Mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu khi tham gia giao thông nhưng không phải ai cũng biết cách để chọn được một mũ bảo hiểm chất lượng. Những nguyên tắc mà Useful giới thiệu sau sẽ giúp bạn lựa chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đẹp, thời trang và an toàn.
Xác định size mũ bảo hiểm phù hợp
Khả năng bảo vệ của mũ bảo hiểm có thể bị giảm đi đáng kể nếu mũ quá rộng so với đầu. Chính vì vậy, khi lựa chọn mũ bảo hiểm bạn cần quan tâm đến size mũ, đây được đánh giá là bước quan trọng không thể bỏ qua. Không nên chọn size mũ bảo hiểm quá rộng hoặc quá chật. Mũ bảo hiểm quá chật khiến máu lưu thông kém ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người tham gia giao thông. Khi đội mũ bảo hiểm vào, bạn có thể lắc qua trái phải, trước sau, nếu mũ không dễ di chuyển thì đó là kích thước phù hợp.
Mũ bảo hiểm chất lượng cần không quá rộng hoặc quá chật
Lựa chọn đúng kích cỡ mũ bảo hiểm
Lớp vỏ bảo vệ
Là phần quan trọng nhất của mũ bảo hiểm, lớp vỏ cần phải đạt tiêu chuẩn về độ cứng, độ an toàn. Lớp vỏ cứng bao bọc bên ngoài đóng vai trò như một chiếc mai rùa, chịu lực va đập và ma sát khi không may gặp tai nạn, giữ các bộ phận bên trong an toàn. Nhiều bạn trẻ không ý thức được tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm chất lượng khi tham gia giao thông nên thường chọn các loại mũ có lớp vỏ mỏng, giá thành rẻ và kiểu dáng thời trang, vô hình chung trở thành nguyên nhân của các vụ tai nạn thảm khốc cho dù nạn nhân có đội mũ bảo hiểm.
Cấu tạo mũ bảo hiểm
Lớp vỏ mũ bảo hiểm an toàn thường được gia công từ nhựa tổng hợp ABS có khả năng hấp thụ lực và tác động lây lan. Để kiểm tra chất lượng lớp vỏ bảo vệ của mũ có thể đập nhẹ vào tường để xem độ nẩy của sản phẩm hoặc dùng vật nhọn như chìa khóa hay cán kim đâm vào.
Mũ bảo hiểm an toàn có lớp vỏ cứng chắc, chịu va đập tốt
Xem xét lớp lót
Trong khi lớp vỏ ngoài đóng vai trò hỗ trợ chịu lực va đập và tránh trầy xước, thì lớp lót bên trong có tác dụng làm chậm sự chuyển động của lực nén, hấp thụ gần như toàn bộ lực tác động do va đập, dàn đều ra toàn bộ bề mặt vật liệu, giúp bảo vệ đầu khỏi chấn động khi xảy ra tai nạn. Không chọn lựa lớp lót đảm bảo chất lượng là nguyên nhân chính của các chấn thương sọ não khi xảy ra tai nạn. Đây là lớp vật liệu thứ hai tiếp xúc với đầu, thường được làm từ EPS (Polystyrene). Người mua nên chọn lựa những loại mũ bảo hiểm đẹp có thể tháo rời lớp xốp vừa dễ dàng quan sát tình trạng vừa tiện lợi vệ sinh.
Lớp lót có thể hấp thụ xung động khi va chạm
Bên cạnh đó, lớp vải lót cũng là yếu tố cần được chú ý khi chọn mua mũ bảo hiểm tốt. Một mũ bảo hiểm tốt cần phải có vải lót thoáng khí, hút ẩm tốt, mềm, tạo cho người dùng cảm giác thoải mái, dễ chịu. Lớp vải lót tiếp xúc trực tiếp với da đầu nên cần đảm bảo chất lượng, không gây kích ứng da.
Dây quai mũ bảo hiểm
Nhiều người tham gia giao thông thường có thói quen cài dây quai mũ bảo hiểm dưới cổ, gây ra các tổn thương nghiêm trọng khi không may xảy ra tai nạn. Cài dây quai mũ bảo hiểm đúng cách có tác dụng bảo vệ bạn hiệu quả trước các va chạm. Dây quai bảo hiểm không nên quá chặt, thít cổ vì gây ra tình trạng khó thở. Dây quai cũng không nên quá lỏng vì mũ có thể bị lật khỏi đầu ra phía sau gáy, quai mũ sẽ vướng vao cổ gây nguy hiểm. Sau khi cài quai bảo hiểm, hãy thử nhét 2 ngón tay xuống dưới cằm, nếu nhét được 1 hoặc 2 ngón tay là vừa.
Dây quai không nên thắt quá chặt hoặc quá lỏng
Chọn loại mũ bảo hiểm phù hợp
Mũ bảo hiểm đẹp có thiết kế khá đa dạng, tùy theo sở thích, nhu cầu, cách đi và loại xe mà bạn có thể chọn cho mình kiểu dáng mũ phù hợp. Mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ bảo hiểm 3/4, mũ bảo hiểm 1/2 được sử dụng nhiều ở Việt Nam nhờ tầm nhìn tốt, thông thoáng, nhẹ nhàng và kiểu dáng đẹp. Mũ bảo hiểm touring phục vụ chạy xe đường dài nhờ sự cân bằng, thoải mái và ít tiếng ồn. Mũ lật hàm là sản phẩm nổi bật trên thị trường trong những năm gần đây nhờ đặc tính linh hoạt. Mũ bảo hiểm lật hàm được thiết kế để đội như một chiếc fullface với giáp bảo vệ mặt, cằm, tuy nhiên có thể mở ra và đội như một chiếc 3/4 có kính gió. Ngoài ra còn có mũ cào cào (Dual-sport) và mũ đua.