Những điều nên biết khi đi đường đèo núi

Mùa xuân đang đến gần, hãy để cho những chuyến du xuân trở nên vui vẻ và ý nghĩa hơn, không chỉ người mới lái xe, thậm chí cả “tài già” khi lái xe trên đường đèo núi cũng luôn đối mặt với những nguy hiểm

 

  • Kỹ thuật lái xe ô tô số tự động lên xuống dốc an toàn
  • Kinh nghiệm lái xe an toàn và xử lý tốt tình huống
  • Kinh nghiệm lái xe an toàn vào ban đêm cho tài mới

 

Những điều nên biết khi đi đường đèo núi - 1

 

Những va chạm liên tiếp xảy ra trên những cung đường hiểm trở như đèo hay đồi núi khiến nhiều lái xe tỏ ra e dè trước những chuyến đi, có những quy tắc lái xe sao cho an toàn  khi đi đường đèo núi sẽ giúp bạn tự tin hơn và đảm bảo an toàn khi lái xe trên đường đèo và đồi núi.

 

Những điều nên biết khi đi đường đèo núi

 

Với địa hình phức tạp, thường có những khúc cua, con đèo hiểm trở, đường đồi núi chính là một trong những nơi xảy ra nhiều vụ tai nạn ô tô thương tâm nhất. Lái xe đường đèo luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, nhất là vào ban đêm khi tầm nhìn hạn chế hơn rất nhiều.

 

Có những kỹ năng hữu ích, luôn làm chủ tay lái của chính mình giúp người lái có thể bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như những người khác trong một hành trình dài. Với địa hình khá nhiều là đồi núi như ở nước ta những cung đường đèo xuất hiện khá nhiều, đòi hỏi mỗi lái xe cần có tay lái vững chắc mới có được quá trình sử dụng phương tiện hữu ích như ô tô hiệu quả và an toàn nhất.

 

Những điều nên biết khi đi đường đèo núi - 2

 

Trên thực tế, các vụ tai nạn xuất hiện khi phương tiện lưu thông trên các đoạn đường đèo khá nhiều, gây ra hậu quả nghiêm trọng. Để giảm thiểu những thương vong không mong muốn, việc cùng nhau trau dồi thêm kinh nghiệm, có những kiến thức hữu ích để lái xe an toàn, đặc biệt khi di chuyển ở đường đèo vào ban đêm là cách bảo vệ bản thân và những người khác hiệu quả hơn.

 

Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi

 

Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ, lần thay gần nhất trong thời gian khuyến cáo an toàn. Dầu phanh, theo thời gian mất độ ẩm và lẫn tạp chất gây ô nhiễm làm giảm độ sôi. Khi sử dụng phanh thường xuyên khiến dầu sôi, mất tác dụng phanh.

 

Ngoài ra cần kiểm tra bề mặt, áp suất lốp và luôn chú ý có lốp dự phòng. Đồng thời, cũng cần kiểm tra đèn có đủ điều kiện nếu cần di chuyển vào ban đêm. Bên cạnh đó, nhiên liệu xe nên được cung cấp đầy vì trên các đoạn đường đèo dốc nơi tiếp nhiên liệu cực kì hiếm hoi.

 

Những điều nên biết khi đi đường đèo núi - 3

 

Ở những đoạn đường đèo và dốc thì động cơ, hệ thống làm mát, vô lăng và hộp số sẽ phải hoạt động liên tục nên hãy đảm bảo chúng đang trong trạng thái tốt nhất. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra lốp và khoảng tâm lốp trái và phải. Đảm bảo là lốp đã được bơm căng hơi, đặc biệt khi đã tải cả người và hành lý. Áp suất của lốp dưới mức tiêu chuẩn sẽ buộc động cơ và hộp số phải hoạt động nhiều hơn.

 

Sử dụng vô lăng đúng cách

 

Đặc điểm của vùng đồi núi là có nhiều khúc cua nguy hiểm và mật độ khúc cua thường dày đặc. Do vậy người điều khiển xe ô tô phải nắm bắt được cách sử dụng vô lăng đúng kỹ thuật. Bạn hãy tự ước lượng độ gấp của khúc cua bởi nó sẽ giúp bạn đánh lại vừa đủ để vượt qua khúc cua, tránh rơi vào trường hợp xe bị tròng trành hoặc vượt quá phần đường qui định.

