Chân phanh bị khóa cứng, đèn pha úng nước hoặc gầm xe bị gỉ sét là những lỗi thường gặp trên Honda CR-V, vậy những lỗi này có nghiêm trọng không?
- Những lỗi bị từ chối đăng kiểm ô tô tài xế nên biết
- Cách nhận biết ô tô bị ngập nước, thủy kích bạn cần lưu ý
- Nguyên nhân khiến ô tô bị giật khi chạy và cách khắc phục
Danh mục bài viết
Những lỗi vặt thường gặp trên Honda CR-V
Nhiều người khi mua Honda CR-V thường tìm hiểu xem mẫu xe này thường gặp những lỗi gì, có nghiệm trọng hay không và có nên mua xe Honda CR-V hay không, bài viết hôm nay Anycar sẽ giải đáp tất cả thắc mắc của các bạn về mẫu xe đến từ Nhật Bản này và chỉ ra các lỗi thường gặp trên Honda CR-V.
Honda CR-V là mẫu xe thường gặp phải những lỗi nhỏ vặt vãnh, những lỗi này thường không nghiêm trọng nên hãng xe của Nhật quyết định không triệu hồi để nâng cấp, một số lỗi thường gặp có thể kể đến như sau.
Lỗi khóa cứng chân phanh trên Honda CR-V
Lỗi khóa cứng chân phanh là lỗi thường gặp trên Honda CR-V khi người lái chuyển sang chế độ Cruise Control đồng thời đặt bàn chân lên bàn đạp phanh, lỗi này được người dùng đánh giá rất nguy hiểm bởi nhiều nguyên nhân, cụ thể trường hợp lái xe sử dụng Cruise Control thường là trên cao tốc, di chuyển với tốc độ cao thì bỗng dưng chân phanh bị khóa cứng xe bị giảm tốc độ đột ngột gây cản trở cho việc xử lý của lái xe có thể gây tai nạn liên hoàn nếu xe phía sau không kịp xử lý.
Lý giải cho việc này, Honda Việt Nam cho hay đây không phải là lỗi liên quan đến vấn đề chất lượng và đưa ra khuyến cáo rằng người lái xe Honda CR-V nên hạn chế việc đặt nhẹ chân lên bàn đạp phanh tránh việc cảm biến và hệ thống trợ lực phanh chuyển sang một hệ thống khác nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng làm cho lái xe cảm thấy không thoải mái khi điều khiển.
Được biết, những chiếc Honda CR-V gặp phải vấn đề trên đã được Honda cài đặt lại phần mềm ECU và giải quyết việc chân phanh bị khóa cứng.
Gầm xe Honda CR-V bị rỉ sét
Nhiều khách hàng khi mua Honda CR-V về sử dụng một thời gian thì xảy ra tình trạng gầm xe bị rỉ sét, tuy nhiên người dùng cho biết xe không hề bị ngập nước hay ngâm trong nước nhưng vẫn xảy ra tình trạng rỉ sét nói trên.
Một trong những chi tiết bị rỉ sét nhiều nhất vẫn là phần khớp nối giữa thanh giằng ở phía sau và vòng đệm trục lap dẫn động, tuy nhiên phía Honda Việt Nam cho rằng lỗi này không ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất hoạt động của xe và hệ thống treo, cách giải thích này không được người tiêu dùng đồng tình với cách giải thích này, các chuyên gia cũng cho rằng việc các chi tiết dưới gầm xe bị rỉ sét là việc không thể tránh khỏi nhưng việc gầm xe bị rỉ sét chỉ sau vài tháng sử dụng thì đây lại là vấn đề về chất lượng.
Đèn pha Honda CR-V bị úng nước
Một số chiếc Honda CR-V gặp hiện tượng úng nước bên trong cụm đèn pha gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe vào ban đêm, việc để nước lọt vào bên trong đèn pha sẽ làm lớp ngoài của đèn xuất hiện một lớp sương mù mỏng, điều này gây cản trở tầm nhìn của tài xế và tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn rất cao.
Mặc dù đã được Honda Việt Nam xử lý thay cụm đèn pha mới, tuy nhiên hiện tượng này vẫn tiếp tục xảy ra sau đó không lâu.
Honda CR-V bốc cháy
Một chiếc xe Honda CR-V tại Nam Định đã bốc cháy dữ dội hồi tháng 05/2019 mặc dù xe đang được đổ trước nhà không sử dụng, trong lúc đó thời tiết tại Nam Định được ghi nhận là 40 độ và đây được cho là lý do khiến xe bốc cháy.
Ngọn lửa bắt nguồn từ phần lốp trước ở ghế phụ sau đó bốc cháy dữ dội lên phần kính lái khiến cho phần đầu xe hầu như biến dạng hoàn toàn, mặc dù đã được đưa về Honda Việt Nam để các chuyên gia kiểm định nhưng đến nay vẫn chưa có động thái gì thỏa đáng từ phía Honda.
Được biết, bên phía capo ở ghế phụ là bình nước làm mát, nước rửa kính, bơm dầu ABS, đường dẫn điều hòa nên các chuyên gia đưa ra kết luận ban đầu không do phía nhà sản xuất.
Honda triệu hồi CR-V do lỗi túi khí Takata
Theo thông tin được biết, từ khi Honda CR-V cập bến thị trường Việt Nam cho đến nay, rất ít trường hợp triệu hồi do lỗi, trừ những trường hợp liên quan đến túi khí Takata, đợt triệu hồi Honda CR-V đầu tiên của hãng xe đến từ Nhật là vào tháng 6/2013 – 1/2014 để thay thế túi khí phía trước người lái cho 142 xe gặp phải lỗi này.
Sau đó chỉ một năm, Honda CR-V lại tiếp tục gặp phải lỗi này và 3436 chiếc Honda CR-V lại tiếp tục được triệu hồi để nâng cấp sửa chữa, và thêm 3 lần triệu hồi nữa trước khi chiếc Honda CR-V cuối cùng được nâng cấp xong.
Người dùng phản hồi rằng túi khí trên Honda CR-V khi kích hoạt có áp suất rất lớn, có thể gây vỡ các linh kiện ở bên trong hoặc vỡ luôn bộ thổi khí và các mảnh vỡ này có thể gây thương tích cho người lái và những hành khách ngồi trên xe rất nguy hiểm, tuy nhiên đây là lỗi của bên Takata không phải lỗi của Honda.