Bảo vệ sức khỏe răng miệng từ khi còn nhỏ là một việc làm rất cần thiết. Có nhiều phụ huynh cho rằng những chiếc răng sữa sau này sẽ bị thay đi nên không cần chăm sóc, điều này là không đúng. Hãy xem ngay bài viết dưới đây để xem răng sữa bị sâu có nên trám hay không nhé!
1. Trẻ có răng sữa bị sâu có nên trám không
1.1. Tác hại nếu không trám răng sữa bị sâu
Nếu răng sữa sâu không được xử lý trám kịp thời vùng hư tổn sẽ lan rộng, trẻ sẽ bị đau, nhức, ăn hay uống sẽ bị ê buốt ảnh hưởng đến khả năng nhai nuốt của trẻ. Răng sâu cũng sẽ khiến trẻ thường xuyên quấy khóc, ngủ chập chờn, mất ngủ, giảm cân… Sâu răng sẽ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, cản trở trẻ nhai nuốt sẽ làm xương hàm yếu hơn, trẻ sẽ thường xuyên bị các vấn đề như viêm lợi, viêm tủy… dẫn đến nổi hạch, nhiễm trùng, sốt cao… Những chiếc răng sâu không được trám lâu ngày sẽ bị hư hỏng hoàn toàn không phục hồi lại được, buộc phải nhổ gây ảnh hưởng không tốt đến việc phát triển hàm và răng vĩnh viễn sau này.
1.2. Trám răng sữa bị sâu cho bé có lợi gì?
Trẻ em có nên trám răng không là câu hỏi của nhiều phụ huynh, các bạn có thể xem ngay những lợi ích dưới đây để trả lời cho câu hỏi của mình:
Trám răng sẽ giúp ngăn chặn vùng sâu không bị lan rộng. Răng sữa của trẻ nếu được phát hiện sớm sẽ giữ được lại toàn bộ răng trên hàm, tạo điều kiện tốt nhất cho hệ tiêu hóa phát triển và hoàn thiện. Trám răng là biện pháp bảo tồn răng sữa tốt nhất cho đến thời điểm thay răng, giúp bảo vệ và là tiền đề tốt, hạn chế việc mọc lệch, xô hàm khi thay răng vĩnh viễn.
1.3. Nên trám răng sữa hay nhổ răng sẽ tốt hơn
Căn cứ vào tuổi của trẻ và tình trạng răng khi thăm khám cụ thể các nha sĩ sẽ có tư vấn thích hợp về việc trám hay nhổ luôn. Thông thường, bất cứ khi nào phát hiện chiếc răng sữa của trẻ bị sâu các bạn đều nên đưa trẻ đến nha sĩ để trám bù, đây được xem là biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn sâu răng hữu hiệu ở trẻ.
Những chiếc răng sữa sẽ giúp định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí vì vậy các nha sĩ luôn khuyến cáo không nên nhổ răng quá sớm. Chiếc răng sữa chỉ nên nhổ khi đã đến giai đoạn cần thay răng hoặc bị sâu quá nặng, không thể trám lại được.
Nếu so sánh trám với nhổ răng, trám răng là phương pháp an toàn và đem lại nhiều lợi ích hơn đối với trẻ. Bạn chỉ nên nhổ răng trong trường hợp cần thiết và hãy nhớ xin sự tư vấn của các nha sĩ trước khi tiến hành nhổ.
Đưa trẻ đi nha sĩ để xử lý răng sâu (Nguồn: citydadsgroup.com)
2. Quy trình trám răng sữa bị sâu cho bé gồm bước nào
2.1. Thăm khám tư vấn
Bước đầu tiên trong quy trình trám răng cho trẻ là kiểm tra tình trạng của răng, mức độ sâu và có ảnh hưởng đến các răng khác hay không. Một số trường hợp trẻ sẽ được yêu cầu đi chụp X-Quang để phát hiện xem sâu răng đã ảnh hưởng đến tủy và xương hàm hay chưa. Các nha sĩ sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể để tư vấn và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp nhất cho từng trẻ. Đối với những trẻ đang mắc các bệnh răng miệng khác như viêm nhiễm, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị dứt điểm trước khi tiến hành trám răng.
2.2. Vệ sinh, xử lý sạch vùng răng sâu
Sau khi đã có phương hướng xử lý thích hợp, các bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên khoa để loại bỏ hết các vết sâu trên răng trẻ, loại bỏ phần hư tổn để đảm bảo chúng không lan rộng được nữa. Trẻ sẽ được làm sạch bên trong miệng bằng nước muối vô khuẩn để đảm bảo loại bỏ hết các vi khuẩn đang tích tụ.
Trường hợp trẻ bị sâu răng đã quá nghiêm trọng, ăn cả vào tủy thì các nha sĩ sẽ phải loại bỏ cả phần tủy răng đã chết trước khi tiến hành trám.
2.3. Trám răng sâu
Để tiến hành trám răng, các nha sĩ sẽ sử dụng một dụng cụ là đế cao su để cách ly các mô mềm khỏi chiếc răng bị sâu. Tiếp theo, các nha sĩ sẽ sử dụng dung dịch axit photphoric có nồng độ 30 – 40% dạng gel lên bề mặt răng để giúp vật liệu trám bám vào bề mặt răng tốt hơn.
Tiếp đến dùng các dụng cụ chuyên dùng đưa vật liệu trám vào phần răng bị hư hỏng để lấp đầy, sau bước này, sẽ tiến hành tạo hình cho chiếc răng để đảm bảo tính thẩm mĩ và không gây cộm, vướng khi trẻ cắn. Ánh sáng laser sẽ được chiếu vào phần vật liệu này giúp nó đông cứng lại, dính chặt với răng gốc nhờ nguyên lý quang trùng hợp. Các bác sĩ sẽ tháo đế cao su, kiểm tra lại khớp cắn để đảm bảo trẻ thoải mái khi ăn nhai.
