Suy gan cấp là căn bệnh khá phổ biến trong xã hội hiện nay với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Để chữa bệnh có rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có thay huyết tương trong suy gan. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ứng dụng y khoa này và hiệu quả mang lại.
1. Tìm hiểu về bệnh lý suy gan cấp
1.1. Suy gan cấp là gì?
Là tình trạng bệnh xuất hiện do một tác động nào đó gây hại cho gan, suy gan cấp với những đặc trưng: rối loạn đông máu, vàng da, bệnh lý não gan hình thành và phát triển một thời gian ngắn ở bệnh nhân có chức năng gan bình thường trước đó. Tỷ lệ sống sót nếu không ghép gan trong khoảng 20% – 90%. Việc điều trị bệnh nhằm mục đích hỗ trợ suy đa cơ quan và kiểm soát phù não cho đến khi các tế bào gan tái sinh lại.
Bệnh suy gan cấp xuất hiện do một tác động nào đó gây hại tới gan (Nguồn: baomoi.com)
1.2. Biểu hiện của suy gan cấp
Những triệu chứng của bệnh biểu hiện ở từ giai đoạn bệnh khác nhau. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có biểu hiện vàng da, người mệt mỏi kèm theo buồn nôn. Ở giai đoạn tiếp theo, các dấu hiệu về bệnh lý liên quan đến não do gan xuất hiện. Người bệnh trở nên mất tập trung, chậm chạp, giảm khả năng nghe nói, thậm chí hôn mê.
Bên cạnh đó là biểu hiện rối loạn đông máu. Đây đều là những biểu hiện nguy hiểm và gây nên nhiều biến chứng thậm chí tử vong nếu các tế bào gan không được tái sinh kịp thời.
1.3. Nguyên nhân gây suy gan cấp
Những tác động gây tổn hại cho gan chính là nguyên nhân hình thành nên suy gan cấp. Tuy nhiên, những tác động đó là gì? Trước tiên là do các loại virus từ bệnh viêm gan A, B, C, bệnh thủy đậu, virus Herpes,.. gây nhiễm trùng cho gan. Nhiều trường hợp bị tổn thương gan do sử dụng các loại thuốc bao gồm: paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid, flutamide, sulphonamides, thuốc chống trầm cảm,… Khoảng 20% – 25% bệnh nhân gặp những tổn thương cơ quan trong SIRS gặp những biểu hiện của rối loạn chức năng gan. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây bệnh khác cần kể đến bao gồm bệnh Wilson, hội chứng Reyes, gan nhiễm mỡ cấp trong thai kỳ,…
Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ là bước khởi đầu quan trọng để việc điều trị bệnh diễn ra hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, mỗi người nên chủ động thực hiện tầm soát gan mật chuyên sâu khi nhận thấy có bất kỳ triệu chứng bất thường nào để sớm đề phòng bệnh tốt hơn.
1.4. Biến chứng suy gan cấp
Suy gan cấp sẽ tiến triển nặng và gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời như chứng nhiễm trùng viêm phúc mạc tự phát hay nhiễm khuẩn huyết. Đây là biến chứng gây nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh đó phải kể đến các biến chứng thần kinh như bệnh não gan với tính chất nghiêm trọng, biến chứng đường hô hấp do bị nhiễm trùng, các tổn thương ở tế bào thận hay hội chứng gan thận. Ở nhiều bệnh nhân còn xuất hiện các biến chứng chuyển hóa với hiện tượng giảm đường huyết, Kali hay hạ Natri cùng các rối loạn đông máu.
2. Các phương pháp điều trị suy gan cấp
Việc điều trị suy gan cấp cần phải thực hiện càng sớm càng tốt và trong những phòng chăm sóc đặc biệt. Dưới đây là một số phương pháp trong điều trị suy gan cấp.
2.1. Hồi sức cơ bản
Đây là phương pháp cơ bản bao gồm hồi sức hô hấp, hồi sức hệ tuần hoàn và chống phù não. Đối với hồi sức hô hấp phải luôn đảm bảo tình trạng hô hấp của bệnh nhân trong giới hạn nhất định, tránh làm tăng áp lực lên hộp sọ. Hồi sức tuần hoàn với mục đích duy trì huyết áp nền đảm bảo lực tưới máu não. Điều trị chống phù não cũng là yếu tố cực kỳ cần thiết vì phù não là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở người bệnh suy gan cấp.
2.2. Điều trị theo nguyên nhân
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám chuyên sâu, xác định và điều trị dựa trên những nguyên nhân gây bệnh. Và tùy mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau. Chẳng hạn đối với ngộ độc paracetamol, người bệnh sẽ được điều trị bằng N- acetylcysteine, đối với bệnh lý tự miễn dịch điều trị bằng corticoid, sử dụng các loại thuốc kháng virus nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus,… Bên cạnh đó, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một số loại thuốc bổ cho gan, giúp lá gan khỏe mạnh cũng như bổ sung thực phẩm tốt, giúp lá gan khỏe mạnh hơn, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
2.3. Ghép gan
Trong trường hợp suy gan cấp không thể phục hồi được bằng các biện pháp khác, ghép gan sẽ là phương pháp điều trị cuối cùng. Phần gan tổn thương sẽ được cắt bỏ và thay thế bởi gan khỏe mạnh từ người hiến tặng.
