Do sự phát triển, mọc không đều khi thay răng vĩnh viễn hoặc do tai nạn, chấn thương mà răng bạn gặp một số vấn đề khiến thẩm mỹ như hô, vẩu, móm, thưa, lệch. Tuy nhiện bạn có thể cải thiện bằng cách niềng răng mắc cài kim loại thường. Cùng khám phá phương pháp này nhé.
1. Niềng răng mắc cài kim loại là gì?
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp chỉnh nha truyền thống còn được gọi là “niềng răng sắt”. Đây được xem là nền tảng của phương pháp niềng răng hiện đại giúp cải thiện khiếm khuyết tốt. Chất liệu hợp kim không gỉ niken-titanium để làm niềng răng nên phương pháp này có độ bền, chắc chắn, cứng cáp, chịu được lực tác đụng đều và ổn định.
Thời gian sử dụng thông thường từ 12-18 tháng, hoặc có khi 20 đến trên 20 tháng tuỳ vào tình trạng bệnh lý răng hiện tại. Phương pháp này áp dụng hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn để đem lại thẩm mỹ cho khuôn mặt, hơn nữa giúp phục hồi lỗi phát âm do bất thường về cấu trúc răng miệng và giảm tối đa biến chứng do sai lệch trong cấu trúc răng.
Niềng răng mắc cài kim loại thường có thể chỉnh những ca khó như vẩu, móm, lệch lạc (Nguồn: nhakhoahanquoc.com.vn)
2. Các loại niềng răng mắc cài kim loại thường
2.1. Dạng mắc cài buộc ngoài
Dạng mắc cài buộc ngoài ban đầu sẽ khiến bạn cảm thấy hơi khó chịu ở môi và má nhưng sau một thời gian sẽ quen dần với sự tồn tại của mắc cài trong khoang miệng và ăn uống cũng dễ hơn. Các nha sĩ sẽ sử dụng hệ thống các mắc cài kim loại và dây cung định hình chuyên dụng tạo lực tác động giúp di chuyển răng thưa, xô lệch, hô vào đến vị trí thích hợp để cân đối hàm răng.
2.2. Dạng mắc cài buộc trong
Sử dụng mắc cài buộc trong mang tính thẩm mỹ cao vì nó gắn ở mặt trong của răng thay vì lộ ra ngoài nên khi giao tiếp không nhìn thấy mắc cài trên răng.
2.3. Dạng mắc cài tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc là phương pháp niềng răng mới rất linh hoạt. Mắc cài có một hệ thống nắp trượt tự động hoặc cánh kim loại có nhiệm vụ đậy hoặc giữ dây ở trong mắc cài mà không cần dùng tới dây thun như mắc cài kim loại bình thường. Dây cung hiện đại được bổ sung thêm chốt đóng tự động nó sẽ trượt tự do trong rãnh của mắc cài và có khả năng bám giữ cực chắc chắn trên mặt răng.
3. Đánh giá niềng răng mắc cài kim loại thường có tốt không?
3.1. Niềng răng mắc cài kim loại được áp dụng khi nào?
- Chỉ định: với những ca chỉnh răng khó vì các mắc cài kim loại và hệ thống dây cung đặt vững chắc trên răng, lực kéo liên tục ổn định giúp đạt hiệu quả chỉnh nha cao. Nếu răng bị lệch lạc, hô, móm, vẩu… đều dùng phương pháp này được.
- Chống chỉ định: Không dùng niềng răng mắc cài kim loại thường khi răng và xương hàm quá liên quan đến các bệnh lý như viêm nha chu, bọc sứ hoặc trồng răng giả quá nhiều từ 2 cái trở lên, bệnh nhân mắc bệnh lý toàn thân, tiểu đường, bệnh về máu, động kinh, đái tháo đường, máu khó đông và người bị dị ứng kim loại.
3.2. Ưu điểm nổi bật của niềng răng mắc cài kim loại
- Phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng, dùng cho cả trẻ em và người lớn
- Chi phí niềng răng bằng mắc cài có giá thấp nhất trong các phương pháp niềng răng thẩm mỹ uy tín.
- Thực hiện ca chỉnh nha khó: Niềng răng mắc cài kim loại khắc phục tốt các trường hợp lệch khớp cắn, răng bị hô, thưa, lệch lạc, móm, từ những ca đơn giản tới phức tạp, giúp bạn nhanh chóng có hàm răng đều, đẹp.
- Thời gian điều trị nhanh: Tuỳ vào tình trạng răng mà thời gian sử dụng phương pháp này dao động từ 1-3 năm.
