Trong tình thế mà bạn buộc phải vay vốn ngân hàng thì bạn cần lưu ý những quy chế về việc trả tiền theo đúng thời gian quy định của ngân hàng, nên tránh để tình trạng nợ quá hạn xảy ra. Khi tình trạng nợ quá hạn xảy ra là vì một số lý do nào đó, chúng ta đóng tiền chậm trễ dẫn đến nợ quá hạn hay những lý do khác… Vậy nợ quá hạn là gì? Cách xử lý nợ quá hạn như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.
Nợ quá hạn là gì?
Nợ quá hạn là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người đi vay khi đến ngày trả nợ theo hợp đồng nhưng lại không thể trả gốc và lãi. Tùy vào thời gian đóng trễ, nợ quá hạn sẽ được cập nhật trên CIC và phân chia vào các nhóm nợ xấu. Thông thường, các tổ chức tín dụng sẽ linh động thời gian đóng trễ từ 1 đến 3 ngày, tuy nhiên nếu vượt qua khoảng thời gian đó mà khách hàng vẫn chưa thanh toán thì sẽ phát sinh nợ quá hạn.
Cách phân chia nợ quá hạn
Nợ quá hạn được chia thành 2 loại sau:
- Nợ quá hạn có tài sản đảm bảo (vay thế chấp): Là khoản nợ mà người đi vay thế chấp tài sản (nhà cửa, giấy tờ có giá…) nhưng chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này tuy ngân hàng chưa thu được tiền nhưng vẫn có thể thu hồi lại vốn.
- Nợ quá hạn không có tài sản đảm bảo (vay tín chấp): Là khoản nợ mà người đi vay không cần tài sản thế chấp và chưa trả được nợ và gốc khi đến hạn. Loại này ngân hàng có nguy cơ mất trắng.
Việc gì sẽ xảy ra khi để nợ quá giới hạn và quy trình thu hồi nợ ra sao?
khi xảy ra tình trạng nợ quá hạn thì điểm tín dụng của khách hàng trong mắt các tổ chức tín dụng sẽ bị giảm đi đáng kể và rất khó được hỗ trợ nếu có nhu cầu vay vốn kinh doanh hoặc vay tiêu dùng tín chấp.
Nếu bạn để nợ xấu quá giới hạn bạn sẽ được liệt kê vào các nhóm nợ xấu dưới đây :
- Nợ nhóm 1: nợ quá hạn dưới 10 ngày
- Nợ nhóm 2: nợ quá hạn từ 10 đến dưới 30 ngày (đây là nhóm nợ xấu vẫn còn được một số ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ.
- Nợ nhóm 3: nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày
- Nợ nhóm 4: nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày
- Nợ nhóm 5: nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên.
Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa có dấu hiệu thanh toán, bên phía ngân hàng sẽ có nhân viên liên hệ tới người vay để thông báo, nhắc nhở họ về món nợ phải trả. Lúc này, người vay có thể nêu tình hình khó khăn của bản thân và được yêu cầu tiếp tục trả nợ đúng hạn.
Nguyên tắc thu hồi nợ sẽ do bên ngân hàng quyết định và sẽ có bộ phận thu hồi nợ, và các khoản nợ quá hạn sẽ do bộ phận này phụ trách. Trong quá trình thu hồi nợ quá hạn buộc phải đồng thời tuân thủ cả hai nguyên tắc dưới đây :
- Nguyên tắc thu hồi nợ được ban bố từ Ngân hàng nhà nước
- Nguyên tắc thu hồi nợ được ban hành nội bộ trong mỗi ngân hàng
Quy trình xử lý nợ quá hạn cũng tùy thuộc vào khách hàng thuộc nợ nhóm mấy. Dưới đây là một số cách xử lý nợ quá hạn đến từ các ngân hàng như VPBank, Vietcombank, Sacombank …
Mức độ nhẹ nhất : liên hệ đến khách hàng để thông báo về khoản nợ quá hạn và yêu cầu khách hàng thanh toán nợ. Trong trường hợp khách hàng có khó khăn dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn, có thể khai báo với ngân hàng để có biện pháp hỗ trợ.
Thứ hai, nếu sau khi liên hệ khách hàng không có thành ý trả nợ, hoặc cố ý không nghe máy thì bộ phận thu hồi nợ sẽ tiến hành liên hệ các số tham chiếu là người thân, hoặc công ty được ghi chú trong hồ sơ vay vốn để nhắc về khoản nợ quá hạn.
Một số ngân hàng, tổ chức tín dụng còn sử dụng biện pháp thu hồi nợ quá hạn bằng cách thuê công ty đòi nợ
Cuối cùng, trong trường hợp khách hàng tiếp tục không có thiện chí trả nợ, nợ quá hạn lên nhóm 5, thì các ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện việc hoàn thành hồ sơ kiện lên cơ quan có thẩm quyền để thu hồi nợ.
Cho nên việc để nợ quá hạn là không nên, vì với những quy trình thu hồi nợ của ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng cho bạn và cả ngân hàng nữa trước khi bạn có ý định vay vốn ngân hàng bạn nên kiểm tra mức thu nhập của mình và khả năng chi trả hạn chế nợ quá hạn.
Thu hồi nợ là công việc vô cùng quan trọng không chỉ với cá nhân mà còn với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì vậy đây là vấn đề luôn phải thường xuyên theo dõi, quản lý chặt chẽ bởi việc kiểm soát chúng sẽ đảm bảo được tình hình tài chính cho, thu lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp, bản thân.