Tỷ lệ người già và phụ nữ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp chiếm tỷ lệ cao. Bệnh nhân bị căn bệnh này cảm thấy vô cùng khổ sở và đau đớn. Điều trị viêm khớp dạng thấp thông qua thuốc và phác đồ điều trị bệnh như thế nào và chữa ở đâu tốt?
1. Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng khớp bị tổn thương lớp màng bảo vệ và lớp sụn, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt gây đau nhức cho bệnh nhân. Các hoạt động thường ngày như đi, đứng, nằm, ngồi đều rất khó khăn. Biến chứng có thể liên quan đến cả mắt, phổi, tim…để lâu ngày dẫn đến xương bị mòn và khớp biến dạng.
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh (Nguồn: trehoaxuongkhop.com)
2. Viêm đa khớp dạng thấp là gì?
Viêm đa khớp dạng thấp nghĩa là viêm nhiều khớp dạng thấp cùng một lúc chứ không phải chỉ một. Ban đầu bệnh nhân chỉ bị giảm cân, hơi sốt, tê các đầu ngón chân, ngón tay. Sau một thời gian bệnh phát triển sang nhiều khớp khác. Các khớp bị viêm thường là ở cổ tay, ngón tay, bàn tay, cổ chân, ngón chân, gối.
Khớp ở vị trí háng, vai, cột sống ít bị viêm hơn. Đây là căn bệnh mạn tính. Theo số liệu nghiên cứu có khoảng hơn 80% số bệnh nhân là phụ nữ. Triệu chứng ban đầu không rõ rệt sau đó tăng dần làm khả năng vận động bị hạn chế rất nhiều.
3. Nguyên tắc điều trị viêm khớp dạng thấp
Đây là căn bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau ở cả tại vị trí khớp và những bộ phận liên quan khác. Cần phát hiện điều trị sớm ngăn chặn bệnh tránh gây ra tình trạng khuyết tật, giảm sút nhu cầu vận động của người bệnh.
Đến nay vẫn chưa tìm ra căn nguyên thực sự của bệnh. Giới chuyên gia mới xác định được có thể là do nhiễm khuẩn, cơ địa hoặc hệ miễn dịch của bệnh nhân. Điều trị viêm khớp dạng thấp đúng phác đồ với mục đích ngăn chặn tình trạng khớp bị hủy hoại toàn toàn, bảo vệ khớp. Nguyên tắc điều trị phải toàn phần, không cục diện, kiên trì và phối hợp các phương pháp khác nhau nhằm đem lại hiệu quả tối ưu.
Kết quả điều trị viêm khớp dạng thấp (Nguồn: laodong.vn)
4. Phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp
Đến thời điểm này, chưa có phác đồ điều trị viêm khớp dạng thấp mới nhất nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp, chỉ có thể khắc phục và giảm thiểu tối đa những triệu chứng và biến chứng của căn bệnh. Do vậy bệnh nhân phải chịu đựng bệnh này suốt đời. Điều quan trọng bạn cần ghi nhớ là phát hiện sớm bệnh và kiên trì điều trị tránh hậu quả nghiêm trọng nhất là dẫn đến tàn phế.
4.1. Chẩn đoán bệnh
Dựa vào những dấu hiệu rất dễ nhận thấy để bác sĩ chẩn đoán bệnh. Tại vị trí khớp viên sẽ có tình trạng sưng đỏ, đau. Hiện tượng viêm diễn ra thường là đối xứng, ví dụ cổ chân phải bị viêm thì cổ chân trái cũng bị viêm. Ban đầu có thể biểu hiện ở một khớp sau đó lan sang nhiều khớp khác.
Sức khỏe giảm sút, người mệt mỏi, cân nặng giảm, sốt. Thông thường cơn đau diễn ra vào buổi sáng. Thông thường các khớp ngón tay, ngón chân sẽ bị trước sau đó đến khớp lớn như đầu gối, hông, vai. Bên cạnh đó còn có một số triệu chứng như mắt trở nên kém, khó nhìn, nước bọt bị khô, da nổi cục, giảm hồng cầu, thở khó khăn…
Đôi khi chỉ xuất hiện một triệu chứng, nhưng cũng có khi các triệu chứng xuất hiện cùng lúc gây khó chịu cho người bệnh. Cần theo dõi bệnh khoảng 2 tháng.Tuy nhiên giai đoạn đầu với những triệu chứng không rõ ràng và liên tục gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị viêm khớp dạng thấp .Nếu chưa chắc chắn, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm các xét nghiệm để kết luận.
