Thảm họa Minamata, từng cướp đi sinh mạng của hơn 1784 người dân Nhật Bản do nhiễm độc thủy ngân trong máu từ hóa chất thải ra của các nhà máy Chisso, ven vịnh Minamata. Cho đến nay, nhiễm độc thủy ngân và kim loại nặng vẫn là vấn nạn hết sức nguy hiểm cho sức khỏe con người và các loài sinh vật.
1. Nhiễm độc thủy ngân trong máu là gì
Thủy ngân công thức hóa học là Hg vốn là một kim loại nặng tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau, trong đó phổ biến nhất vẫn là thủy ngân lỏng. Trong tự nhiên, thủy ngân có nhiều ở một số loại cá (cá kiếm). Tuy nhiên tập trung nhiều nhất vẫn ở các sản phẩm công nghiệp như pin, đèn huỳnh quang và một số loại thiết bị, đồ dùng y tế như nhiệt kế, chất khử trùng Thimerosal. Cả thủy ngân đơn chất và hợp chất đều có thể gây nhiễm độc nặng trên cơ thể với những biểu hiện: dị cảm, ngứa, đau rát, sưng phù chân tay… Theo đó, chỉ cần nhiễm trong máu vài micrô-lít thủy ngân cũng có thể gây tử vong bất cứ lúc nào.
Thủy ngân nguyên chất thường tồn tại ở dạng lỏng (Nguồn: trithucvn.net)
2. Nguyên nhân nhiễm độc thủy ngân
2.1. Môi trường ngoài
Như đã giới thiệu, thủy ngân có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau trong đó bao gồm thủy ngân đơn chất (ít độc nhất), thủy ngân trong hợp chất vô cơ (muối) và thủy ngân trong hợp chất hữu cơ (metyl thủy ngân). Ở môi trường bên ngoài, thủy ngân có thể bị nhiễm trong lòng đất hoặc nước do việc xả thải không qua xử lý của các nhà máy xí nghiệp. Chủ yếu là các muối Clorua, Sulfua, Fulminat hoặc thủy ngân đơn chất. Những ngành công nghiệp sử dụng nhiều thủy ngân nhất bao gồm luyện kim, sản xuất clo, vàng, nha khoa, mỹ phẩm…
2.2. Thực phẩm
Trong thực phẩm, loại thủy sản chứa Hg len lỏi vào bữa cơm gia đình hàng ngày như cá kiếm, cá ngừ… và tích lũy dần theo chuỗi thức ăn. Nguyên nhân là do các vi hạt oxit thủy ngân rơi xuống biển, thẩm thấu qua da hay xâm nhập trực tiếp và cơ quan tiêu hóa, hô hấp của động vật. Thực vật cũng có thể hấp thụ thủy ngân nhưng với hàm lượng không đáng kể.
Thủy ngân tích lũy trên cơ thể động vật theo chuỗi thức ăn (Nguồn: sciencemag.org)
2.3. Các sản phẩm điện tử, thuốc, mỹ phẩm
Những thiết bị điện tử có chứa thủy ngân và hợp chất của chúng bao gồm pin, đèn huỳnh quang, một số linh kiện ô tô… Ngoài ra, Phenyl thủy ngân còn được tìm thấy trong một số loại mỹ phẩm, chất tẩy rửa hay các loại sơn ngoại thất. Về cơ bản, việc nhiễm độc thủy ngân ở các sản phẩm điện tử chủ yếu xảy ra trong quá trình sửa chữa hoặc tái chế linh kiện. Riêng đối với những loại hóa mỹ phẩm còn lại phụ thuộc chủ yếu vào sự kiểm định thành phần, chất lượng của cơ quan chức năng.
2.4. Các nguyên nhân khác
Rất nhiều trường hợp nhiễm độc thủy ngân do tiếp xúc hoặc hít phải thủy ngân lỏng có trong nhiệt kế hay các lĩnh vực y tế khác như nha khoa, bảo quản vắc xin. Một số trường hợp khác phát hiện thủy ngân trong những lớp trầm tích tại các khu vực nhiều than đá hoặc phân rã trực tiếp từ chất chống khuẩn thimerosal.
2.5. Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể như thế nào
Thực tế, thủy ngân có thể xâm nhập vào cơ thể của bạn theo nhiều cách khác nhau và dù tiếp xúc với một lượng ít hay nhỏ đều cũng dẫn đến những hậu quả hết sức nặng nề. Bạn có thể hít phải không khí hay hơi độc có chứa thủy ngân, ăn phải thực phẩm nhiễm thủy ngân hoặc dính trực tiếp thủy ngân trên da. Chúng sẽ thẩm thấu trực tiếp qua da, xâm nhập phổi, hấp thụ vào máu và lan rộng ra toàn bộ cơ thể. Thủy ngân còn thể nhiễm trực tiếp từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai.
