Hiện nay có nhiều chị em phải nhập viện do những biến chứng viêm nhiễm sau sinh trong đó có tình trạng bị nhiễm trùng máu. Làm sao để biết được tình trạng nhiễm trùng máu sau sinh và cách phòng ngừa như thế nào? Khám phá ngay trong bài viết sau đây.
1. Nhiễm trùng máu sau sinh là gì?
Đây là tai biến sản khoa có thể xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là từ sự viêm nhiễm của một khu vực bất kỳ bên trong khu vực vùng kín tùy thuộc vào việc sinh mổ hay sinh thường. Nếu tình trạng này không phát hiện và chữa trị kịp thời thì sản phụ có nguy cơ tử vong rất cao.
Nhiễm trùng máu sau khi sinh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ (Nguồn: vneconomy.vn)
2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng máu sau sinh
2.1. Sự xâm nhập của virus vi khuẩn
Sau khi sinh em bé, cơ thể người phụ nữ cần có thời gian để hồi phục sức khỏe và đợi cho sản dịch được thoát ra tử cung một cách hoàn toàn. Lúc này vùng kín của sản phụ sẽ khá ẩm ướt, dễ tạo sự xâm nhập và phát triển của các loại vi khuẩn, virus.
Những loại vi khuẩn có khả năng xâm nhập cao lúc này là Ecoli, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, Bacteroides, Clostridium,… Thông qua âm đạo các loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vòi tử cung vào bên trong phúc mạc và gây nên tình trạng nhiễm trùng máu.
2.2. Môi trường sinh nở không đảm bảo
Một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng máu sau khi sinh của các mẹ đó chính là môi trường sinh nở không đảm bảo tiệt trùng và tồn tại nhiều loại vi khuẩn virus gây bệnh.
2.3. Sức khỏe của sản phụ suy yếu
Bên cạnh những tác nhân bên ngoài trên thì nếu sức khỏe của sản phụ quá yếu, dẫn đến hệ miễn dịch kém thì cũng là nguyên nhân bên trong có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng máu sau sinh.
2.4. Biến chứng sau sinh dẫn đến nhiễm trùng máu
Việc sản phụ bị băng huyết sau khi sinh, thiếu máu, ối vỡ non, chuyển dạ kéo dài, mổ nhau thai hay tách nhau thai,… cũng có nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu.
2.5. Nguy cơ cao ở những sản phụ sinh mổ
Những sản phụ sinh mổ cũng có nguy cơ cao có khả năng bị tình trạng nhiễm trùng máu sau khi sinh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do người phụ nữ bị tác động nhiều bởi dao kéo trong quá trình mổ nên có thể bị nhiễm trùng trong khi mổ và lấy em bé ra ngoài.
Những người sinh mổ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng máu (Nguồn: vtc.vn)
3. Dấu hiệu sản phụ bị nhiễm trùng máu
3.1. Đau bụng và sốt cao
Sau khi sinh phụ nữ có dấu hiệu sốt cao trên 38 độ, kèm theo triệu chứng rét run và ớn lạnh. Nếu triệu chứng này kéo dài sau khi sinh thì nên nhập viện để kiểm tra tình hình sức khỏe.
3.2. Vết khâu tầng sinh môn có dấu hiệu nhiễm trùng
Vết khâu ở đường sinh môn có dấu hiệu đau, sưng đỏ, bị chảy mủ và khó chịu thì bạn cũng nên gặp bác sĩ để kiểm tra lại.
3.3. Sản dịch bất thường, rối loạn tiểu tiện
Sau khi sinh sản phụ không có hoặc có rất ít nước tiểu, đi tiểu cảm giác bị gắt, sản dịch ra có màu vàng đục và mùi hôi thì bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng máu.
3.4. Các triệu chứng trở nặng
Khi đã trở nặng thì sản phụ sẽ có dấu hiệu vã mồ hôi, bị mê sảng, bức da, da tím tái, bị vàng mắt và da đồng thời có dấu hiệu máu chảy không cầm được.
3.5. Các biến chứng cấp nguy hiểm đến tính mạng
Khi sản phụ xuất hiện các triệu chứng huyết áp bị tụt nhanh, mạch nhanh hơn bình thường và nồng độ oxy bão hòa trong máu giảm đột ngột, cũng như máu chảy không có dấu hiệu ngừng,… thì lúc này có thể nguy hiểm đến tính mạng của sản phụ.
4. Ngăn nhiễm trùng máu sau sinh
4.1. Khám phụ khoa định kỳ
Để có thể ngăn ngừa được biến chứng nhiễm trùng máu thì các chị em phụ nữ cần phải tiến hành khám phụ khoa định kỳ trước và sau khi sinh. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định được bạn có đang nhiễm trùng vùng kín hay không.
Chị em nên đi khám phụ khoa định kỳ để phòng tránh viêm nhiễm (Nguồn: benhviemphukhoa.net)
4.2. Tiêm phòng đầy đủ trước khi sinh
Trong quá trình mang thai các chị em cũng nên tiêm phòng đầy đủ các vacxin để phòng ngừa bệnh cho bản thân và cả con yêu của mình.
4.3. Khám thai đầy đủ
Trong suốt thai kỳ 9 tháng 10 ngày các chị em phụ nữ của phải đi khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này sẽ giúp sản phụ có thể biết và kiểm soát được tình hình sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng mẹ.
44. Điều trị các bệnh về đường tiết niệu trước khi mang thai
Nếu chị em nào đang bị các bệnh về đường tiết niệu thì nên điều trị dứt điểm và khỏi trước khi tiến hành mang thai để tránh ảnh hưởng đến bản thân sau khi sinh.
4.5. Nghỉ ngơi sau sinh
Sau thời gian sinh xong sản phụ cũng phải sắp xếp mọi thứ để có thể nghỉ ngơi phục hồi được sức khỏe một cách tốt nhất.
4.6. Chăm sóc vết mổ đúng cách
Nếu bạn sinh mổ thì cũng nên chăm sóc vết thương mổ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và virus.
Hy vọng với những thông tin về biến chứng nhiễm trùng máu sau sinh trên đây sẽ giúp cho các chị em phụ nữ biết được kiến thức để ngăn ngừa và phòng chống được bệnh. Bên cạnh đó khi bạn đang mang thai thì cũng nên lựa chọn sử dụng các dịch vụ thai sản trọn gói toàn diện, chất lượng để có thể theo dõi sức khỏe của bản thân và em bé một cách sát sao nhất, đảm bảo yên tâm nhất.