 

Sử dụng vô lăng đúng cách còn giúp xe di chuyển ổn định, vững vàng trong khu vực đồi núi. Tuyệt đối không dùng một tay để xoa vô lăng bởi điều này vô cùng nguy hiểm đối với xe chạy đường đồi núi. Các khúc cua đường đồi yêu cầu bạn phải có lực giữ vô lăng lớn. Vì vậy nếu cầm vô lăng bằng một tay có thể khiến lái xe khó kiểm soát được.

 

Xử lý đúng cách khi lên dốc

 

Những điều nên biết khi đi đường đèo núi - 4

 

Nguyên tắc đầu tiên khi lên dốc là hãy làm mát động cơ để lên dốc an toàn. Nếu cần làm mát động cơ, tìm nơi đỗ an toàn ngoài đường di chuyển. 

 

Để leo đèo tốt thì phải biết cách lấy đà. Bí quyết lấy đà chính là giữ tốc độ trên 35km/h, vòng tua máy của xe lớn hơn 1.500 vòng và tăng tốc độ một cách nhịp nhàng, không nên vội vã. Nếu gặp các khúc cua tay áo, khi vào cua hãy giữ tốc độ vòng tua máy nhưng tốc độ của xe thì không nên quá cao. Đây là những khúc cua khá nguy hiểm bởi bạn khó thấy những xe chạy ngược chiều, vì vậy phải tập trung quan sát và không đi quá nhanh khi vào cua.

 

Nguyên tắc khi xuống dốc

 

Quá trình đổ đèo lại là một câu chuyện khác. Lúc này, bên cạnh lực kéo từ động cơ thì trọng lực và lực quán tính cũng góp phần làm xe đi nhanh hơn. Nếu không cẩn thận thì tốc độ lao dốc sẽ vượt quá tầm kiểm soát của người điều khiển xe. Thậm chí sử dụng phanh không đúng cách khi xuống dốc cũng có thể gây ra bất lợi cho lái xe. Phanh quá nhiều và giữ quá lâu sẽ khiến nhiệt độ má phanh bị tăng cao đột ngột và có thể bị cháy phanh, dẫn đến phanh mất tác dụng và xe lao đi khó kiểm soát, nhiều lái xe có xu hướng rà phanh liên tục khi đổ dốc để ghìm xe lại. Đây cũng là một trong những sai lầm chết người khi đổ đèo.

 

Những điều nên biết khi đi đường đèo núi - 5

 

Nếu ít phanh thì xe sẽ lao nhanh xuống dốc theo quán tính, vì thế bạn cũng phải biết sử dụng hộp số đúng kỹ thuật, tận dụng chính sức cản từ động cơ để phanh xe một cách an toàn.

 

Hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc “lên số nào xuống số đó”. Đối với số sàn, có thể là số 2, số 3 tùy thuộc vào độ dài và dốc của đèo. Với xe số tự động, trả về chế độ S, L hoặc D1, D2, D3 hay chế độ bán tự động “+, -”.

 

Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc độ. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh.

 

Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần. Lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi. Tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại. Nhất thiết không được sử dụng kiểu rà phanh liên tục (trail-braking) khi đổ đèo.

 

Cẩn thận khi gặp sương mù

 

Đặc điểm của khu vực đồi núi chính là sương mù. Đôi khi sương mù còn dày đặc khiến xe sau không thể nhìn thấy xe trước. Khi lái xe trong điều kiện thời tiết có sương mù, tuyệt đối không phóng nhanh, đi chậm để dễ dàng quan sát các xe khác. Đừng quên bật đèn sương mù và bám theo các vạch kẻ đường. Nếu cảm thấy tình hình quá nguy hiểm, bạn có thể dừng xe và đợi tới khi sương mù tan để di chuyển tiếp.

 

Những điều nên biết khi đi đường đèo núi - 6

 

Cảnh giác các đoạn đường trơn trượt

 

Sương mù dày đặc sẽ khiến đường trở nên trơn trượt, hoặc các cơn mưa bất ngờ, nước từ trên núi chảy xuống cũng khiến độ ma sát giữa xe và đường trở thành số không. Nếu đường có dấu hiệu trơn trượt, hãy di chuyển thật chậm để tránh bị văng xe và mất lái.