4.2. Tiến hành các xét nghiệm chuyên môn
Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau đớn ngay tại vùng khớp viêm mà còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể. Lúc mới xuất hiện bệnh khó phát hiện chính xác. Giới chuyên môn phải tiến hành chụp X quang, xét nghiệm máu.
Trong quá trình chẩn đoán yếu tố thời gian triệu chứng xuất hiện cũng rất quan trọng. Nó phải biểu hiện liên tục trong khoảng 2 tháng. Các khớp bị đau, cứng, sưng, khó cử động. Nếu ông bà hay bố mẹ bạn bị viêm khớp dạng thấp thì khả năng bạn sẽ bị cũng tương đối cao.
Xét nghiệm máu để phát hiện viêm khớp dạng thấp (Nguồn: lintechvn.com)
Bác sĩ tiến hành xét nghiệm máu để phát hiện bệnh nhờ các chỉ số chuyên môn như: Các kháng thể chống CCP, yếu tố Rheumatoid (RF), kháng thể kháng mạch máu (ANA), tỷ lệ trầm tích hồng cầu. Nhờ các chỉ số này có thể phát hiện bệnh mới ở giai đoạn đầu hay đã diễn tiến thành viêm khớp dạng thấp nghiêm trọng.
Ví dụ như kết quả dương tính với thấp khớp và anti –CCP, lượng hồng cầu tăng thì bệnh đã sang giai đoạn nặng. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nhờ hiện tượng khớp và vùng xung quanh khớp bị tê bì, cứng sau khi thức giấc, có từ bốn khớp lớn trở lên bị sưng, một khớp ngón chân hoặc ngón tay bị sưng, nổi cục sần dưới da,…
Chụp X quang là một phương pháp cần được áp dụng, đây là xét nghiệm cần thiết. X quang cho hình ảnh rõ ràng của vùng khớp bị viêm. Để phòng ngừa triệt để bác sĩ có thể cho bạn chụp cả những vùng không có nghi ngờ.
Một số công nghệ hiện đại như chụp MRI, quét siêu âm đang được áp dụng cũng mang lại hiệu quả cao trong chẩn đoán và theo dõi bệnh. Yếu tố dạng thấp trong máu được phát hiện nhờ xét nghiệm RF, nếu mới mắc bệnh thì tỉ lệ này là hơn 30%, người bệnh bị lâu thì tỉ lệ khoảng trên 70%.
Nhờ xét nghiệm này có thể phát hiện bệnh chuẩn xác, nó còn giúp tìm ra một số bệnh khác như thận, phổi, nhiễm trùng và thậm chí phát hiện cả ung thư. Người bệnh sẽ được lấy mẫu máu đem đi xét nghiệm. Kết quả chỉ số RF >14 U/ml bạn đã bị bệnh. Bệnh nặng đồng nghĩa với chỉ số RF cao. Nó cũng thông báo cho bạn biết rằng mình có thể bị viêm da, xơ gan, xơ mật hoặc lupus ban đỏ…
Hình ảnh chụp X quang (Nguồn: adayroi.com)
4.3. Xác định và định hướng điều trị
Như trên đã trình bày, chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp dạng thấp, chỉ có thể khắc phục và giảm thiểu tối đa những triệu chứng và biến chứng của căn bệnh. Do vậy trong suốt cả cuộc đời bệnh nhân phải chịu đựng bệnh này.
Để khắc phục được bệnh, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Kiên trì áp dụng các phương pháp điều trị, đồng thời theo dõi thật sát bệnh tình để không xảy ra biến chứng. Áp dụng nhiều phương pháp để tăng hiệu quả như Tây y, Đông y kết hợp với vật lý trị liệu.
4.4. Theo dõi sau điều trị
Sau điều trị bệnh nhân cần được theo dõi tốt. Kiểm soát cân nặng chống biến chứng. Hằng ngày tập thể dục theo những bài tập phù hợp. Tạo cho mình cơ hội giao lưu trò chuyện kết hợp giải trí bằng đọc sách, xem phim… Để giảm căng thẳng.
