Phương pháp phát hiện tế bào ung thư và tế bào bình thường hiệu quả

Nghiên cứu sự khác nhau của các tế bào ung thư và tế bào bình thường có ý nghĩa lớn trong việc tìm ra nguyên nhân, cách chữa trị đối với căn bệnh nguy hiểm này. Mỗi phương pháp mới đưa ra lại tạo thêm cơ hội, mang lại niềm hy vọng sống cho hàng ngàn bệnh nhân đang hàng ngày chống chọi với bệnh tật.

1. Tế bào ung thư và tế bào bình thường khác nhau như thế nào?

1.1. Tế bào ung thư là gì?

Tế bào ung thư là gì, di căn ra sao? Cơ thể con người được tạo thành từ vô số tế bào được biệt hóa để đảm nhiệm những chức năng sống khác nhau. Trong nhân của mỗi một tế bào lại chứa vật chất di truyền là DNA. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, đoạn gen chứa thông tin di truyền điều khiển sự nhân lên và tự hủy của tế bào lại bị đột biến, khiến cho tế bào này mất khả năng kiểm soát, tiếp tục phân chia một cách bất thường hoặc không tự “chết đi”. Sự tăng sinh bất thường này dần hình thành lên những khối u. Nếu những khối u đó là ác tính sẽ phát triển thành ung thư và những tế bào lỗi này sẽ được gọi là tế bào ung thư.

Tế bào ung thư được hình thành như thế nào

Tế bào ung thư được hình thành như thế nào (Nguồn: medicalnewstoday.com)

1.2. Đặc điểm tế bào ung thư

1.2.1. Không ngừng phát triển và phân chia

Do đột biến tại đoạn gen quy định việc phân chia, các tế bào ung thư sẽ phát triển không ngừng, liên tục nhân đôi và tạo ra các khối u. Một số trường hợp đặc biệt như ung thư máu lại không có khối u được hình thành, vì thế bạn nên cẩn trọng khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh ung thư máu và tìm cách điều trị.

1.2.2. Không “dính” nhau

Trong khi các tế bào bình thường có thể liên kết lại với nhau nhờ những phân tử đặc hiệu có trên thành tế bào để tạo lên những cấu trúc mô bền chắc. Tế bào ung thư lại không làm được điều này, chúng sắp xếp lộn xộn và không có khả năng liên kết.

1.2.3. Không trưởng thành

Các tế bào bình thường khi “trưởng thành” sẽ được biệt hóa thành những chức năng khác nhau. Tập hợp những tế bào có cùng một cấu tạo, chức năng giống nhau sẽ trở thành mô ví dụ như mô biểu bì, mô thần kinh, mô mỡ… Tuy nhiên, các tế bào ung thư lại không như vậy, chúng sẽ không trải qua quá trình này mà tự động nhân đôi theo những sai sót xảy ra tại DNA. Việc thực hiện xét nghiệm di truyền sẽ phát hiện những lỗi sai tại bộ gen của tế bào này.

1.2.4. Không tự chữa lành hoặc chết đi

Cơ thể sử dụng một loại protein đặc hiệu là P53 để kiểm tra cơ chế tự sửa của mỗi một tế bào khi phát hiện những lỗi hoặc đột biến trong bộ gen của chúng. Nếu không có khả năng phục hồi, một loại enzym sẽ được tiết ra khơi mào cho quá trình “tự chết” (Apoptosis) của tế bào. Tuy nhiên trong tế bào ung thư thì hiệu lệnh này lại không có tác dụng. Và vì thế, chúng sẽ không tự chữa lành, không tự hủy mà tiếp tục nhân lên với tốc độ chóng mặt.

1.2.5. Tế bào ung thư không chấp nhận các tín hiệu từ các tế bào khác

Các tế bào có khả năng “giao tiếp” với nhau thông qua các thụ thể có trên bề mặt thành tế bào. Những tín hiệu sẽ được truyền qua lại nhờ những chất hóa học như enzym, hormon… Tuy nhiên, đối với tế bào ung thư, chức năng này cũng không được thực hiện kết quả là các tín hiệu sẽ bị chặn lại khi truyền tới những tế bào này.

1.2.6. Mang hình dạng khác tế bào thường

Khi quan sát các tế bào ung thư dưới kính hiển vi, có thể thấy hình dạng của chúng rất khác so với những tế bào bình thường. Sự đột biến này xuất phát từ chính những sai sót xảy ra trong vật chất truyền DNA của chúng.

1.3. Phân biệt tế bào ung thư và tế bào thường

Nói tóm lại, sự khác biệt giữa tế bào ung thư và tế bào thường được biểu hiện qua các đặc điểm khác nhau như hình dạng, khả năng liên kết, trưởng thành và chức năng… Việc nghiên cứu sâu về các tế bào ung thư giúp hạn chế được những nguy cơ mắc bệnh cũng như đưa ra các phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Tế bào ung thư không có khả năng nhận tín hiệu

Tế bào ung thư không có khả năng nhận tín hiệu (Nguồn: forbes.com)

2. Phương pháp phát hiện tế bào ung thư và tế bào bình thường

Với những người mà tiền sử gia đình có thành viên mắc ung thư thì việc tầm soát ung thư là hết sức quan trọng và cần thiết. Hiện tại, các thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực y sinh đã giúp phát hiện và sàng lọc sớm bệnh ung thư với độ chính xác cao hơn bao giờ hết. Trong đó, việc tìm ra các tế bào ung thư được rút ngắn thời gian và áp dụng hiệu quả với nhiều loại ung thư khác nhau. Có thể kể đến một vài ví dụ như sinh thiết mô ở da, gan hay xét nghiệm HPV cho các tế bào ở ngoài thành tử cung…

Qua những thông tin cơ bản về tế bào ung thư và tế bào bình thường đã giúp bạn có góc nhìn khái quát hơn. Mặc dù có tốc độ phát triển rất nhanh nhưng không phải khối u nào cũng có thể trở thành ác tính và di căn tới những bộ phận khác trên cơ thể.

Theo thống kê, tỷ lệ điều trị thành công và kéo dài tuổi thọ trên 5 năm có thể đạt trên 90% nếu bệnh nhân ung thư được phát hiện sớm. Tham khảo và thực hiện tầm soát và xác định ung thư cấp tế bào sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm, kịp thời và giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng sâu của những loại bệnh nguy hiểm.