“Đi lễ cả năm không bằng ngày rằm tháng 7”, vậy ngày gì mà có ý nghĩa quan trọng như vậy trong đời sống tâm linh của người Việt Nam? Cùng Blog Adayroi tìm hiểu nét đẹp văn hóa này qua những thông tin dưới đây.
1. Rằm tháng 7 là ngày gì?
Rằm tháng 7 (15/07 âm lịch) là ngày rằm lớn nhất trong năm theo phong tục của người Việt. Ở miền Bắc, người ta vẫn quen gọi ngày này là ngày “xá tội vong nhân”, ngày cúng các chúng sinh không nhà không cửa hay còn gọi là cúng cô hồn. Còn tại miền Nam, ngày này thường được gọi là lễ Vu Lan, ngày để con cái báo hiếu cha mẹ. Như vậy ngày rằm của tháng 7 sẽ gắn liền với hai ngày lễ lớn của Phật giáo là lễ Vu Lan báo hiếu và ngày “xá tội vong nhân”
Rằm tháng 7 là ngày rằm lớn nhất trong năm của người Việt (Nguồn: danviet.vn)
2. Ý nghĩa cúng rằm tháng 7
Là một ngày rằm lớn nhất trong năm, vậy nên đến ngày này mọi người thường chuẩn bị những mâm cỗ tươm tất để cúng rằm. Tuy nhiên, ý nghĩa của việc cúng “xá tội vong nhân” và việc thờ cúng lễ Vu Lan báo hiếu sẽ là khác nhau.
Một là sự báo hiếu của những người làm con đối với công ơn sinh thành của cha mẹ, và một là tục cúng, cầu siêu, độ vong cho những cô hồn không nơi nương tựa. Theo quan niệm của dân gian ta, vào ngày rằm tháng Bảy, âm phủ sẽ mở cửa ngục để các linh hồn được ra ngoài, trở về nhà.
Trong ngày ấy, mọi người sẽ làm lễ cúng để mời các linh hồn người thân đã mất về nhà thụ hưởng cơm canh, quần áo,… đồng thời cũng là dịp để cúng thực, bố thí cho những linh hồn vất vưởng, không nhà cửa, nơi nương tựa.
Người miền Bắc quan niệm 15 tháng 7 âm lịch là ngày xá tội vong nhân (Nguồn: ohay.tv)
Bên cạnh đó, cũng xuất phát từ câu chuyện Mục Kiền Liên trải qua nhiều khó khăn để cứu thoát mẹ mình khỏi địa ngục, vào ngày rằm tháng Bảy người ta còn chuẩn bị lễ cúng Vu Lan để thể hiện lòng báo hiếu, sự biết ơn và kính trọng đối với tổ tiên, với bậc sinh thành.
Nhìn chung, trong những năm gần đây, mặc dù về cơ bản hai nét văn hóa này có sự khác nhau về tính chất, xong với mong muốn hướng tới những điều tốt đẹp, dần dần trong ngày này người ta cũng đã thực hành và gắn với sự báo hiếu, tri ân, thể hiện lòng biết ơn đến bậc sinh thành, về công dưỡng dục, ghi nhớ về tiên tổ, những người đã khuất nhiều hơn là việc cúng cô hồn.
Ở miền Nam, ngày 15 tháng 7 âm lịch lại là ngày báo hiếu Vu Lan (Nguồn: thethaovanhoa.vn)
3. Phong tục cúng rằm tháng 7
Theo phong tục nước ta, cúng rằm tháng 7 sẽ thường có những lễ gồm: cúng Phật, cúng thần linh và gia tiên, cúng chúng sinh.
3.1. Cúng Phật
Đối với cúng Phật, thông thường mọi người sẽ chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc mâm ngũ quả được chuẩn bị từ nhiều trái cây theo mùa, tươi ngon khác nhau cùng một số loại bánh kẹo để cúng Phật. Sau đó, mâm cúng sẽ được gia đình thụ lộc ngay tại nhà. Trong quá trình cúng, người ta sẽ thường đọc kinh Vu Lan với mong muốn hồi hướng kinh đức để linh hồn của những người thân trong quá khứ được siêu thoát.