Khi có biểu hiện bất thường cần khám lại ngay. Hiện nay các biện pháp chữa trị chủ yếu là ngăn ngừa biến chứng chứ không khỏi được triệt để. Bạn không nên lơ là, chủ quan liệu trình điều trị viêm khớp dạng thấp. Nhất là khi sử dụng thuốc giảm đau cần có sự tư vấn của bác sĩ, tuyệt đối không được dùng quá liều rất nguy hiểm.
7 biến chứng tàn khốc từ viêm khớp dạng thấp (Nguồn: laodong.vn)
5. Phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp
5.1. Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc là điều bắt buộc đối với căn bệnh này. Theo các chuyên gia, các nhóm thuốc như thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc Corticosteroid và nhóm thuốc Dmard rất có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng của bệnh.
5.2. Phẫu thuật
Đây cách điều trị viêm đa khớp dạng thấp bất đắc dĩ bác sĩ mới áp dụng. Lúc này tình trạng bệnh của bạn đã cực kỳ nghiêm trọng. Tổn thương ở khớp khiến người bệnh không thể di chuyển. Các khớp bị viêm bắt buộc phải được thay thế.
Khớp hỗ trợ có thể làm bằng chất liệu kim loại hoặc nhựa. Bác sĩ sẽ thay thế khớp mới và tháo bỏ khớp bị hỏng do viêm. Một số phẫu thuật đồng thời gồm sửa gân, hàn các gân đứt hay bị lệch khỏi vị trí. Khi phẫu thuật thay thế khớp bị thất bại thì cần chỉnh trục. Bên cạnh đó người ta còn sử dụng đèn hồng ngoại để giảm đau và lưu thông máu, điện cao tần giúp dây chằng giảm thiểu xơ hóa.
Phẫu thuật điều trị viêm đa khớp dạng thấp (Nguồn: benhviemkhop.vn)
5.3. Chữa viêm khớp dạng thấp bằng bài thuốc nam
Tác dụng của thuốc nam áp dụng ở một số bệnh khá hiệu quả. Bên cạnh chữa trị bằng Tây y bạn nên sử dụng một số bài thuốc nam.
5.3.1. Bài thuốc nam
Bài thuốc thứ nhất: Dùng dây của cây Đau Xương hay còn gọi là Khoan Cân Đằng đem sao lên rồi ngâm với rượu. Sau ba tháng lấy dung dịch đó xoa bóp vào khớp cơn đau sẽ giảm. Cây đau xương mọc nhiều ở vùng núi phía bắc nước ta.
Bài thuốc thứ hai: bột quế và mật ong theo tỷ lệ 1:2 pha với nước nóng, dùng một ngày hai lần uống khiến khớp bớt sưng, giảm đau.
Bài thuốc thứ ba: sắc rễ trinh nữ cùng rễ bưởi, cúc tần, đinh lăng uống đều đặn tác dụng giảm đau xương khớp.
5.3.2. Trị bằng vật lý trị liệu
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp này đã chứng minh rất hiệu quả trong thực tế điều trị. Khi áp dụng kỹ thuật này, bác sĩ sẽ tìm hiểu nguyên nhân, cấp độ bệnh rồi mới quyết định có nên làm hay không. Quá trình điều trị rất tốn thời gian, cần nghiêm túc, kiên trì, có niềm tin để thực hiện. Bạn có thể đến bệnh viện hoặc một số phòng khám tư để được chữa trị. Cần tiến hành vật lý trị liệu tại các cơ sở với y bác sĩ có tay nghề vững, chuyên môn cao. Cũng không được tự mình tập mà không có sự hướng dẫn của chuyên gia.
Đồng thời sử dụng biện pháp xoa bóp, bấm huyệt hỗ trợ giảm cơn đau. Bấm huyệt giúp lưu thông huyệt làm bệnh nhân vận động dễ dàng hơn. Giác hơi giúp gân cốt co giãn, giảm tình trạng cứng cơ. Nếu thường xuyên được tắm hoặc ngâm nước khoáng sẽ giúp quá trình phục hồi nhanh, tinh thần thoải mái, thư thái hơn.
