Nhiễm khuẩn sau sinh có nguy hiểm không, cách nhận biết phòng tránh

Trong số các tai biến sản khoa hiện nay, nhiễm khuẩn sau sinh là tình trạng thường gặp nhất ở sản phụ. Vậy tình trạng này là gì? Có nguy hiểm không? Phòng tránh và chữa trị ra sao? Hãy cùng Blog Useful tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Nhiễm khuẩn sau sinh có nguy hiểm không

1.1. Nhiễm khuẩn sau sinh là gì?

Đây là tình trạng sau khi sinh có một hay nhiều bộ phận sinh dục nữ như âm đạo, tử cung, cổ tử cung bị nhiễm trùng. Các vấn đề này có thể xảy ra trong vòng 24 giờ đến 10 ngày kể từ thời điểm “vượt cạn”. Ngoài ra trường hợp viêm nhiễm xảy ra sau khi sảy thai, hoặc sau khi sinh trong vòng 6 tuần cũng được xếp vào nhóm bệnh lý này. Khi mắc phải, bệnh gây cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng tử vong ở các sản phụ mới sinh.

1.2. Các biến chứng nhiễm khuẩn sau sinh thường gặp

Tình trạng nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phổ biến là băng huyết, sản giật, vỡ tử cung, gây uốn ván cho trẻ hoặc nhiễm trùng hậu sản. Các bộ phận dễ bị nhiễm khuẩn gồm: âm hộ, âm đạo, niêm mạc cổ tử cung, tử cung, tử cung phần phụ,  phúc mạc tiểu khung. Nếu để kéo dài, bệnh có thể tiến triển thành nhiễm khuẩn huyết, khiến mẹ phải đối mặt với nguy cơ tử vong cao.

Nhiễm khuẩn sau khi sinh gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu

Nhiễm khuẩn sau khi sinh gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu (Nguồn: poh.vn)

2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn sau sinh

Tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra sau khi sinh nở là do các vi khuẩn, vi trùng xâm nhập trong quá trình sinh nở và sau sinh. Trong quá trình vượt cạn, sản phụ phải chịu nhiều tổn thương ở các bộ phận sinh dục và cơ quan sinh sản, đồng thời hệ miễn dịch suy yếu, khiến các tác nhân gây bệnh có cơ hội tấn công. Bên cạnh đó, sản dịch gồm máu và các lớp niêm mạc bong ra đã tạo thành môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn khuẩn sinh sôi, phát triển.

Xét về nguyên nhân trực tiếp, mỗi trường hợp lại xuất phát từ những vấn đề khác nhau. Phổ biến nhất là do vấn đề vệ sinh ở các giai đoạn trước, trong và sau khi sinh nở. Khi cơ sở y tế không đảm bảo sạch sẽ, trang thiết bị không được vô trùng, không sử dụng các loại bỉm an toàn cho mẹ sau sinh hay các thủ thuật tiến hành khi sinh không đảm bảo, tình trạng nhiễm khuẩn là điều tất yếu. Ngoài ra nhiều sản phụ mắc phải do trong giai đoạn mang bầu đã có bệnh và không xử lý tốt trước và trong khi “vượt cạn”.

Sau khi sinh khoảng 6 tuần, việc vệ sinh vùng kín và các vết thương không đảm bảo khoa học cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra nhiễm khuẩn hậu sản. Tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi gặp những biến chứng như ối vỡ sớm, thời gian chuyển dạ kéo dài khiến sức khỏe suy yếu. Sản phụ có tiền sử từng nạo hút thai nhiều lần, đẻ thai lưu, sinh non cũng dễ bị nhiễm trùng hậu sản hơn các đối tượng khác.

Sinh tại bệnh viện uy tín, chất lượng sẽ tránh được tình trạng nhiễm khuẩn trong khi sinh

Sinh tại bệnh viện uy tín, chất lượng sẽ tránh được tình trạng nhiễm khuẩn trong khi sinh (Nguồn: vinmec.com)

3. Dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh

3.1. Đau bụng và sốt

Sau khi sinh từ 1 đến 7 ngày mà mẹ bị sốt từ 38 đến 30 độ C, kèm với tình trạng đau bụng dưới và sản dịch có mùi hôi rất khó chịu thì khả năng cao là bị nhiễm trùng hậu sản.

