Niềng răng là quá trình giúp đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm để chỉnh những vấn đề khiến răng bạn xấu xí như hô, móm, mọc lệch lạc…. Niềng răng ăn gì, kiêng gì và cách ăn đúng sau khi niềng răng ra sao là thông tin bổ ích cho bạn. Đón xem nhé!
1. Niềng răng ăn gì? Kiêng gì?
1.1. Niềng răng nên ăn gì?
Chế độ ăn sau khi niềng răng rất quan trọng để bạn giữ gìn những chiếc mắc cài và có thể duy trì lực kéo răng ổn định không làm sai lệch hoặc bị chậm đi quá trình niềng răng. Bạn cần cân nhắc lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp bảo đảm tiêu chí mềm – lỏng – ít mảnh vụn – đầy đủ dinh dưỡng. Trong vài tuần đầu sau khi đặt mắc cài và sau khoảng 2, 3 ngày mỗi kì siết răng, răng phải chịu một lực tác động mạnh cho nên thường có cảm giác căng tức. Bạn ăn uống sao cho không gây áp lực cho răng, hạn chế phải dùng lực nhai cắn mạnh. Người niềng răng được ăn những đồ ăn:
- Sữa và thực phẩm từ sữa dinh dưỡng: Bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống của mình món phô mai, bơ cùng các loại bánh, đồ uống từ sữa, sữa chua… Chúng rất giàu dinh dưỡng, bổ sung năng lượng hiệu quả để bạn không bị sút cân sau khi niềng răng. Đồng thời, giảm áp lực tác động tới răng hàm để quá trình niềng răng được duy trì.
- Bột ngũ cốc: Đây là thực phẩm ngon miệng, dễ ăn dễ nuốt
- Đậu hũ
- Bánh mì
- Bánh xốp mềm không rắc hạt không lo tác động tới răng của bạn sau khi đặt mắc cài.
- Trứng và các sản phẩm từ trứng: Trứng luộc, bánh flan, bánh bông lan… có nhiều vitamon D tốt cho răng miệng.
- Các món cháo, súp dễ nhai dễ nuốt
- Đồ ăn chín mềm ninh nhừ từ rau củ quả bổ sung nhiều chất xơ, vitamin cần thiết cho cơ thể.
Niềng răng phải ăn những món mềm, mịn, lỏng, đầy đủ dinh dưỡng (Nguồn: Useful.vn)
1.2. Niềng răng phải kiêng những gì?
Bạn đã biết niềng răng ăn gì thì cũng phải tìm hiểu niềng răng nên kiêng những thực phẩm nào để quá trình chỉnh nha diễn ra liên tiếp không ngắt quãng. Sau khi đặt mắc cài, các hoạt động nhai của hàm răng sẽ chậm lại không còn được linh hoạt như trước nên bạn phải chú ý để không bị bung bật mắc cài hay biến dạng khay niềng.
Hãy kiêng những đồ ăn sau:
- Hầu hết các loại thực phẩm cứng, trái cây cứng, dính, dai, giòn như bánh dày, xôi chiên, bỏng khô, kẹo cứng, đồ chiên giòn, xương… chúng có thể làm hỏng khí cụ vì bạn phải tốn lực nhai, kéo lớn.
- Hạn chế thức ăn có nhiều tinh bột, thức ăn nhanh và những đồ ăn phải nhai nhiều, cắn xé nhiều như ngô luộc, đùi – cánh gà, khoai tây chiên, bỏng ngô…
- Hạn chế đồ ngọt vì chúng chứa đường dễ tạo ra axit và mảng bám gây sâu răng hoặc các bệnh về lợi. Trong thời gian niềng răng bạn cũng phải hạn chế hút thuốc lá, uống café, trà, soda chứa chất tạo màu để không ảnh hưởng tới răng.
- Không được dùng răng để mở các đồ vật vì chúng dễ làm hỏng khí cụ hoặc gây tổn thương mạnh cho răng.
Cần phải lưu ý tuân thủ, tránh các thức ăn cứng. (Nguồn: vox-cdn.com)
2. Cách để ăn đúng cách sau khi mới niềng răng
2.1. Chọn thức ăn mềm
Đồ ăn mềm, không dai ít phải cắn xé là tốt nhất sau khi niềng vì chúng ít gây hỏng răng, ít gây đau cho người răng nhạy cảm. Bạn hãy hấp mềm những loại rau củ cứng để không tạo áp lực cho răng. Một số thức ăn tốt giúp răng, nướu khoẻ mạnh bác sĩ khuyên dùng như súp, cháo, sữa chua, phô mai, các món hải sản không xương, khoai tây nghiền hoặc luộc, cơm mềm, đậu, bánh puding…
2.2. Tránh thức ăn cứng
Thức ăn cứng dễ làm hỏng niềng răng, bung khí cụ và dẫn tới các cơn đau từ nhẹ tới nặng sau khi lắp niềng răng. Loại bỏ thức ăn giòn, cứng như các loại hạt, đá viên, bánh mì vỏ cứng, viền bánh pizza, cà rốt sống, táo, bỏng ngô, ngô…
2.3. Cắt giảm thức ăn dính răng
Khi mới đeo mắc cài, nếu bạn ăn đồ ăn dính răng có thể gây đau và không tốt do phải dùng lực nhai lớn. Niềng răng ăn gì không dính răng? Hãy tránh xa kẹo cao su, kẹo caramel, kẹo dẻo, sô cô la…
2.4. Thay đổi cách ăn tốt cho răng niềng
- Cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ: Cắn thức ăn như bình thường dễ khiến mắc cài vỡ, rơi ra ngoài, để tránh rủi ro đó bạn hãy cắt đồ ăn thành những miếng nhỏ giúp kiểm soát số lần răng phải hoạt động ở mọi thời điểm. Ngay cả đồ ăn tốt cho người niềng răng cũng nên cắt nhỏ hơn như vậy mới dễ bảo vệ răng khỏi hư hại và kiểm soát các cơn đau.
