Ramen và những câu chuyện chưa chắc bạn đã biết

Tuy ra đời khá muộn nhưng với người Nhật, Ramen chính là món ăn quốc hồn quốc túy và khiến nhiều người nghĩ đây là món ăn thuần túy của Nhật Bản.

Ramen xuất xứ từ Trung Quốc

Không ít người cho rằng, Ramen có nguồn gốc từ mì kéo của Trung Quốc. Với cách đọc tương tự của hai từ này cùng với việc người Nhật cũng dùng từ “chuka – men” – “mì Trung Hoa” để đặt tên cho sợ mì Ramen khiến nhiều người cho rằng Ramen chắc chắn xuất xứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn chưa ai có thể chắc chắn được về thời điểm Ramen thật sự xuất hiện.

(Nguồn hình: team-yellow.com)

(Nguồn hình: team-yellow.com)

Khoảng những năm 1900, các nhà hàng phong cách Trung Quốc ở Nhật Bản mọc lên càng lúc càng nhiều, Vì người Nhật vẫn chưa quen dùng thịt heo nên họ chỉ hầm một chút nước xương (có tiệm dùng xương gà) và cho nhiều muối. Mãi đến sau thế chiến thứ hai, nước Nhật lâm vào tình trạng khó khăn và phải nhập khẩu bột mì rẻ từ Mỹ, Ramen mới trở thành món ăn vừa túi tiền của đông đảo dân chúng và gắn liền với lịch sử của đất nước họ.

(Nguồn hình: team-yellow.com)

(Nguồn hình: team-yellow.com)

Dần dần, người Nhật phát triển thành rất nhiều loại Ramen khác nhau, thậm chí mỗi vùng còn có một “đặc sản Ramen” của riêng mình. Đến nỗi, Nhật Bản còn có hẳn bản đồ Ramen dành cho khách du lịch. Ngày nay, sẽ rất dễ dàng khi bạn muốn tìm một quán mì Ramen ở Nhật với vô số biến thể độc đáo.

Bản đồ Ramen dành cho khách du lịch (Nguồn: monnhatban.com)

Bản đồ Ramen dành cho khách du lịch (Nguồn: monnhatban.com)

Ramen - món ăn quốc hồn quốc túy của Nhật Bản (Nguồn: yourkamagraguide.com)

Ramen – món ăn quốc hồn quốc túy của Nhật Bản (Nguồn: yourkamagraguide.com)

Những sợi mì vàng ươm đặc trưng

Tùy thuộc vào địa phương và nơi sản xuất mà mì Ramen có hình dạng khác nhau: To hay nhỏ, xoăn hay thẳng, tròn hay vuông. Nhưng tất cả đều giống nhau về nguyên liệu và công thức. Sợi mì Ramen được làm từ bột mì, nước, muối và nước tro tàuNước tro tàu gần như là nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến sợi mì Ramen. Chúng sẽ giúp cho sợi mì có độ dai, dẻo và tạo nên mùi vị cũng như màu vàng đặc trưng.

Sợi mì Ramen được làm thủ công (Nguồn: notsoancientchinesecrets.com)

Sợi mì Ramen được làm thủ công (Nguồn: notsoancientchinesecrets.com)

Và cho ra đời những sợi vì vàng ươm (Nguồn: kilala.vn)

Và cho ra đời những sợi vì vàng ươm (Nguồn: kilala.vn)

Sự cầu kì từ nước súp đậm đà

Bên cạnh sợi mì được chế biến công phu, nước súp cũng là yếu tố được các đầu bếp chú trọng để từ đó sáng tạo thành nhiều hương vị khác nhau. Nước súp Ramen được tạo thành từ sự hòa quyện giữa Dashi và Tare. Nước dùng Dashi là nền tảng của nước súp Ramen và có ảnh hưởng rất lớn đến hương vị món ăn. Người đầu bếp có thể lựa chọn nhiều nguyên liệu từ xương heo, xương gà, xương bò, khô cá bào, cá mòi, hải sản, tảo bẹ, hành tây, nấm Shiitake,… để tạo thành Dashi sao cho phù hợp. Còn Tare là gia vị được cho vào nước dùng Dashi để tạo hương vị cho món mì. Tare của mì Ramen gồm Shio, Shoyu và Miso.

(Nguồn hình: groupon.com và reddit.com)

(Nguồn hình: groupon.com và reddit.com)

Trong tất cả các món mì ở Nhật, Ramen là món ăn duy nhất có phần nước súp không những khác biệt mà còn đa dạng với những biến tấu của từng địa phương. Tuy nhiên, về cơ bản là 5 loại nước súp tương ứng với 5 kiểu mì Ramen đó là: Shoyu – nước tương Nhật, Shio – muối, Miso – tương đậu nành, Tonkotsu – xương và thịt heom Gyokai – hải sản.

(Nguồn hình: new.asiantown.net và kilala.vn)

(Nguồn hình: new.asiantown.net và kilala.vn)

Ramen và cách người Nhật thưởng thức

Một tô mì Ramen sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi các nguyên liệu bao gồm: Thịt heo Chasu, trứng luộc, rau tươi, măng khô. Muốn thưởng thức một tô mì Ramen đúng điệu, bạn hãy chọn các quán ăn nhỏ với những chiếc ghế đẩu thô sơ. Người chủ tiệm sẽ tự tay làm từng tô mì rồi mang ra phục vụ khách. Ăn mì Ramen, bạn phải cảm nhận cái không gian nho nhỏ của quán ăn, phải thích tiếng húp sột soạt, tiếng nhai “ồn ào” của người ăn – điều mà người châu Âu vốn cho là thô tục, nhưng ở Nhật, mọi người đều ăn mì như thế. Thỉnh thoảng ta mới nghe được vài câu nói ngắn vì thực khách đến quán mì Ramen không phải là để trò chuyện.