 

Hãy dành nhiều sự tập trung hơn để nhìn xa

 

Lái xe có thể sẽ không lường trước được những đoạn cua gấp và điểm mù trên đường đồi núi. Do đó hãy cố gắng nhìn ra nhất có thể chứ không chỉ là chiếc xe phía trước. Việc này sẽ cho phép tài xế chuẩn bị tinh thần cho những sự kiện như đột nhiên có một chiếc xe đỗ ở bên đường, một chiếc xe sắp vượt qua đoạn rẽ, đường trơn trượt hoặc một đoạn dốc phía trước.

 

Vào buổi tối, rất khó để nói đường sẽ dẫn đến đâu hoặc là đường có thông thoáng hay không. Nhưng thật may mắn là trên đường sẽ có rất nhiều những biển chỉ dẫn giống như những “đôi mắt mèo”. Những “đôi mắt mèo” này sẽ trở nên rất rõ ràng khi bắt ánh sáng từ đèn pha. Đèn pha phía trước cũng có thể chiếu qua những tán lá, cho phép bạn biết được mình đang đi đâu hoặc đường có đủ thông thoáng để đi không.

 

Nắm vững luật lệ giao thông

 

Có thể sẽ không có nhiều đoạn giao nhau trên đường đồi núi, nhưng quyền ưu tiên vẫn sẽ được áp dụng. Trong trường hợp này, xe đi lên dốc luôn luôn có quyền ưu tiên. Bởi vì lên dốc sẽ cần nhiều lực và cần lấy đà nhiều hơn. Ngoài ra cũng bởi vì hầu hết đoạn dốc đều có hai làn để vượt trong khi xuống dốc chỉ có một làn.

 

Lưu ý đến những đường kẻ màu trắng bên lề đường

 

Nguyên tắc đường kẻ màu trắng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trên đoạn đường đồi núi, đặc biệt bởi vì ở đây không có nhiều đoạn đường một bên là núi đá thẳng đứng và một bên là dốc. Thế nên hãy tuân thủ nguyên tắc và đừng vượt quá đường kẻ màu trắng được kẻ bên lề đường. Những đường kẻ này được tạo bởi những kỹ sư cầu đường. Họ đã tính toán độ dốc, tầm nhìn và đã thử nhiều lần để xác định độ an toàn.

 

Đỗ xe an toàn

 

Nếu như muốn dừng lại ngắm cảnh, chụp một vài bức ảnh, mua hoa quả hoặc mua đồ lưu niệm ở những quán ven đường thì hãy dừng lại một cách an toàn. Hãy đảm bảo xe được đỗ hoàn hoàn ở ngoài vạch trắng bên lề đường. Việc đỗ xe không cẩn thận trên đoạn đường đồi núi sẽ làm những lái xe khác khó chịu, đặc biệt ở những khúc cua gấp hoặc đoạn leo dốc bởi vì có rất ít chỗ trống ở những vị trí này và việc đỗ xe không cẩn thận có thể khiến xe bạn trở thành trở ngại.

 

Những điều nên biết khi đi đường đèo núi - 7

 

Một vài lưu ý khác khi lái xe đường đèo ban đêm

 

Bên cạnh những kỹ năng cơ bản trên, người lái cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:

 

  • Lái xe ban đêm nên kiểm tra hệ thống đèn cẩn thận, có thể sử dụng thêm đề can vàng cho một nửa đèn.
  • Đảm bảo phương tiện bạn sử dụng có đầy đủ xăng cho cung đường mình di chuyển, hay ít nhất là thoải mái xăng cho tới khi tới được trạm xăng tiếp theo.
  • Khi đi đường đèo, đặc biệt là vào ban đêm nên di chuyển với tốc độ chậm, leo đèo ở mức tốc độ khoảng 40km/h, những đoạn đường nhiều cua nên giảm tốc độ.
  • Có thể sử dụng café, hay các thức uống giúp mình tỉnh táo để luôn làm chủ tốc độ và tay lái.
  • Lái xe đường đèo không nên bám biên đường, điều khiển xe luôn đi giữa làn đường.
  • Chú ý tới các vệt sáng của đèn pha xe đối diện mỗi khi vào cua để tránh va chạm.
  • Khi có dấu hiệu buồn ngủ cần dừng xe, đảm bảo chỉ lái xe trong tình huống tỉnh táo.

 

 

Mục nhập này đã được đăng trong Ô tô. Đánh dấu trang permalink.