các cơ sở nha khoa uy tín cung cấp. Khách hàng mua voucher được giảm giá rẻ hơn cả khi đến trực tiếp tới điều trị mà vẫn được hưởng đầy đủ dịch vụ, được chăm sóc tư vấn kĩ càng. Nếu đang có nỗi lo có bầu đi trám răng được không thì bạn hãy nhanh tay đăng ký mua voucher để xoá tan phiền muộn với những chiếc răng gặp vấn đề khiến chị em khó chịu nhé.

5.2. Tuân thủ điều trị của bác sĩ nha khoa

Lưu ý khi trám răng các mẹ bầu phải tuân thủ điều trị của bác sĩ nha khoa vì tình trạng răng của mỗi người không giống nhau, bác sĩ khám cụ thể sẽ hướng dẫn chi tiết để các mẹ thực hiện. Sau khi trám răng phải tái khám định kì, như vậy giúp phát hiện sớm vấn đề răng miệng và có cách giải quyết sớm hiệu quả.

5.3. Chăm sóc răng miệng tốt với sản phẩm an toàn

Để không phải đau đầu vì có bầu đi trám răng được không thì bạn nên chăm sóc răng miệng tốt mỗi ngày. Kem đánh răng chứa flour có tác dụng ngăn ngừa sâu răng, hình thành xương và không gây hại cho thai nhi nhưng bạn không nên quá lạm dụng vì có thể khiến răng bị đổi màu.

Nên lựa chọn loại bàn chải đánh răng lông mềm dễ sử dụng và thường xuyên thay 3 tháng/lần, không chải răng quá mạnh, hãy đánh răng nhẹ nhàng theo vòng tròn cả trong và ngoài răng, lưỡi, làm sạch nướu răng. Dùng chỉ nha khoa để lấy hết cặn thức ăn bám trong kẽ răng. Chọn nước súc miệng diệt khuẩn đánh tan mảng bám chứa Flour, không có chất alcohol súc miệng sau mỗi bữa ăn và không nuốt nước súc miệng.

Bà bầu cũng cần lưu ý ăn uống chọn món ăn ít đường, ít axit để giảm nguy cơ sâu răng, ăn đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm chất xơ, các loại hoa quả rau xanh. Bạn hãy lên thực đơn ăn uống bảo đảm dưỡng chất hàng ngày khi có bầu. Đặc biệt chú ý tới thực phẩm giàu canxi nhất là từ tháng thứ 4 của thai kì hoặc mua viên uống canxi cao cấp để cung cấp đủ cho thai nhi phát triển và bảo đảm sức khoẻ mẹ.

Đánh răng, súc miệng với sản phẩm chứa Flour để răng chắc khoẻ

Đánh răng, súc miệng với sản phẩm chứa Flour để răng chắc khoẻ (Nguồn: poh.vn)

Có bầu đi trám răng được không là thắc mắc của không ít mẹ bầu nhưng hãy yên tâm vì những tiến bộ của y khoa hoàn toàn giải quyết được nỗi lo của bạn. Chuẩn bị kiến thức chăm sóc sức khoẻ toàn diện trong thời kì mang thai sẽ giúp bạn vững vàng, bình tĩnh trước những vấn đề xảy ra trong đó có sự cố răng miệng.