Nhiễm độc chì trong máu là gì, nguy hiểm không, nguyên nhân, dấu hiệu

Là một trong những kim loại nặng cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của con người nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân, dấu hiệu cũng như mức độ nguy hiểm của việc nhiễm độc chì trong máu. Vì thế, hãy để bài viết dưới đây của Blog Useful giải đáp thắc mắc đó nhé!

1. Máu nhiễm chì là gì?

Chì là một kim loại nặng màu xám xanh, độc tính rất mạnh, có thể tìm thấy ở bất kỳ môi trường nào như không khí, đất, nguồn nước… và được sử dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp thuốc nhuộm, in ấn, xe hơi… Nguyên tố này có khả năng tích tụ dần dần trong cơ thể con người rồi một thời gian sau sẽ phát tác và gây bệnh trầm trọng.

Kiểm tra và phát hiện máu nhiễm chì (Nguồn: cloudfront.net)

Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ngộ độc chì do Bộ Y tế ban hành thì nồng độ chì trong máu toàn phần bình thường sẽ là dưới 10mg/dl, nồng độ lý tưởng là 0. Nhưng nếu nồng độ hơn 10mg/dl thì tức là máu trong cơ thể bạn đã bị nhiễm độc kim loại chì và tác hại độc tố có lâu ngày trong cơ thể cực kỳ nguy hiểm.

Khi bị nhiễm độc chì như vậy sẽ được chia làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là mạn tính, có nghĩa là độc tính sẽ tích lũy dần dần, từ từ trong cơ thể rồi gây bệnh nghiêm trọng. Ngược lại, nhóm thứ 2 là cấp tính, nếu bị nhiễm kim loại thì sẽ nhận thấy rõ ngay các triệu chứng như co giật, nôn mửa, hôn mê, tổn thương não bộ… Đặc biệt, đối với trẻ em thì tác hại càng nguy hiểm hơn.

2. Nguyên nhân nhiễm độc chì trong máu

Vậy vì sao con người lại dễ dàng bị ngộ độc chì như thế? Dưới đây chính là 1 số nguyên nhân phổ biến.

2.1. Thực phẩm và thuốc

Lý do đầu tiên khiến nhiều người bị nhiễm độc chì trong máu nhưng không phải ai cũng biết, chính là sử dụng thực phẩm và thuốc có chứa hàm lượng chì. Có thể kể đến một số loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm chì cao và nặng nhất như rau muống, ốc, cua, ngao, trai, cá mè… Thậm chí, bất kỳ nguồn thức ăn thức uống nào được đựng trong hộp, thiết bị hay dụng cụ làm bằng chì cũng khiến cơ thể bị nhiễm kim loại. Bên cạnh đó, thuốc nam mà dân gian còn gọi là thuốc tưa lưỡi, thuốc cam… dùng để bôi hay uống cũng đều chứa lượng chì vượt mức cho phép mà bạn nên chú ý.

2.2. Môi trường sống

Môi trường sống được cho là tác nhân cực kỳ phổ biến để lây truyền kim loại chì vào trong cơ thể con người. Không chỉ từ nguồn nước, đất tự nhiên nhiễm bụi bẩn, sơn chì mà cả bầu không khí cũng bị ô nhiễm nặng nề bởi nước thải của các nhà máy, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra…

Môi trường sống bị ô nhiễm gây hại cho cơ thể (Nguồn: tainguyenmoitruong.com.vn)

2.3. Nghề nghiệp

Nếu bạn phải làm việc trong một môi trường có sự tiếp xúc với kim loại chì lâu dài thì nguy cơ lây nhiễm chì trong máu là rất cao. Một số ngành nghề đó chính là cắt chì, sản xuất, sửa chữa rồi tái sử dụng ắc quy, sản xuất thủy tinh, nung nấu chì, công nhân sản xuất nhựa polyvinyl chloride…

2.4. Mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm có chì

Hiện nay, ít ai biết rằng, chì còn tồn tại với hàm lượng vượt mức cho phép trong thành phần của một số loại mỹ phẩm giá rẻ và kém chất lượng như son, thuốc dạng Mascara, kem dưỡng da, thuốc xịt tóc…

2.5. Các nguồn nguy cơ khác

Bên cạnh những nguyên nhân đã liệt kê ở trên thì còn có một số nguồn nguy cơ khác cũng khiến con người bị nhiễm độc chì trong máu. Đó là sử dụng vật dụng có chì như pin, ắc quy, lưới đánh cá, đồ gốm sứ thủ công… hoặc cho trẻ em chơi đồ chơi chứa hàm lượng chì, không đảm bảo chất lượng, an toàn.