2.4. Biện pháp thay thế gan suy
Ngoài các phương pháp trên ra, người bệnh có thể được chỉ định một trong các biện pháp giúp thay thế gan suy dưới đây:
Lọc máu hấp phụ phân tử tái tuần hoàn – MARS: Là phương pháp giúp thay thế chức năng khử độc của gan, lọc bỏ các loại chất độc trong gan cũng như hạn chế sự tác động của các chất độc trong cơ thể tới gan. Từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục của các tế bào gan. Hơn nữa đây cũng là biện pháp để thay thế gan trong thời gian chờ thực hiện ghép gan.
Thay huyết tương: Với ứng dụng phương pháp công nghệ huyết tương giàu tiểu cầu này, lượng huyết tương có chứa các thành phần gây bệnh, các độc tố sẽ được loại bỏ và thay thế bởi huyết tương tươi đông lạnh. Thay huyết tương trong suy gan được coi là phương pháp khá hữu hiệu mang đến những lợi ích tốt cho sức khỏe lá gan.
Lọc máu liên tục: Phương pháp này được tiến hành một cách liên tục trong 24h đồng hồ, giúp lọc bỏ các chất độc, thành phần gây bệnh một cách từ từ. Điều trị suy gan cấp bằng phương pháp lọc máu liên tục ít gây biến chứng vì vậy thường được áp dụng cho những bệnh nhân có huyết động không được ổn định.
Ghép gan là một phương pháp chữa suy gan (nguồn: vinmec.com)
3. Tìm hiểu về thay huyết tương trong suy gan cấp
3.1. Thay huyết tương là gì?
Như đã trình bày ở trên, thay huyết tương là một hướng đi mới mang đến hiệu quả chữa bệnh cao đối với nhiều loại bệnh, trong đó có suy gan cấp. Đây là phương pháp loại bỏ phần huyết tương có chứa các kháng thể tự miễn, độc tố hay các thành phần gây bệnh suy gan cấp khác và thay thế bằng lượng huyết tương mới.
3.2. Vai trò của phương pháp thay huyết tương trong suy gan cấp
Thay huyết tương trong suy gan là biện pháp giúp loại bỏ những tác nhân gây tổn hại tế bào gan, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục các mô gan hiệu quả hơn. Ngoài ra đây còn là phương pháp nâng đỡ gan trong trường hợp chờ đợi gan hồi phục hay chờ ghép gan.
3.3. So sánh phương pháp thay huyết tương thông thường và thay huyết tương thể tích cao
Đối với kỹ thuật thay huyết tương thông thường, trung bình trong vòng một giờ có thể tách bỏ được 500ml – 1000ml huyết tương và bù vào cơ thể người bệnh lượng huyết tương tương đương. Trong khi đó, với phương pháp thay huyết tương thể tích cao, lượng huyết tương bỏ đi trong một giờ có thể lên tới 800m – 1000ml và bù vào lượng huyết tương như vậy. Hơn nữa kỹ thuật này còn được sử dụng loại máy đa năng có tính năng thay huyết tương.
Tuy nhiên, với thay huyết tương thể tích cao, người bệnh dễ gặp biến chứng hơn do lượng huyết tương lấy ra nhanh và nhiều hơn thông thường. Vậy nên, phương pháp không phù hợp với những người suy hô hấp, suy tuần hoàn,…
3.4. Kết hợp phương pháp thay huyết tương và lọc máu liên tục trong suy gan cấp
Đối với lọc máu liên tục, quá trình thực hiện loại bỏ huyết tương có thành phần gây bệnh sẽ diễn ra từ từ và liên tục trong vòng 24h. Lượng huyết tương loại bỏ sẽ được thay thế bằng huyết tương mới. Sự kết hợp giữa lọc máu liên tục và thay huyết tương sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh, ít xảy ra biến chứng, đồng thời lượng huyết tương sau khi được lọc bỏ sẽ được thay thế luôn, đảm bảo tốt cho sức khỏe hơn.
Kết hợp giữa thay huyết tương và lọc máu liên tục trong điều trị suy gan (Nguồn: plo.vn)
3.5. Kết luận về hiệu quả mang lại sau điều trị
Thay huyết tương trong suy gan, một kỹ thuật nằm trong phương pháp lọc máu plasmapheresis mang đến nhiều khả quan trong chữa bệnh suy gan cấp. Nhờ vậy mang đến cơ hội chữa khỏi bệnh cho nhiều người và thay thế cho phương pháp ghép gan nhiều khó khăn và tốn kém. Nhanh chóng đăng ký ngay lọc máu plasmapheresis tại Useful – trải nghiệm giải pháp y khoa tiên tiến, hàng đầu mang đến sức khỏe tốt.
Như vậy, trên đây là những thông tin chung về căn bệnh suy gan cấp cũng như phương pháp thay huyết tương trong suy gan. Là một bệnh lý với nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nên tốt nhất bạn nên chủ động phòng chống bệnh suy gan cấp bằng cách thực hiện khám sức khỏe định kỳ, toàn diện nhé.