Răng sữa sâu không tốt cho sự phát triển của trẻ cần được xử lý đúng cách (Nguồn: drmichaels.com)
3. Lưu ý khi trám răng sữa bị sâu cho bé
3.1. Lựa chọn nha khoa uy tín
Những chiếc răng sữa sau này sẽ bị thay thế bằng răng vĩnh viễn nhưng có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển hàm của trẻ sau này. Các bạn không nên chủ quan lựa chọn các đơn vị khám chữa răng tư nhân, thiếu chuyên môn mà nên lựa chọn những nha khoa uy tín để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Có rất nhiều trường hợp trẻ đi nhổ răng, trám răng nhưng do nha sĩ tay nghề kém gây chảy máu nhiều, viêm lợi… tạo thành bóng ma tâm lý cho trẻ.
3.2. Chăm sóc răng sữa cho bé sau khi trám
Trẻ em chưa thể tự chăm sóc mình nên các bạn cần lưu ý cho trẻ đánh răng mỗi tối trước khi ngủ và mỗi sáng sau khi dậy bằng loại bàn chải đánh răng cho bé thích hợp với độ tuổi. Trẻ ăn hay uống sữa xong cần phải được súc miệng hoặc uống nước lọc để hạn chế thực phẩm bám lại trên răng. Các bạn không nên cho trẻ ăn bánh kẹo trước khi đi ngủ mà không đánh răng, định kỳ cần cho trẻ đến kiểm tra lại tình trạng của răng, của vết trám để có sự can thiệp kịp thời nếu có vấn đề gì.
3.3. Trám răng sữa cho bé giá bao nhiêu
Chi phí trám răng sữa cho bé không quá đắt đỏ và có rất nhiều phòng khám răng cung cấp dịch vụ này. Chi phí sẽ tính trên mỗi 1 chiếc răng cần can thiệp và phụ thuộc vào vật liệu dùng để trám răng. Nếu lựa chọn trám răng sữa cho bé bằng vật liệu thông thường, các bạn có thể chỉ mất khoảng 100.000đ, 150.000đ, cao cấp hơn sẽ khoảng 200.000; 300.000 và 350.000đ…
Trám răng cho bé cần tuân thủ một số lưu ý (nguồn: medicosencancun.com)
4. Ngăn ngừa sâu răng cho trẻ như thế nào?
4.1. Vệ sinh răng miệng đúng cách cho trẻ
Các bạn nên chăm sóc răng miệng cho trẻ kể từ khi trẻ bắt đầu mọc răng. Các bạn nên hướng dẫn trẻ đánh răng đúng cách mỗi tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy buổi sáng. Bạn có thể sử dụng kết hợp kem đánh răng dành riêng cho trẻ và nước súc miệng để đảm bảo răng được chăm sóc từ trong ra ngoài. Mỗi khi ăn uống, đừng quên cho trẻ súc miệng để loại bỏ bớt thức ăn thừa trong khoang miệng.
4.2. Trám răng phòng ngừa cho trẻ
Khi trẻ bắt đầu mọc răng hàm, các hố rãnh trên bề mặt răng sẽ là nơi dễ bị tấn công nhất, các bạn có thể hỏi thêm ý kiến của nha sĩ để có biện pháp trám răng đề phòng. Những khe khuất răng ở góc chết, bàn chải không đến được hoặc những phần răng mới chớm sâu cần được xử lý làm sạch và trám lại kịp thời để tránh lây lan sang những chiếc răng lành khác.
4.3. Hạn chế các thực phẩm gây sâu răng
Bánh, kẹo, nước ngọt, bim bim…. luôn là những món ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ. Các bạn cần hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm này và tuyệt đối không cho ăn trước khi đi ngủ mà không đánh răng. Những loại thực phẩm này không chỉ tăng nguy cơ bị sâu răng ở trẻ mà còn tăng nguy cơ của các nhóm bệnh khác như béo phì, tiểu đường… Các bậc cha mẹ không cần cấm triệt để mà phải cho ăn có kiểm soát và nên chọn thời điểm thích hợp để trẻ ăn.
4.4. Điều trị ngay khi trẻ có vết sâu
Bất cứ một dấu hiệu bất thường nào của răng trẻ đều cần theo dõi và xử lý kịp thời. Khi răng trẻ bắt đầu có biểu hiệu sâu, mòn răng do các acid thực phẩm tồn dư trong miệng, đừng băn khoăn răng sữa bị sâu có nên trám hay không nữa mà các bạn cần đưa trẻ đi nha sĩ ngay. Các bạn có thể lên kế hoạch trước và mua voucher khám răng chuyên nghiệp, có nha sĩ giỏi ngay trên website của Useful. Rất nhiều cơ sở uy tín, dịch vụ tốt với giá cả ưu đãi sẵn sàng bảo vệ sức khỏe răng miệng của con em bạn.
Chủ động chăm sóc răng cho trẻ tại nhà là phương pháp ngăn ngừa sâu răng (Nguồn: media.shoptretho.com.vn)
Răng sữa dù sẽ bị thay đi bằng răng vĩnh viễn tuy nhiên các bạn không nên vì thế mà chủ quan, mặc kệ tình trạng răng miệng ở trẻ. Tìm hiểu về tầm quan trọng của nó các bạn sẽ thấy răng sữa bị sâu có nên trám và phải được xử lý cẩn thận để tạo hướng mọc tốt cho những chiếc răng sau này. Hãy nhớ chăm sóc răng miệng cho trẻ kể từ khi mới nhú và cho trẻ đi khám nha sĩ định kỳ nhé!