Mỹ phẩm nhiễm chì (Nguồn: thegioihoinhap.vn)

3. Cơ chế nhiễm chì vào cơ thể bằng cách nào

Cũng giống như nhiều kim loại nặng đang tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta thì độc tố chì cũng lây nhiễm vào cơ thể con người thông qua 4 con đường phổ biến như sau:

3.1. Qua đường hô hấp

Cơ chế đầu tiên mà kim loại chì dễ dàng đi vào cơ thể con người chính là qua đường hô hấp. Tức là hít phải bầu không khí, khói bụi có chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép. Nhất là trẻ em lại càng có nguy cơ tiếp xúc với chất độc này nhiều hơn so với người lớn. Bởi hệ miễn dịch kém, chiều cao tương đối thấp, tốc độ lắng đọng chì ở phổi lại cao hơn…

3.2. Qua đường tiêu hóa

Con đường thứ 2 mà dường như ai ai cũng biết đó chính là nhiễm độc chì trong máu thông qua đường tiêu hóa. Nghĩa là ăn uống hoặc hấp thụ trực tiếp phải nguồn thực phẩm nhiễm bẩn. Hoặc có thể do một số thói quen xấu như người lớn không vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi ăn rồi đưa trực tiếp tay lên miệng, trẻ em thì hay ngậm, mút các đồ vật có chì… Rồi chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, không đầy đủ canxi, sắt, kẽm… cũng khiến bị ngộ độc chì.

Nhiễm độc chì qua thực phẩm (Nguồn: vietnammoi.vn)

3.3. Qua da

Như đã nói, một trong những lý do khiến cơ thể con người bị nhiễm chì chính là do nghề nghiệp, bạn phải làm việc trong môi trường tiếp xúc với kim loại kéo dài như các ngành sản xuất công nghiệp hay điều chế thuốc nam lưu hành bất hợp pháp…  thì khi đó càng tăng khả năng nhiễm độc chì qua da.

3.4. Qua nhau thai, sữa mẹ

Mặc dù chưa có thông tin đầy đủ và nghiên cứu chính xác nhưng nếu người mẹ không may bị ngộ độc chì thì người con cũng có nguy cơ bị lây nhiễm thông qua con đường nhau thai hoặc sữa mẹ. Bởi khi đó nồng độ chì trong máu sẽ bằng khoảng 80% của mẹ.

Bé có nguy cơ bị nhiễm chì qua sữa mẹ (Nguồn: dvnd.com.vn)

4. Dấu hiệu nhiễm chì trong máu

Dưới đây sẽ là một số những dấu hiệu, triệu chứng phổ biến, dễ nhận ra khi bị kim loại chì xâm nhập vào trong cơ thể con người. Mọi người nên tham khảo để có thêm được nhiều kiến thức mới mẻ trong việc phòng ngừa.

4.1. Biểu hiện nhiễm độc chì ở trẻ em

Thông thường, khi bị ngộ độc chì, trẻ em sẽ xuất hiện những triệu chứng dễ thấy như khó chịu, mệt mỏi, thái độ, hành vi kỳ lạ, học kém, chậm phát triển… Nặng hơn sẽ là co giật, hôn mê, thậm chí bị mù và liệt vĩnh viễn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Bên cạnh đó, trẻ còn có một số dấu hiệu khác như chán ăn, đau bụng… Do đó, người lớn cần chú ý và quan tâm chăm sóc thật kỹ càng.

4.2. Biểu hiện nhiễm độc chì ở người lớn

Khác với trẻ em, khi người lớn bị nhiễm độc chì trong máu thì biểu hiện rõ ràng, cụ thể nhất chính là dễ buồn ngủ, đau đầu, mê sảng lẫn lộn, trí nhớ bị suy giảm, sức khỏe kiệt quệ… Cảm giác trong miệng luôn có vị kim loại, ăn không ngon ngủ yên, toàn thân nhức mỏi, cơ bắp đau yếu, đau khớp, táo bón… Từ đó, sẽ làm giảm bớt khả năng sinh sản, ham muốn tình dục. Còn đối với phụ nữ mang thai sẽ dẫn đến dị dạng thai, đẻ non, dễ bị sảy.