Ngộ độc thủy ngân là gì? Cách thức xâm nhập (Nguồn: statelibrarync.org)
3. Dấu hiệu nhiễm độc thủy ngân trong máu
3.1. Biểu hiện cấp tính khi hít hoặc nuốt phải thủy ngân (vô cơ)
So với thủy ngân đơn chất, hợp chất vô cơ của chúng như oxit, muối… thường rất độc, khi hít hoặc nuốt phải dù với một lượng rất nhỏ đều có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm như viêm, phỏng niêm mạc miệng, co giật, nôn ói… Sau đó sẽ là những bệnh lý nguy hiểm cấp tính ở phổi thậm chí là suy thận, hoại tử ống thận.
3.2. Các triệu chứng mãn tính (hữu cơ hoặc liều ít)
Thủy ngân hữu cơ vốn rất độc, tuy nhiên việc nhiễm độc thường gián tiếp qua các loại thực phẩm nên thường xuất hiện các dấu hiệu triệu chứng bệnh mãn tính như chảy nước miếng, viêm lợi, rối loạn thần kinh (mất ngủ, lo âu)… và diễn biến nặng sau 10-15 ngày.
3.3. Các dấu hiệu liên quan đến thần kinh
Việc nhiễm độc thủy ngân trong máu do các nhóm thủy ngân hữu cơ có trong thực phẩm hay vô cơ với hàng lượng siêu nhỏ có thể dẫn đến những triệu chứng về thần kinh như bệnh Parkinson (run tay chân), suy nhược thần kinh, rối loạn khả năng ngôn ngữ và giảm thính lực. Phụ nữ có thai nếu không may tiếp xúc với thủy ngân có thể gây ra các dị tật ống thần kinh ở thai nhi hoặc thậm chí là sảy thai.
Những nguy hại của thủy ngân đối với sức khỏe thai nhi (Nguồn: myberrystyle.fr)
4. Nhiễm độc thủy ngân gây bệnh gì
4.1. Chứng bệnh Minamata, Parkinson
Minamata là một chứng bệnh gây ra bởi sự phơi nhiễm thủy ngân phát hiện lần đầu ở Nhật Bản, năm 1956. Theo đó, biểu hiện của bệnh là những cơn co giật, mất kiểm soát cơ quan vận động do yếu cơ, giảm thính giác. Bệnh có thể tử vong sau một tuần do hôn mê, tê liệt hệ thần kinh. Parkinson là một bệnh phổ biến ở người cao tuổi, tuy nhiên cũng có thể gây ra bởi nhiễm độc thủy ngân. Biểu hiện thường thấy khi mắc phải là run chân tay khi nghỉ và suy giảm khả năng vận động.
4.2. Tổn thương não, hệ thần kinh
Thực tế đã chứng minh 18 tác hại của độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh tiềm ẩn. Giống như cơ chế của bệnh Minamata, thủy ngân khi xâm nhập vào cơ thể (do hít hoặc tiếp xúc) sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương, gây tổn thương não. Các triệu chứng đi kèm sẽ là nghe nói khó, giảm khả năng kiểm soát các cơ, mất cảm giác ở mặt, khó ngủ… nặng nhất là tê liệt hệ thần kinh dẫn tới tử vong.
4.3. Dị tật thai nhi, sự phát triển của trẻ em
Phụ nữ có thai nếu không may tiếp xúc với thủy ngân và bị nhiễm độc thủy ngân trong máu dù là hàm lượng rất nhỏ đi chăng nữa cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi như khuyết tật hệ thần kinh, cơ quan vận động. Ở trẻ em sẽ có một vài biểu hiện nhẹ như kém ăn, mất ngủ, trí nhớ và khả năng nghe nhìn kém.
4.4. Thay đổi tính cách, cuộc sống
Nhiễm độc thủy ngân còn gây ra những biến chứng liên quan tới tâm lý như trầm cảm, lo âu, nhút nhát, dễ kích động… làm thay đổi rất nhiều về tính cách cũng như cuộc sống của người bệnh. Tuy vậy do nhầm tưởng với các biểu hiện chưa rõ ràng của bệnh trầm cảm, suy nhược cơ thể mà không được phát hiện và điều trị kịp thời.
