Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý hiệu quả nhất

Nợ xấu là một trong những khó khăn mà người sử dụng vay vốn ngân hàng, thẻ tín dụng cần phải biết và nắm chắc để không bao giờ bị mắc lỗi. Trong trường hợp bạn quá hạn trả ngân hàng từ 90 ngày và bị báo là nợ xấu thì bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn biết nợ xấu ngân hàng và cách xử lý hiệu quả nhất. 

1.Khi nào bị xem là nợ xấu

Những khoản nợ đã quá thời hạn thanh toán quy định trên 90 ngày song người vay vẫn chưa trả đủ gốc và lãi thì được gọi là nợ xấu. Tuy nhiên, việc xét nợ xấu ngân hàng còn dựa trên khả năng trả nợ và khả năng thu hồi vốn của chủ nợ. Đây được coi là định nghĩa chung của giới tín dụng hiện nay.

Có 2 yếu tố để xác định được nợ xấu: Nợ quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ hầu như không có.

Theo định nghĩa và hệ thống được áp dụng tại các ngân hàng hiện nay, danh sách nợ xấu gồm nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Việc sắp xếp nhóm nợ xấu này dựa trên các tiêu chuẩn nhất định và được hệ thống trên CIC lưu lại.

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Là những khoản nợ mà ngân hàng có khả năng thu hồi lại cả gốc và lãi đúng thời hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày. Trong trường hợp này, khách hàng khách hàng sẽ phải trả thêm lãi phạt quá hạn thường là 150%.

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

Là những khoản nợ quá hạn quy định từ 10 đến dưới 90 ngày và những khoản nợ được ngân hàng gia hạn nợ lần đầu.

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm này đã bắt đầu rơi vào danh sách nợ xấu ngân hàng, với điều kiện là:

  • Quá hạn trả nợ từ 91 đến 180 ngày.
  • Những khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi suất do khách hàng không có khả năng trả đủ theo hợp đồng tín dụng.
  • Được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ những khoản được gia hạn trả nợ lần đầu thuộc nhóm 2.

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

  • Những khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
  • Các khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
  • Những khoản nợ khó đòi được gia hạn trả nợ lần đầu và đã quá hạn dưới 90 ngày theo thời gian trả nợ được gia hạn lần đầu.

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • Quá hạn từ 360 ngày trở lên.
  • Các khoản nợ được gia hạn trả nợ lần thứ hai và đã quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai.
  • Các khoản nợ được gia hạn lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên (bao gồm cả trường hợp chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn).

Nếu nằm trong danh sách nợ xấu ngân hàng, bạn rất khó để làm hồ sơ vay vốn tại bất cứ ngân hàng nào bởi thông tin đã được hệ thống hóa trên CIC

2. Cách xử lý nợ xấu hiệu quả nhất

Nợ xấu ảnh hưởng rất nhiều đến điểm tín dụng và uy tín của khách hàng trong đơn vị  tài chính nào đó. Tuy nhiên nếu bạn hiểu rõ nợ xấu và cách xử lý khéo léo, hợp lý thì bạn hãy tham khảo những cách sau:

Bạn nên hạn chế nợ quá hạn và hãy nhớ ngày thanh toán dư nợ, lãi suất hàng tháng. Nếu hay quên, bạn có thể chọn cách thanh toán tự động để không quên hay quá hạn vào mỗi kỳ thanh toán.

Khi rơi vào nợ xấu, bạn hãy tìm cách cải thiện nó chứ đừng tìm đến ngân hàng khác. Bởi lịch sử tín dụng của bạn đều được lưu giữ trên CIC, nên khi bạn vay hay mở thẻ thì các ngân hàng sẽ đều check thông tin trên hệ thống và biết được bạn có nợ xấu không.

Khi khả năng trả nợ của bạn bị đe dọa, bạn không nên đợi đến khi rơi vào nhóm nợ xấu mà hãy liên hệ ngay với ngân hàng để được hỗ trợ. Khi đó, nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ gia hạn thời gian trả nợ dựa trên tình hình tài chính hiện tại của bạn. Ngoài ra việc này giúp bạn giữ hồ sơ vay tại ngân hàng và không bị rơi vào nhóm nguy hiểm.

Bạn cũng có thể huy động vốn để tránh tình trạng rơi vào nợ xấu. Có hai nguồn huy động vốn tốt nhất giúp bạn trả một phần hoặc hoàn toàn nợ xấu, nợ có nguy cơ rơi vào nhóm xấu đó là nhờ sự giúp đỡ của người thân và từ các vật dụng có giá trị.

Tận dụng những đồ dùng có giá trị để bán và thu hồi tiền giải quyết nợ xấu ngân hàng. Cần huy động nguồn vốn càng nhanh càng tốt bởi nếu kéo dài thời gian, bạn sẽ phải trả thêm lãi phát sinh, phí phạt vay quá hạn rất nặng khiến gánh nặng tài chính tăng thêm.

Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý như trên được rất nhiều chuyên gia tài chính khuyên bạn nên chú ý và đặc biệt luôn trả dư nợ, lãi suất đúng hạn thì không bao giờ rơi vào nợ xấu.

3. Cách để tránh nợ xấu của ngân hàng

Để tránh nợ xấu của ngân hàng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Trước khi vay tín chấp hay thế chấp, bạn cần tìm hiểu rõ xem mình cần trả bao nhiêu tiền lãi mỗi tháng để cân nhắc với mức thu nhập của bản thân và gia đình.
  • Nên ấn định mức vay mà chi phí trả nợ không quá 50% thu nhập để bạn có thể kiểm soát khoản nợ này 1 cách tốt nhất.
  • Không nên cố đi vay khi bạn biết rõ lịch sử tín dụng của mình trong 2 năm gần đây không tốt vì bạn sẽ tốn chi phí, mất nhiều thời gian mà còn không vay được.

Ngoài ra, nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng thì cần chú ý kỹ hơn về vấn đề: Trả hết dư nợ và không nên chi tiêu quá hạn mức. Sử dụng quá so với khả năng thanh toán của mình. Đảm bảo điểm tín dụng luôn tốt.