- Nhai bằng răng hàm: Răng sau khi đặt mắc cài rất nhạy cảm, bất cứ một hành động nào mạnh cũng đều có thể khiến quá trình niềng răng bị gián đoạn, do đó bạn nên nhai bằng răng hàm để giảm áp lực cho răng cửa. Hãy tránh cắn xé hoặc dứt thức ăn bằng răng cửa, đưa đồ ăn vào sâu trong miệng rồi nhai hay cầm bằng tay rồi đặt nhẹ vào vị trí răng hàm có thể nhai được.
- Ăn chậm: Hãy ăn chậm, nhai chậm để hạn chế tình trạng đau răng do thời gian niềng răng xương và dây chằng hỗ trợ răng bị yếu đi do tác động từ lực nắn chỉnh răng thẳng hàng.
Niềng răng ăn gì? Cần lựa chọn chế độ ăn uống thật khoa học (Nguồn: cattour.vn)
3. Cách chăm sóc răng sau niềng răng
3.1. Chải răng bằng chỉ nha khoa
Khi đeo niềng răng khó có thể chải răng nhưng bạn vẫn cần thực hiện các bước dùng chỉ nha khoa hiệu quả, chuẩn xác để tránh cho cặn thức ăn bám vào giữa răng hay xung quanh niềng răng có thể gây khó chịu, sâu răng, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa nhẹ nhàng luồn vào các kẽ, chân răng để lấy hết mảng bám sót lại. Hãy chải dưới dây thép, đưa chỉ nha khoa xuyên qua phần bên trên dây thép qua những từng nhóm răng rồi uốn chỉ thành hình chữ C khi chải từng chiếc răng để bảo đảm làm sạch răng.
3.2. Đánh răng sau mỗi bữa ăn
Đánh răng là việc làm hàng ngày nhưng khi đeo niềng răng thì lại càng quan trọng để không bị tồn đọng lại cặn thức ăn gây đau cho răng và nướu. Đánh răng mỗi ngày ít nhất 2 lần hoặc ngay sau bữa ăn. Dùng bàn chải lông mềm, bàn chải chuyên dụng giúp giảm đau cho răng và nướu. Cân nhắc việc sử dụng bàn chải kẽ răng để làm sạch đồ ăn sót lại giữa niềng răng và dây thép. Chải răng về phía lưỡi giúp loại bỏ cặn thức ăn hoàn toàn. Không đánh răng quá nhanh quá vội, hãy làm từ từ từng chút một để chải sạch bề mặt từng chiếc răng. Nên dùng các loại kem đánh răng và nước súc miệng chứa Flour bảo vệ răng chắc khoẻ hơn.
3.3. Đeo thun chỉnh nha như hướng dẫn
Bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thun chỉnh nha để chỉnh lại răng không thẳng hàng. Thun đeo bằng cách móc mỗi đầu quanh chiếc móc đặt biệt trên 2 niềng răng đối xứng. Bạn hãy đeo thun chỉnh nha 24/7 kể cả khi đi ngủ đến khi bác sĩ yêu cầu ngừng đeo. Chỉ tháo thun chỉnh nha khi ăn hoặc vệ sinh răng miệng. Tuân thủ hướng dẫn cụ thể của bác sĩ để có kết quả tốt nhất cho răng.
3.4. Tái khám đúng lịch hẹn
Hãy đến gặp bác sĩ khám đúng lịch hẹn để kiểm tra bảo đảm rằng quá trình niềng răng vẫn tốt đẹp và răng bạn khoẻ mạnh. Chọn đúng địa chỉ cung cấp dịch vụ nha khoa chất lượng cao uy tín để niềng răng bạn nhé!
Hãy chăm sóc hàm răng của mình bằng cách nhanh tay đặt lịch khám nha khoa uy tín, chất lượng hàng đầu trên Useful, mọi vấn đề về răng sẽ được phát hiện và giải quyết triệt để. Useful còn có các voucher niềng răng thẩm mỹ giá ưu đãi hấp dẫn, chất lượng đảm bảo 100% cho bạn thoải mái lựa chọn. Đặt mua online dịch vụ niềng răng trọn gói, đảm bảo ngay nhận tư vấn kèm ưu đãi về giá nhé.
Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch cặn thức ăn sau khi niềng răng (Nguồn: nhakhoahanoisydney.vn)
Chế độ ăn uống về cơ bản của người niềng răng không khác bình thường quá nhiều nhưng bạn cần chú ý tới độ mềm, chín kĩ và cách chế biến món ăn sao cho có lợi nhất cho răng và biết kiêng đúng thực phẩm để không làm tổn thương cấu trúc răng. Chú ý tới thực đơn niềng răng ăn gì giúp quá trình niềng răng nhẹ nhàng, không đau đớn hơn bạn nhé!