4.5. Các biến chứng khác lên gan thận, tim mạch
Ngộ độc, nhiễm độc thủy ngân trong máu có thể dẫn tới những biến chứng nặng nề tại gan, thận như suy gan thận, rối loạn bài tiết, hoạt tử ống thận. Một vài trường hợp ghi nhận bệnh nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa, viêm ruột…
4.6. Nhiễm độc thủy ngân cấp có nguy cơ tử vong cao
Các trường hợp nhiễm độc thủy ngân cấp (do hít hoặc uống phải) với hàm lượng trên 1g sẽ có tỷ lệ tử vong rất cao. Kèm theo đó là những triệu chứng như phỏng miệng, nôn ra máu, suy đa phủ tạng và tử vong chỉ sau vài ngày kể từ khi phơi nhiễm.
5. Cần làm gì khi bị nhiễm độc thủy ngân
Việc đầu tiên cần làm là cách ly mọi người hoàn toàn khỏi nơi rò rỉ thủy ngân. Ở điều kiện thường, thủy ngân bốc hơi cũng rất nhanh, nên cần mở toàn bộ cửa, bật quạt thông gió và đeo mặt nạ phòng độc nếu thấy cần thiết. Trường hợp dính vào da, mắt cần rửa ngay với nước sạch, cởi bỏ quần áo dính chất độc.
Sau đó, đưa ngay tới bệnh viện gần nhất để đánh giá tình trạng hô hấp, thần kinh, tuần hoàn… để có những biện pháp cấp cứu kịp thời. Các trường hợp ngộ độc thủy ngân vô cơ sẽ được truyền dịch ngăn ngừa trụy tim, đặt nội khí quản và sử dụng thuốc.
Hiểm họa khôn lường từ nhiễm độc thủy ngân (Nguồn: writersreserve.com)
6. Các phòng tránh ngộ độc thủy ngân
6.1. Cách thu dọn thủy ngân khi nhiệt kế vỡ đúng cách
Thủy ngân trong nhiệt kế là thủy ngân đơn chất, ít độc nhưng nếu ra ngoài không khí kết hợp cùng nhiệt độ cao chúng sẽ nhanh chóng bốc hơi trở thành hơi Mercury. Vì vậy, khi không may làm vỡ nhiệt kế, nhanh chóng sử dụng tăm bông hoặc các loại thẻ để thu dọn chúng vào một lọ thủy tinh nhỏ bịt kín. Có thể sử dụng bột lưu huỳnh (nếu có) hoặc lòng đỏ trứng gà để chúng kết tủa thành Mercury sulfide khó bốc hơi hơn.
6.2. Cẩn thận khi sử dụng các vật dụng có chứa thủy ngân
Ngoài nhiệt kế, cần tuyệt đối cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện tử, hóa chất có chứa hàm lượng thủy ngân cao như pin, sơn, linh kiện ô tô và một số thiết bị sử dụng trong y tế (nha khoa). Nhất là đối với việc tái chế hoặc sửa chữa các thiết bị có chứa thủy ngân nguy hại. Chỉ mua sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da mặt chiết xuất thiên nhiên, được chứng nhận kiểm định của các cơ quan có chuyên môn, thẩm quyền.
6.3. Hạn chế ăn cá lớn, cá biển có hàm lượng thủy ngân cao
Hạn chế ăn các loại cá lớn, hoặc hải sản với tần suất liên tục. Một số loại cá có thể chứa dư lượng thủy ngân hữu cơ như cá ngừ, cá hồi, cá kiếm, cá hồng, cá mú, tôm biển… Phụ nữ mang thai cũng nên ăn thủy hải sản sạch tươi với khẩu phần vừa đủ, tốt nhất nên dưới 250g/tuần.
6.4. Các lưu ý khác
Để giảm thiểu thấp nhất hàm lượng thủy ngân trong môi trường sống nên có những quy định và biện pháp quản lý rõ ràng đối với việc sử dụng trong công nghiệp hoặc xử lý các loại rác thải điện tử. Chọn mua các thực phẩm organic sạch an toàn không chứa thủy ngân hay dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng. Khi có bất cứ những dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, cần tới ngay các trung tâm y tế để khám và tìm ra nguyên nhân nhiễm độc.
Trên đây là tổng hợp những kiến thức cần nắm rõ trong các trường hợp bị nhiễm độc thủy ngân trong máu. Theo đó, thủy ngân là loại hóa chất rất độc hại nhưng hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu kiểm soát tốt việc sử dụng, tái chế và bảo quản thủy ngân cả trong sản xuất lẫn sinh hoạt. Mỗi người cũng nên trang bị những kiến thức cơ bản về phòng tránh nhiễm độc thủy ngân nói riêng và các loại kim loại nặng nói chung cho bản thân và những người trong gia đình. Tham khảo và đặt lịch trải nghiệm phương pháp detox kim loại nặng để giải độc qua Useful nhé.