Các nguyên liệu chính của món mì Ramen (Nguồn: kilala.vn)

Các nguyên liệu chính của món mì Ramen (Nguồn: kilala.vn)

Thậm chí bạn sẽ tìm được cả những lời chỉ dẫn về cách ăn Ramen (Nguồn: malaysiafnb.com)

Thậm chí bạn sẽ tìm được cả những lời chỉ dẫn về cách ăn Ramen (Nguồn: malaysiafnb.com)

Thưởng thức Ramen tại các quán ăn ở Nhật (Nguồn: media.cooky.vn)

Thưởng thức Ramen tại các quán ăn ở Nhật (Nguồn: media.cooky.vn)

Tô mì được nâng lên đến tận miệng để không bỏ sót một sợi mì hay giọt nước lèo nào, đến mức co khi bạn còn không nhìn thấy mặt của người ăn. Và khuôn mặt ấy sẽ chỉ hiện ra khi tô mì sạch bóng được trả lại cho chủ quán, cùng cái mãn nguyện, mỉm cười khoái trá. Có thể một số người cho rằng điều ấy thật không lịch sự, nhưng với người Nhật, thưởng thức mì như thế mới thật sự cảm nhận được trọn vẹn cái ngon của món ăn.

Cách người Nhật ăn mì Ramen (Nguồn: Internet)

Cách người Nhật ăn mì Ramen (Nguồn: Internet)

Các món mì Ramen nổi tiếng

Shio Ramen

Nước súp của Shio Ramen được xem là loại lâu đời nhất (shio – muối), có độ trong, màu vàng, được nấu từ muối kết hợp với thịt gà hoặc cá hay xương heo. Shio Ramen thường được dùng với nhiều rong biển, có thể thay chashu bằng mận ngâm hoặc kamaboko. Với vị khá đậm nên khi ăn xong, có thể bạn sẽ hơi khát nước đấy nhé!

Shio Ramen (Nguồn: Internet)

Shio Ramen (Nguồn: Internet)

Shoyu Ramen

Shoyu trong tiếng Nhật có nghĩa là “nước tương”. Chính vì thế, điểm khác biệt của Shoyu Ramen với các loại khác chính là ở phần nước dùng có màu nâu bóng và mùi hương đặc trưng nhưng không đục. Nước dùng của Shoyu Ramen được chế biến từ thịt gà nấu với rau củ và xì dầu. Shoyu Ramen thường dùng loại mì sợi nhỏ, ăn kèm măng khô (menma), chả cá (kamaboko), trứng luộc, thịt xá xíu kiểu Nhật (chashu), hành lá, rong biển. Đây là loại Ramen phổ biến nhất ở Nhật.

Shoyu Ramen (Nguồn: unitedramen.com và shoyu ramen-bonappetit.com)

Shoyu Ramen (Nguồn: unitedramen.com và shoyu ramen-bonappetit.com)

Tonkotsu Ramen

Nước dùng của Tonkotsu Ramen khá đặc và có màu trắng sữa. Độ sánh và màu sắc của nước dùng được tạo nên từ việc hầm xương heo và mỡ ở nhiệt độ cao trong nhiều giờ, thậm chí, một số nơi còn hầm đến 20 tiếng. Tonkotsu Ramen thường dùng kèm với thịt heo, gừng đỏ muối chua và một số loại rau. Món ăn có vị beo béo và ngọt thanh từ xương, độ đặc của mỡ và rất giàu collagen. Vùng đảo Kyushu là nơi đặc biệt nổi tiếng với món Tonkotsu Ramen tuyệt nhất.

Tonkotsu Ramen (Nguồn: Internet)

Tonkotsu Ramen (Nguồn: Internet)

Miso Ramen

Ra đời từ những năm 1960 ở Hokkaido, Miso Ramen sở hữu phần nước hầm có sự hòa trộn giữa nước của Tonkotsu và bột Miso, cho vị hơi ngọt, mùi thơm hấp dẫn. Nước dùng của Miso Ramen phải có màu trắng giống Tonkotsu nhưng mịn hơn. Sợi mì của Miso Ramen thường dày, xoăn và hơi dai.

Miso Ramen (Nguồn: justonecookbook.com)

Miso Ramen (Nguồn: justonecookbook.com)

Tsukemen Ramen

Sự đặc biệt của loại Ramen này nằm ở chỗ nước dùng không chan lên mì mà được để riêng. Khi ăn, thực khách sẽ chấm mì vào bát nước dùng sánh đặc có mùi vị đậm đà. Sợi mì của Tsukemen Ramen thường dày hơn nhiều sợi mì Ramen thông thường và phải là mì lạnh khi phục vụ. Do vậy, không giống với các loại Ramen khác thường ăn khi trời lạnh, người Nhật thích ăn Tsukemen Ramen khi thời tiết nóng nực.

Tsukemen Ramen (Nguồn: bussinesswire.com)

Tsukemen Ramen (Nguồn: bussinesswire.com)

Khi Ramen ngày cành phổ biến, ông Momofuku Ando của hãng thực phẩm Nissin Food nảy ra ý tưởng sản xuất Ramen đóng hộp. Nhưng mì ăn liển tất nhiên không thể nào thay thế được Ramen nấu tay phải không nào?