Đặc biệt, mâm cúng Phật nên làm vào ban ngày. Còn nếu bạn thực hiện cúng Phật tại chùa thì nên tham khảo một số kinh nghiệm sắm lễ khi đi chùa để mâm cúng lễ được tươm tất và đầy đủ hơn.
Mâm cúng Phật trong ngày rằm của tháng 7 (Nguồn: soha.vn)
3.2. Cúng thần linh và gia tiên
Việc cúng thần linh vào ngày rằm tháng 7 xuất phát từ việc người dân cho rằng vào tháng 6 – 7 âm lịch hàng năm, cũng chính là lúc thu hoạch mùa màng của người nông dân, những yêu ma oan hồn sẽ tới quấy nhiều làm ảnh hưởng đến công việc.
Vậy nên, vào ngày này người dân sẽ làm lễ cúng, cầu xin thần linh cũng như thổ địa bắt giam những oan hồn, yêu ma để mọi người yên tâm làm ăn. Bên cạnh đó, mọi người cũng chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất tưởng nhớ ông bà tổ tiên, tưởng nhớ ông bà tổ tiên, cầu bình an cho gia đình.
Mâm cỗ được gia đình chuẩn bị sẽ thường là mâm cỗ mặn kèm theo đó là các vật dụng thờ cúng dành cho người cõi Âm: quần áo, giày dép, điện thoại,… Với mong muốn người cõi Âm cũng sẽ có cuộc sống đầy đủ, tiện nghi. Trong khi cúng, mọi người cũng thường đọc bài văn khấn cúng thần linh và văn khấn cúng tổ tiên.
Mâm lễ cúng thần linh và tổ tiên (Nguồn: laodong.vn)
3.3. Cúng chúng sinh
Vào ngày này, mọi người cũng thường chuẩn bị những mâm cúng chúng sinh với mục đích bố thí cho những cô hồn thất thế, sa cơ lỡ vận, chịu nhiều oan trái trong xã hội, không nhà cửa hay nơi nương tựa. Người ta sẽ chuẩn bị lễ chay với các loại bánh trái, gạo cùng tiền vàng kèm theo bài văn cúng cô hồn trong Kinh Nhật tụng.
Mâm cúng thường được đặt ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên mâm, bên cạnh đó không thể thiếu các loại nhang, trầm sử dụng trong các mâm cúng lễ để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3 – 5 hoặc 7 cây hương.
Mâm lễ cúng chúng sinh (Nguồn: vietnammoi.vn)
Như vậy có thể thấy rằm tháng 7 là một ngày mang rất nhiều ý nghĩa sâu sắc và độc đáo trong đời sống tâm linh của người Việt. Vậy nên, với những thông tin trên đây mọi người sẽ có sự chuẩn bị tươm tất nhất những vật dụng thờ cúng tổ tiên, thần linh,… để ngày rằm trở nên đủ đầy nhất.
Mình không đồng ý với quan điểm của tác giả về việc cúng lễ vào ngày Rằm tháng 7 là mê tín dị đoan. Theo mình, đó là một nét đẹp văn hóa cần được gìn giữ.
Bài viết này hay quá! Mình sẽ chia sẻ cho bạn bè và người thân để mọi người cùng biết về ý nghĩa và phong tục của ngày Rằm tháng 7.
Bài viết này rất hay và bổ ích! Mình đã tìm được rất nhiều thông tin về ngày Rằm tháng 7. Cảm ơn tác giả!
Quả là một bài viết đầy triết lý! Mình đọc mà thấy mình hiểu sâu hơn về ý nghĩa của ngày Rằm tháng 7.
Sao lại không có thông tin về nguồn gốc của ngày Rằm tháng 7 thế? Bài viết này còn nhiều thiếu sót!
Ngày Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng của người Việt Nam mình, mình thấy bài viết này cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về ngày lễ này.
Haha, bài viết này đọc mà buồn cười quá. Ngay cả ngày Rằm tháng 7 cũng được gọi là ngày xá tội vong nhân cơ à?
Ngày Rằm tháng 7 là ngày mà ma quỷ được phép lên trần gian, nghe mà sợ quá!