3.2. Biểu hiện nhiễm trùng vùng kín

Khi nhiễm trùng xảy ra ở vùng kín, tầng sinh môn sẽ có dấu hiệu sưng tấy, phù nề, có thể xuất hiện dịch mủ ở vết khâu, chạm vào sẽ có cảm giác đau, xót. Còn nếu thấy có sản dịch kèm theo mủ có mùi hôi, cảm thấy đau khi thăm khám thì rất có thể vi khuẩn đã xâm nhập và gây bệnh ở các khu vực âm đạo, cổ tử cung, thậm chí là lây lan sang tử cung.

Nhiễm khuẩn hậu sản ở phần phụ (buồng trứng, vòi trứng, các dây chằng) thường kéo dài, dễ thành chuyển thành bệnh mạn tính nếu không được điều trị dứt điểm.

3.3. Các triệu chứng trở nặng

Không chỉ gây đau đớn, khó chịu ở các bộ phận sinh dục bên ngoài, vi khuẩn còn có khả năng xâm nhập vào phúc mạc tiểu khung, thậm chí là toàn bộ ổ phúc mạc. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, rất dễ để lại các di chứng sau khi chữa trị.

Ngoài ra viêm tắc tĩnh mạch ở tiểu khung cũng là tình trạng nhiễm trùng sau sinh rất nguy hiểm. Dấu hiệu ban đầu chỉ là phù chân, cảm thấy đau nóng khi chạm vào. Tuy nhiên phần máu đông này có thể di chuyển đến khắp nơi trên cơ thể, gây nhồi máu não, cơ tim. Triệu chứng nặng nhất, có tỉ lệ tử vong cao nhất chính là nhiễm trùng máu, gây suy tạng và hàng loạt tổn thương trong cơ thể.

Nhiễm trùng sau sinh gây đau cho mẹ và cản trở quá trình chăm sóc con

Nhiễm trùng sau sinh gây đau cho mẹ và cản trở quá trình chăm sóc con (Nguồn: amazonaws.com)

4. Cách điều trị nhiễm trùng sau sinh

4.1. Khi nào cần nhập viện điều trị

Tình trạng nhiễm trùng vết mổ sau sinh có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm can thiệp và xử lý bệnh. Nếu sản dịch có các dấu hiệu bất thường như kèm theo mủ, có mùi hôi, kèm tình trạng sưng tấy ở vùng kín thì bạn cần sớm đi khám phụ khoa ở các bệnh viện uy tín. Ngoài ra trường hợp sản dịch ra quá ít hoặc quá nhiều, mẹ có dấu hiệu bị sốt cao, đau khi ấn vào vùng bụng dưới thì cũng có khả năng cao là bị nhiễm khuẩn, cần được khám và điều trị càng sớm càng tốt.

4.2. Phẫu thuật ngoại khoa

Các trường hợp nhiễm khuẩn do để quên dị vật khi đỡ đẻ hoặc sót rau, khiến tử cung bị tổn thương thì cần phải tiến hành nạo hút để làm sạch và điều trị dứt điểm.

4.3. Vệ sinh âm đạo và âm hộ

Trong trường hợp nhiễm khuẩn hậu sản ở khu vực bên ngoài như âm đạo, âm hộ, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách vệ sinh khoa học bằng gạc y tế và đặt thuốc theo liệu trình để diệt khuẩn.

4.4. Dùng thuốc kháng sinh (tại chỗ và toàn thân)

Nếu biểu hiện bệnh hậu sản xuất hiện ở âm hộ và tầng sinh môn, việc điều trị sẽ đơn giản hơn. Lúc này, sản phụ cần tiến hành vệ sinh vùng kín thường xuyên bằng nước sạch và dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

4.5. Thuốc co tử cung

Đây là loại thuốc kích thích co bóp để kiểm soát máu chảy sau khi sinh hoặc giúp cơ thể tống nhanh các dị vật ở tử cung ra ngoài cơ thể. Thuốc thường được bác sĩ chỉ định sử dụng đối với các trường hợp nhiễm trùng sau sinh mổ do sót nhau trong quá trình thực hiện thủ thuật.

