Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh có vai trò vô cùng quan trọng, giúp kịp thời phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh nghiêm trọng ở trẻ, đặc biệt là những bệnh chỉ có thể chữa khỏi khi phát hiện từ nhỏ. Vậy chi phí dịch vụ xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu nhé
1. Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh để làm gì?
1.1. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh bằng cách lấy máu gót chân bé sơ sinh
Ngoài những xét nghiệm sàng lọc trước sinh thì lấy máu gót chân bé sơ sinh cũng cực kỳ quan trọng. Đây là phương pháp xét nghiệm ở trẻ sơ sinh, giúp kịp thời phát hiện những bệnh nguy hiểm cho bé ngay từ lúc chào đời. Đa số là các bệnh lý về nội tiết, và tình trạng rối loạn chuyển hóa, gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển về trí não và cơ thể của trẻ.
Trong thời kỳ sơ sinh hay trong những năm đầu đời của trẻ, đa số các bệnh lý rối loạn nội tiết – chuyển hóa và di truyền đều chưa thể hiện rõ ràng, do đó không dễ phát hiện cũng như chẩn đoán.
Nhưng nếu không xử lý kịp thời, đợi đến khi xuất hiện những biểu hiện ban đầu của bệnh và các xét nghiệm được tiến hành thì tình trạng của bệnh đã nghiêm trọng, cơ thể sẽ không thể phục hồi hoàn toàn như ban đầu, nhất là các chức năng điều khiển từ các trung tâm thần kinh quan trọng nhất, làm ảnh hưởng trầm trọng đến trí não của trẻ, khiến trẻ chậm phát triển về tư duy và tinh thần.
Chính vì những nguy hiểm này, đa số các bệnh viện đều tư vấn cũng như khuyến khích bố mẹ nên tham gia chương trình xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh để đảm bảo cho bé một sức khỏe tốt.
Lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh (Nguồn: mevacon.com.vn)
1.2. Lấy máu gót chân phát hiện được những bệnh gì?
Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh sẽ giúp phát hiện được những bệnh sau đây:
Thiếu men G6PD là một căn bệnh khiến trẻ không có khả năng tổng hợp men G6PD. G6PD là một loại men có trong các tế bào hồng cầu. Do đó, khi trẻ mắc phải bệnh thiếu men G6PD, sẽ có khả năng dẫn đến nguy cơ vỡ hồng cầu, do các chất có hại tích tụ nhiều trong hồng cầu gây nên.
Tuy nhiên, nếu phát hiện kịp thời và được tư vấn kỹ càng, theo dõi chứng vàng da đối với trường hợp trẻ bị thiếu loại men G6PD cùng với bị tán huyết áp (đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh cho trẻ như vàng da, thiếu máu).
Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh là bệnh lý tiếp theo có thể phát hiện nhờ phương pháp lấy máu gót chân trẻ sơ sinh. Đây là bệnh lý mắc phải do sự rối loạn trong quá trình tuyến thượng thận tổng hợp nội tiết. bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh.
Bệnh gây ra những biểu hiệu của các loại bệnh như mất muối, có khả năng gây tử vong cao và làm cho việc xác định giới tính của các em bé gái gặp phải nhiều khó khăn. Việc phát hiện và chữa trị kịp thời căn bệnh này là cực kỳ quan trọng, tránh trường hợp xấu như tử vong, ngoài ra cũng ngăn chặn tình trạng cơ thể bé gái ngày càng nam tính, cơ quan sinh dục biểu hiện bên ngoài, khiến người khác dễ nhầm lẫn, ảnh hưởng đến cuộc sống của bé gái sau này.
Cuối cùng, đó là bệnh suy giáp bẩm sinh, căn bệnh này khiến cho cơ thể trẻ không có khả năng sinh ra các hormon giáp hoặc có sinh ra nhưng với số lượng ít hơn so với lượng bình thường.
Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu hormon tuyến giáp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não và cơ thể, trẻ dần bị rơi vào tình trạng ngu đần, không phát triển về chiều cao được. Việc phát hiện kịp thời là cực kỳ quan trọng. Cách chữa cũng đơn giản và cần thực hiện trong khoảng thời gian bé mới chào đời đến khi tròn 2 tuần tuổi, tích cực cung cấp cho cơ thể bé lượng hormon giáp vừa đủ.
Trẻ được lấy máu gót chân để xét nghiệm (Nguồn: phusantamphuc.vn)
2. Kỹ thuật lấy máu gót chân trẻ sơ sinh như thế nào?
2.1. Số lượng giọt máu cần lấy
Không cần lo sợ lấy máu nhiều, đối với phương pháp này, các nhân viên sẽ lấy 2 giọt máu tại vị trí gót chân của trẻ sơ sinh, máu được nhỏ vào giấy thấm máu, đợi máu khô sẽ được làm xét nghiệm, từ đó xác định các trường hợp nghi ngờ bị bệnh. Thời gian thích hợp để lấy máu thường là sau khi bé sau 48 giờ tuổi.