3.3. Nhược điểm
- Thẩm mỹ hạn chế là nhược điểm lớn nhất khi ảnh hưởng giao tiếp nhất là nụ cười của bạn với các mắc cài kim loại trên răng.
- Gây khó chịu: Bạn sẽ thấy khó chịu khi ăn uống, không được ăn đồ cứng, đồ quá lạnh, đồ dẻo… Bạn chỉ có thể ăn các thực phẩm mềm, lỏng và ít mảnh vụn sau khi niềng răng.
- Khó vệ sinh răng khi thức ăn mắc vào mắc cài hoặc đồ ăn cứng có thể khiến bung, sút khí cụ rất nguy hiểm.
- Có nhiều vấn đề khi niềng khi kim loại niềng răng gây kích ứng răng, má.
3.4. Niềng răng mắc cài kim loại thường có hiệu quả không?
Kỹ thuật niềng răng bằng mắc cài kim loại chắc chắn, có thể tránh gặp phải tình trạng bị bung tuột nút mắc cài, chất liệu làm từ hợp kim chắc chắn khó vỡ, đứt gãy cho nên đem lại hiệu quả chỉnh nha cao, rút ngắn tối đa thời gian điều trị.
3.5. Những vấn đề gặp phải trong quá trình niềng răng
- Ê buốt răng: Nếu sử dụng vật liệu không bảo đảm chất lượng, kỹ thuật không tốt thì răng có nguy cơ yếu đi và xảy ra tình trạng ê buốt răng.
- Bung mắc cài khi niềng răng thì dây cung sẽ không có chỗ bám có thể chọc vào mô mềm trong khoang miệng gây viêm nhiễm, chảy máu.
- Sâu răng: Các vòng dây gắn lên răng làm răng khó vệ sinh nếu không biết cách chải răng đúng cách thì thức ăn, vi khuẩn, mảng bám tích tụ trên răng dễ gây sâu răng, viêm nướu…
- Nhiệt miệng do sự va chạm mắc cài vào mô nướu của răng hay các loại virus phát sinh khi vệ sinh răng miệng không tốt.
- Tuột lợi, mẻ nứt bể răng: Nếu niềng răng không cẩn thận, tay nghề bác sĩ còn yếu có thể khiến người niềng răng bị nứt mẻ bể răng hay tuột lợi ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ răng miệng.
3.6. Niềng răng bằng mắc cài kim loại giá bao nhiêu?
Niềng răng mắc cài kim loại thường có giá dao động từ 25.000.000 đến 40.000.000 đồng tuỳ theo độ khó của răng. Bạn có thể lựa chọn sử dụng những dịch vụ nha khoa chất lượng, ưu đãi giá hấp dẫn trên Useful. Một số voucher bạn không nên bỏ qua là: dịch vụ niềng răng của Dr Hana giá 28.000.000 đồng, voucher niềng răng có mắc cài kim loại tại nha khoa quốc tế Việt Đức 35.000.000 đồng, Nevii Dental Care 40.000.000 đồng, voucher niềng răng nhanh chóng của 3M của Jun Dental. Đặt mua voucher trên Useful rất đơn giản mà vẫn được hưởng các dịch vụ tốt nhất
Niềng răng mắc cài kim loại có tốt không (Nguồn: tinhhoa.net)
4. Nên niềng răng mắc cài khi nào tốt nhất?
Độ tuổi tốt nhất để chỉnh nha cố định trong vòng 2 năm sau khi bắt đầu dậy thì khoảng từ 12-16 tuổi vì cơ thẻ còn phát triển xương hàm chưa cố định. Việc điều chỉnh răng vẩu, móm, mọc chen nhau rất dễ mà không cần nhổ bỏ răng, tác động lực nhanh chóng giúp răng dịch chuyển nhanh. Kết quả chỉnh nha tốt mà không cần phải đeo hàm duy trì khi vào tuổi trưởng thành.
5. Quy trình niềng răng mắc cài kim loại
5.1. Khám lâm sàng và chụp phim
Bác sĩ sẽ kiểm tra cụ thể tình hình răng, chụp phim và phân tích trên máy tính hình ảnh chuyên sâu để xác định tình trạng răng hàm của bệnh nhân sẽ phải niềng răng trong bao lâu.
5.2. Lập kế hoạch niềng tốt nhất và tư vấn
Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, tư vấn cho khách hàng về các phương pháp niềng răng, quá trình niềng răng diễn ra thế nào, cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để kết quả được tốt hơn.
5.3. Cạo vôi răng
Bác sĩ sẽ lấy cao răng để loại bỏ chất tồn đọng tránh nguy cơ gây ra vấn đề cho răng miệng để niềng răng dễ hơn.
