Niềng răng giai đoạn nào đau nhất, có làm răng yếu, chọn loại nào tốt

Không phải ai cũng có một hàm răng đều và thẳng tắp. Nhiều người đã tìm đến các phương pháp nha khoa để có thể cải thiện được nụ cười của mình. Niềng răng và những điều cần biết xung quanh phương pháp này sẽ là kiến thức rất bổ ích cho những ai đang có ý định chỉnh nha.

1. Niềng răng và những điều cần biết

1.1. Niềng răng giai đoạn nào đau nhất

Thông thường niềng răng giai đoạn đầu tiên là khó chịu nhất do các bạn phải làm quen với các khí cụ lạ lắp thêm bên trong miệng. Bạn sẽ mất từ 2 đến 3 tháng để thích nghi và cảm giác này sẽ giảm dần theo những chuyển biến thay đổi tích cực.

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài kim loại (Nguồn: nhakhoahanquoc.com.vn)

1.2. Niềng răng có làm răng yếu đi

Về bản chất, phương pháp niềng răng sẽ không làm yếu răng của bạn. Để đảm bảo được điều đó thì người niềng răng phải giữ được sức khỏe tốt, các bác sĩ thực hiện niềng răng phải có tay nghề cao, thực hiện đúng kỹ thuật. Việc chăm sóc răng sau niềng theo đúng chỉ dẫn của nha sĩ cũng vô cùng quan trọng.

1.3. Niềng răng có ảnh hưởng đến phát âm không

Việc phát âm khi niềng răng có thể bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của các khí cụ lạ trong khoang miệng. Âm thanh khi phát ra đi qua vòm miệng và bị chặn lại ở răng sẽ bị biến đổi đi ít nhiều. Sau một thời gian làm quen, việc kết hợp môi, lưỡi hay vòm miệng… sẽ linh hoạt hơn và không còn khó chịu khi nói nữa.

1.4. Niềng răng có được đi máy bay

Các vật liệu nha khoa như Implant hay niềng răng… đều được xem là đặc biệt và hoàn toàn được thông quan tại sân bay. Các bạn không phải lo ngại về vấn đề niềng răng khi đi máy bay.

1.5. Niềng răng có ảnh hưởng gì không

Niềng răng sẽ có ít nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn: khó vệ sinh, dễ bị viêm nhiễm do thức ăn thừa còn mắc lại… Một số trường hợp do nha sĩ thao tác kém khiến người niềng bị tụt lợi, sai khớp cắn… hay mất cân đối gương mặt. Bạn nên chọn dịch vụ niềng răng tại những nha khoa uy tín với sự thực hiện của bác sĩ tay nghề cao nếu quyết định chỉnh nha nhé!

1.6. Niềng răng có giới hạn tuổi không?

Niềng răng theo phương pháp hiện đại không hề có giới hạn về độ tuổi. Người cần niềng răng miễn có thể chất tốt và đảm bảo được phác đồ điều trị mà các bác sĩ đưa ra là có thể cải thiện được gương mặt và nụ cười của mình thông qua niềng răng.

1.7. Mất răng có ảnh hưởng đến việc niềng răng

Việc mất răng có ảnh hưởng đến niềng răng hay không còn phụ thuộc vào vị trí của chiếc răng đã mất. Trường hợp răng mất ở vị trí quan trọng, thời gian niềng hàm có thể bị kéo dài hay ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của nha khoa hiện đại, những trở ngại này không thường gặp và nếu có ảnh hưởng thì cũng không đáng kể.

1.8. Thăm khám răng định kỳ

Đối với người thực hiện niềng răng, việc đăng ký thăm khám răng theo định kỳ là yêu cầu bắt buộc. Các bác sĩ sẽ có lịch hẹn định kỳ cho bạn để giúp điều chỉnh lại lực kéo từ những mắc cài và theo dõi tình trạng di chuyển của răng. Trong những lần khám này, các bác sĩ cũng sẽ kịp thời phát hiện được những bất thường và sẽ can thiệp ngay nếu cần. Lịch khám sẽ cách nhau từ 1 đến 2 tháng và bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng cho mỗi buổi kiểm tra như vậy.

1.9. Loại thực phẩm nên và không nên ăn sau khi niềng răng

Niềng răng và những điều cần biết sẽ bao gồm cả việc kiêng ăn sau niềng răng. Các bạn cần giảm các loại thực phẩm có đường, giảm tinh bột để hạn chế acid gây sâu răng. Thời gian chỉnh nha, các bạn cũng cần kiêng đồ ăn quá cứng hay dai để hạn chế làm đứt dây cung và ảnh hưởng đến lực kéo của mắc cài.

1.10. Cách vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng

Khi niềng răng, vệ sinh răng càng cần kỹ lưỡng hơn nữa vì thức ăn dễ dàng bám vào các mắc cài, dây cung… dần dần hình thành các mảng bám gây sâu răng, hôi miệng hay viêm lợi… Các bạn nên tập thói quen dùng chỉ nha khoa đúng cách thay cho tăm xỉa và đảm bảo đánh răng 2 lần mỗi ngày kết hợp với súc miệng để hạn chế vi khuẩn tích tụ. Bạn nên đầu tư loại bàn chải dành riêng cho người niềng răng để đảm bảo hiệu quả.

Chỉ nha khoa thích hợp cho người niềng răng

Chỉ nha khoa thích hợp cho người niềng răng (Nguồn: nhakhoasmileone.com.vn)

2. Cách chọn mắc cài khi niềng răng

2.1. Mắc cài sứ

Niềng răng sử dụng mắc cài sứ cũng có hệ thống mắc cài và dây cung để đưa răng về đúng vị trí. Các mắc cài ở đây được làm bằng sứ cao cấp, có màu trắng trùng với màu của răng nên đem lại hiệu quả về mặt thẩm mỹ tốt hơn các mắc cài truyền thống. Mắc cài sứ thường được người trưởng thành, đã đi làm có tự chủ về kinh tế lựa chọn.

2.2. Mắc cài kim loại

Niềng răng bằng mắc cài kim loại thường rất bền, rất ít gãy vỡ trong quá trình sử dụng, hiệu quả lại nhanh, giá thành phải chẳng hơn so với các loại khác. Mắc cài kim loại thường được các phụ huynh lựa chọn cho con em mình khi đang trong độ tuổi đến trường, chưa quá chú trọng vào nhu cầu thẩm mỹ.

2.3. Mắc cài tự đóng

Mắc cài tự đóng là loại mắc cài xuất hiện nhiều trong những năm gần đây. Loại mắc cài này có ưu điểm như không phải mắc thun hay buộc kẽm. Các mắc cài sẽ tự động đóng và giữ bằng clip hay các rãnh trượt có khả năng tự khóa. Mắc cài tự đóng là lựa chọn phù hợp cho những hàm răng chen chúc và bệnh nhân không muốn thay chun hay buộc kẽm nhiều.

Niềng răng mắc cài sứ

Niềng răng mắc cài sứ (Nguồn: blog.navii.vn)

Niềng răng và những điều cần biết phía trên đây sẽ vô cùng hữu ích với những bạn đang có nhu cầu. Các bạn có thể tìm mua ngay voucher dịch vụ nha khoa thẩm mỹ trên Useful để được thăm khám và tư vấn kỹ càng từ những nha khoa uy tín hàng đầu trên cả nước nhé.