5.3.3. Bài tập hỗ trợ
Bài tập hỗ trợ giúp bệnh nhân giảm đau, rút ngắn quá trình điều trị. Bài tập thứ nhất: giơ chân nhẹ nhàng. Người bệnh trong tư thế nằm gập một đầu gối, đưa chân kia lên nhẹ nhàng. Làm khoảng 20 lần. Rồi thực hiện tương tự đối với chân còn lại. Thứ hai bạn có thể ngồi trên ghế , đưa một chân vuông góc với sàn, giữ một lúc. Đổi bên khi đã thực hiện trong 15 phút.Một số môn thể thao được khuyến khích tập như yoga, đi bộ.
Vật lý trị liệu để điều trị bệnh (Nguồn: cotbachbo.com)
6. Thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp
6.1. Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): là loại thuốc có tác dụng tốt làm giảm đau vết thương trong trường hợp này là giảm đau xương khớp, giúp thân nhiệt về nhiệt độ bình thường.Trước khi sử dụng cần được bác sĩ tư vấn xem bạn có bị dị ứng với thành phần nào của thuốc không rồi mới yên tâm sử dụng.
6.2. Thuốc Corticosteroid
Nếu dùng dài ngày nhóm thuốc Corticosteroid gây tác dụng phụ nguy hiểm, cần thận trọng và nên uống trong thời gian ngắn nhất định rồi dừng.
6.3. Nhóm thuốc Dmard
Bác sĩ kê nhóm thuốc Dmard bởi loại thuốc này có hiệu quả tốt trong điều trị thấp khớp, tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng thuốc cao.
7. Nên điều trị viêm khớp dạng thấp ở đâu
7.1. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bệnh viện Vinmec chất lượng 5 sao tự tin với cơ sở vật chất được xếp vào loại hiện đại so với thế giới. Bệnh viện làm chủ mọi kỹ thuật điều trị. Xạ hình xương giúp chẩn đoán sớm bệnh được áp dụng tại Vinmec. Xạ hình xương không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, đánh giá toàn bộ xương về chức năng không có phương pháp nào thực hiện được điều này, an toàn, hiệu quả.
Đội ngũ y bác sĩ của Vinmec chuyên môn cao, kỹ thuật tiên tiến, luôn luôn ứng dụng các tiến bộ khoa học hiện đại trong ngành y nói chung và xương khớp nói riêng. Chất lượng dịch vụ đạt chuẩn quốc tế nhằm làm bệnh nhân hoàn toàn thoải mái, hài lòng khi đến chữa bệnh.
7.2. Bệnh viện 115
Khoa xương khớp – Bệnh viện 115 được thành lập được hơn 10 năm, đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp. Đây cũng là một trong những bệnh viện hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực xương khớp bệnh nhân có thể tin tưởng.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (Nguồn: adayroi.com)
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển khoa luôn luôn được bệnh viện quan tâm đầu tư trang thiết bị hiện đại, cải thiện chất lượng phục vụ, nâng cao độ hài lòng của người bệnh. Lấy bệnh nhân làm trọng tâm, khoa thực hiện nhiều công trình nghiên cứu khoa học về ngành y để ứng dụng vào điều trị mang lại hiệu quả điều trị cao nhất. Mỗi năm khoa đều có những phác đồ mới điều trị cho bệnh nhân.
Thường xuyên cử cán bộ bác sĩ đi học tu nghiệp nhằm nâng cao kiến thức và tay nghề. Thành lập câu lạc bộ bệnh nhân cơ xương khớp để tuyên truyền phổ biến các kiến thức cơ bản nhằm nâng cao sức khỏe cho cộng đồng.
Năm 2022, Bệnh viện 115 đã chữa trị thành công trường hợp viêm khớp dạng thấp kém đáp ứng với điều trị DMARDs thông thường và các thuốc sinh học như kháng TNF, kháng IL. Đây là một ca cực kỳ khó, trước nay chưa gặp phải.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp (Nguồn: alobacsi.vn)
Tóm lại, bệnh viêm khớp dạng thấp là một bệnh mạn tính. Người bệnh cần xác định sống chung với nó suốt đời. Các biện pháp chữa trị chỉ nhằm giảm thiểu tối đa triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Để nâng cao chất lượng cuộc sống bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tập luyện thể thao đều đặn.
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám xương khớp chuyên sâu ứng dụng kỹ thuật y khoa hiện đại và tiếp nhận điều trị. Bổ sung thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp hàng ngày. Vì sự quan trọng của sức khỏe hãy quan tâm nhiều đến mọi điều nhỏ nhất bên trong chính mình nhé!