2.2. Bao lâu thì có kết quả
Khoảng thời gian tốt nhất để đưa bé đi xét nghiệm lấy máu gót chân là lúc bé được chào đời sau 2 – 7 ngày tuổi. Ngoài ra, đối với một số trường hợp sinh non thì sẽ có khoảng thời gian khác sao cho phù hợp. Sau khi xét nghiệm xong thì bố mẹ có thể lấy kết quả chỉ trong 24 – 72 giờ.
Nếu kết quả không có vấn đề gì thì không còn gì để lo lắng. Còn nếu kết quả chỉ ra trẻ mắc bệnh thì bố mẹ sẽ được bác sĩ được giải thích về các bệnh bé mắc phải, sau đó cung cấp thông tin và hướng dẫn bố mẹ những thủ tục cũng như công việc tiếp theo để đưa bé đi chẩn đoán và có những phương pháp điều trị thích hợp, phòng ngừa đối với những trường hợp có nguy cơ mắc phải.
2.3. Quy trình lấy máu gót chân trẻ sơ sinh tại bệnh viện Vinmec
Cũng như dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn thì dịch vụ lấy máu gót chân trẻ sơ sinh tại bệnh viện Vinmec cũng đưa ra quy trình rõ ràng như sau:
Đầu tiên, đưa ra những thông tin và kiến thức cần thiết về căn bệnh cho bố mẹ bé nắm rõ. Ngoài ra, giải thích cho bố mẹ về những lợi ích và mức độ quan trọng của việc xét nghiệm máu ở gót chân trẻ.
Lấy những thông tin cần thiết của trẻ cần xét nghiệm và bố mẹ (hoặc người bảo hộ) của trẻ để hoàn thiện hồ sơ xét nghiệm. Những thông tin cần lấy bao gồm họ và tên người mẹ, một thông tin vô cùng quan trọng đó là tiền sử bệnh án của mẹ, điều này giúp việc chẩn đoán bệnh của bé được thuận tiện hơn, và một số thông tin như giới tính và cân nặng của bé, ngày thực hiện công việc lấy máu,…
Thực hiện công đoạn lấy máu: Các nhân viên bệnh viện sẽ đặt cơ thể bé nằm, giúp chân bé thấp hơn thân để công việc lấy máu tại gót chân được diễn ra dễ dàng. Với mỗi bé chỉ cần lấy hai giọt máu là đủ, máu được lấy bằng cách nhỏ trực tiếp vào vị trí giữa những vòng tròn được định sẵn trên giấy thấm và sau đó để khô rồi đem đi xét nghiệm. Kỹ thuật lấy máu gót chân trẻ sơ sinh của các bác sĩ tại bệnh viện Vinmec luôn được trao dồi và thực hiện một cách chuyên nghiệp.
Bảo quản mẫu máu: Tờ xét nghiệm có 2 giọt máu của bé sẽ được bảo quản để máu tự khô, không can thiệp đến quá trình máu khô và sau đó được chuyển tới phòng xét nghiệm.
Tiếp theo máu sẽ được xét nghiệm, bằng cách này có thể kịp thời phát hiện những bệnh nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là hai bệnh phổ biến và dễ mắc phải nhất đó chính là bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và thiếu men G6PD.
Sau khoảng từ 24 – 48 giờ lấy máu, bố mẹ có thể nhận kết quả xét nghiệm. Đối với những trường hợp sau khi xét nghiệm phát hiện kết quả bất thường, có nguy cơ bị bệnh thì bố mẹ của các bé sẽ được báo tin, sau đó tư vấn và hướng dẫn các bước điều trị tiếp theo.
Nên xét nghiệm lấy máu gót chân lúc bé từ 2 đến 7 ngày tuổi (Nguồn: s-nbcnews.com)
3. Chi phí dịch vụ lấy máu gót chân trẻ sơ sinh
Chi phí lấy máu gót chân trẻ sơ sinh tùy thuộc vào cơ sở vật chất, chất lượng của bệnh viện bạn chọn. Các bạn có thể tin tưởng dịch vụ chất lượng, giá ưu đãi trong gói thai sản và sinh con trọn gói tại bệnh viện Vinmec, đảm bảo kết quả chính xác cùng với sự phục vụ tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao tại đây. Nơi đây là sự lựa chọn của rất nhiều gia đình về các dịch vụ thai sản và chăm sóc trẻ sơ sinh.
Trên đây là những thông tin hữu ích về xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh. Xét nghiệm này thực sự rất hữu ích cho sức khỏe tương lai của trẻ. Vì vậy để bảo vệ con ngay từ lúc sinh đến khi trưởng thành các mẹ đừng ngần ngại mà thực hiện nhé!