5.4. Lắp mắc cài
Gắn các dụng cụ để niềng răng như mắc cài, dây cung, neo chặn lên răng để bắt đầu quá trình tìm lại nụ cười xinh cho khách hàng.
5.5. Tái khám và điều chỉnh định kỳ
Sau khi lắp mắc cài sẽ được tái khám định kì tuỳ vào từng trạng răng của mỗi người và các giai đoạn của quá trình niềng răng. Sau mỗi lần tái khám, mắc cài, dây cung, neo chặn sẽ được điều chỉnh sao cho đáp ứng yêu cầu nhất.
5.6. Tháo mắc cài và đeo hàm duy trì
Sau khi tháo mắc cài, một số trường hợp phải đeo hàm duy trì để duy trì và giữ đúng vị trí cho răng. Hàm làm bằng nhựa cứng cố định răng khỏi di chuyển để tránh tái phát sau khi đã niềng răng. Bạn nhớ chăm sóc, vệ sinh răng thường xuyên để hàm răng khoẻ đẹp.
Niềng răng bằng mắc cài kim loại mất bao lâu? (Nguồn: benhvienranghammatsg.vn)
6. Lưu ý quan trọng khi niềng răng mắc cài kim loại thường
6.1. Về việc vệ sinh răng miệng
Chọn bàn chải mềm mịn được khuyên dùng cho người niềng răng, chải răng ít nhất 4-5 lần mỗi ngày, nếu không có điều kiện chải răng thường xuyên thì phải súc miệng với nước. Đừng quên làm sạch nướu và lưỡi mỗi khi đánh răng. 3 tháng một lần bạn phải thay bàn chải vì dùng lâu chúng dễ bị xơ tua. Dùng chỉ tơ nha khoa chất lượng ít nhất mỗi ngày 1 lần sau bữa ăn. Chọn kem đánh răng và nước súc miệng có chứa flour vì chúng có tác dụng bảo vệ làm răng chắc hơn suốt quá trình niềng.
6.2. Về thực phẩm ăn uống
Bảo đảm món ăn tốt nhất với các yếu tố: lỏng – mềm – ít mảnh vun – đủ dinh dưỡng. Ăn đồ chế biến từ sữa như bơ mềm, phô mai, sữa chua; các món ăn từ trứng như bánh mỳ, bánh ngọt xốp không rắc hạt; ngũ cốc, các loại mì và nấu nấu mềm; thịt mềm nhỏ băm viên, thịt hầm; rau củ quả luộc hấp, đậu phụ và các món nghiền; hoa quả, nước ép trái cây, sinh tố. Chọn các thực phẩm an toàn tốt cho răng và nướu không thể bỏ qua. Loại bỏ các món ăn sau ra khỏi thực đơn gồm đồ ăn dai, dẻo như bánh dày, bánh nếp, xôi; thực phẩm giòn như khoai tây chiên, bỏng ngô; đồ ăn cứng cần nhiều lực nhai như xương, kẹo, cánh gà đùi gà; những món ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
6.3. Thăm khám bác sĩ
Thăm khám bác sĩ theo lịch hẹn hoặc khi gặp bất cứ vấn đề gì về niềng răng bạn cũng nên tới kiểm tra để có sự điều chỉnh phù hợp bảo đảm kết quả đạt cao nhất.
6.4. Đeo hàm duy trì sau niềng
Sau khi tháo mắc cài, răng của bạn cần một khoảng thời gian cho mô nướu và mô nha chu điều chỉnh lại ổn định cấu trúc. Nếu không đeo hàm duy trì thì dây chằng nha chu sẽ khiến răng di chuyển về vị trí ban đầu. Đeo hàm duy trì để giữ răng ở vị trí mới, quá trình này mất khoảng 9-12 tháng. Từ 3-6 tháng đầu sau khi kết thúc giai đoạn điều trí với các khí cụ, bạn cần đeo hàm duy trì 12-20 giờ mỗi ngày. Có thể chỉ đeo hàm duy trì vào ban đêm trong 6 tháng tiếp theo hoặc cho đến 12 tháng. Sau 12 tháng này bạn nên đeo hàm duy trì 3-4 ngày mỗi tuần khi đi ngủ.
Để có bộ răng đều tăm tắp không phải đơn giản nhất là khi bạn gặp phải các vấn đề cần chỉnh răng bằng cách thực hiện niềng răng mắc cài kim loại thường. Hãy chăm sóc, giữ gìn vệ sinh răng miệng mỗi ngày để có hàm răng khoẻ mạnh. Hoặc tham khảo các tư vấn chuyên sâu của các bác sĩ bằng cách đăng ký mua gói dịch vụ niềng răng thẩm mỹ uy tín nhé.