Đi khám ngay khi gặp những dấu hiệu nhiễm khuẩn sau khi sinh

Đi khám ngay khi gặp những dấu hiệu nhiễm khuẩn sau khi sinh (Nguồn: alobacsi.vn)

5. Làm gì để phòng tránh nhiễm trùng sau sinh

5.1. Trước mang thai

Nếu có dự định sinh con, bạn nên khám tổng quát trước khi mang thai tại các bệnh viện uy tín để kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mình. Trong trường hợp mắc phải các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoặc các bệnh như tiểu đường, tim mạch, thiếu chất, cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt và xin ý kiến của bác sĩ về cách khống chế bệnh hiệu quả. Đừng quên tiêm phòng đúng, đủ để chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho quá trình mang bầu và sinh con bạn nhé.

Khám tổng quát trước khi mang thai

Khám tổng quát trước khi mang thai (Nguồn: useful.vn)

5.2. Trong thai kỳ

Việc mẹ bầu khám thai định kỳ đúng lịch sẽ giúp bác sĩ dễ dàng phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa và nội khoa, từ đó có hướng kiểm soát và xử lý kịp thời. Nếu cảm thấy đau nhức, khó chịu, hãy đăng ký gói chăm sóc mẹ bầu chuyên nghiệp uy tín để thư giãn, xả stress và giảm đau mỏi mà không phải lo lắng về chi phí hay chất lượng dịch vụ.

5.3. Sau sinh

Trải qua “vượt cạn”, cơ thể sẽ gặp rất nhiều tổn thương và cần được chăm sóc đặc  biệt. Vì vậy mẹ mới sinh cần chú ý những điều cần kiêng khem cần lưu ý trong thời gian ở cữ. Trong đó phải kể tới các vấn đề như: ăn uống cân bằng, đủ chất, bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể và vận động nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, việc vệ sinh và chăm sóc các vết khâu, mổ cần đặc biệt chú trọng. Khi cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh và dinh dưỡng cân đối thì sức đề kháng cũng tốt hơn, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn sau khi sinh hiệu quả.

Ngoài ra chị em nên dành ra những khoảng thời gian riêng cho bản thân, có thể nhờ chồng hoặc người nhà chăm sóc bé trong khi đi spa thư giãn. Các dịch vụ như chăm sóc sau sinh chuyên nghiệp tại Bảo Hà Spa mang tới rất nhiều lợi ích cho các bà mẹ bỉm sữa. Đây không chỉ là giải pháp làm đẹp da, thư giãn cơ thể mà còn giúp giảm stress hiệu quả, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần. Những động tác massage chuẩn xác sẽ giúp quá trình tuần hoàn máu diễn ra hiệu quả, giảm đau nhức, mệt mỏi, tăng cường hoạt động thải độc ra khỏi cơ thể, từ đó hạn chế nhiễm trùng và các chứng bệnh hậu sản.

Phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh cho mẹ bầu để đem lại điều kiện tốt nhất cho bé

Phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh cho mẹ bầu để đem lại điều kiện tốt nhất cho bé (Nguồn: cdn02.static)

Như vậy bạn có thể chủ động phòng tránh và điều trị tình trạng nhiễm khuẩn sau sinh bằng rất nhiều cách khác nhau. Nếu đang trong thai kỳ hoặc mới “vượt cạn”, đừng quên tự thưởng cho mình những dịch vụ chăm sóc bà bầu và phụ nữ sau sinh tại spa cao cấp để luôn khỏe mạnh, hạnh phúc nhé. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn và người thân trong khi trải nghiệm hành trình làm mẹ thiêng liêng và đầy thử thách này.