Chì ảnh hưởng như thế nào đến trẻ em (Nguồn: anlacxanh.com)

5. Máu nhiễm chì có nguy hiểm không

Nhiều người cứ băn khoăn, lo lắng khi không biết nếu bị nhiễm kim loại chì trong máu như vậy thì có tác hại nguy hiểm gì không? Thực ra, đây là một độc tố phức tạp, không chỉ riêng máu mà nó còn gây ảnh hưởng trầm trọng đến hầu hết các bộ phận của cơ thể con người. Cụ thể:

  • Tác hại với hệ thần kinh: độc tố chì không chỉ phá hủy, làm thoái hóa dây thần kinh mà còn gây tổn thương nặng nề đến các tế bào thần kinh trung ương…
  • Tác hại với máu: khi nhiễm độc chì trong máu, kim loại nặng này sẽ làm cho tuổi thọ của hồng cầu giảm sút do dễ vỡ. Rồi gây thiếu máu vì hồng cầu bị ức chế tổng hợp…
  • Tác hại với thận: chì sẽ làm giảm thải axit uric qua nước tiểu khiến thận bị tổn thương và gây ra bệnh gout.
  • Tác hại với tim mạch: bằng nhiều cách khác nhau, chì sẽ làm tăng sự co bóp thành mạch máu dẫn tới tăng huyết áp chóng mặt.
  • Ảnh hưởng đến sinh sản, thai nhi: ít ai biết rằng, nếu bị nhiễm chì sẽ cả nam lẫn nữ giới sẽ bị giảm bớt chức năng sinh sản, vai trò, số lượng của tinh trùng hoặc trứng trong cơ thể… làm khó có con. Đặc biệt, đối với thai nhi sẽ mức độ nguy hiểm ngày càng trầm trọng hơn bởi nếu người mẹ không may bị nhiễm chì thì sẽ lây truyền qua nhau thai tới bào thai, khiến cho em bé ở trong bụng chậm phát triển, có thể bị biến dạng, mắc bệnh hở hàm ếch, u máu… Thậm chí, dẫn đến hiện tượng sinh non, sảy thai ngày càng gia tăng.
  • Tác hại với xương, nội tiết và tiêu hóa:

Đối với hệ nội tiết của cơ thể khi bị nhiễm chì thì sẽ làm giảm chức năng nội tiết tuyến yên thượng thận cũng như vai trò của tuyến giáp. Còn trẻ em, sẽ có hiện tượng hormone bị giảm bớt, ngăn ngừa yếu tố tăng trưởng và phát triển của bé.

Thực ra, trong cơ thể con người, xương chính là bộ phận tích tụ dần dần và tập trung chì nhiều nhất. Và nó sẽ làm cho các tế bào xương bị mất cân bằng, xương mới khó được hình thành. Đặc biệt, ngăn ngừa sự tăng trưởng cũng như phát triển chiều cao ở trẻ em nếu bị ngộ độc chì.

Khi bị nhiễm chì, sẽ khiến hệ tiêu hóa của con người khó hoạt động động thời gây nên nhiều cơn co thắt ruột hay đau bụng, mệt mỏi…

Máu nhiễm chì sẽ có những nguy hiểm, ảnh hưởng gì đến sức khỏe? (Nguồn:  dieucanbiet.vn)

6. Cách điều trị nhiễm độc chì trong máu

Kim loại chì nguy hiểm và độc hại nghiêm trọng như vậy thì nên có phương pháp, cách điều trị như thế nào?

6.1. Phát hiện và chẩn đoán

Đầu tiên, nếu bạn có tiếp xúc với nguồn chì và đang nghi ngờ bản thân mình bị nhiễm hay ngộ độc chì thì cần đi đến các cơ sở, trung tâm y tế, bệnh viện uy tín chất lượng để được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn thăm khám, tư vấn và đưa ra cách điều trị tốt nhất. Người bệnh cần thành khẩn kể cho bác sĩ nghe về những vấn đề liên quan như thời gian, mức độ tiếp xúc, nguồn gốc của kim loại chì đó ở đâu ra… Rồi bạn có những dấu hiệu, triệu chứng bất thường như thế nào?

Khi nghe xong, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán lâm sàng ban đầu rồi hướng bệnh nhân đi làm những xét nghiệm quan trọng như lấy máu tĩnh mạch để xét nghiệm xem bạn có bị nhiễm độc chì trong máu hay không… Vì thế, để hỗ trợ bác sĩ tốt nhất trong bước đầu tiên này thì khi đi khám, mọi người nhớ mang tất cả những giấy tờ, sổ khám bệnh cũ kèm theo thuốc đang uống. Nếu có thể, hãy mang luôn cả mẫu thuốc nam mà bệnh nhân đang dùng và nghi ngờ bị nhiễm độc chì từ nguồn đó.

6.2. Chế độ ăn uống giải độc chì

Khi biết cơ thể mình đang có nguy cơ nhiễm kim loại chì thì mọi người nên thay đổi thực đơn ăn uống, cần biết vệ sinh an toàn thực phẩm chế độ dinh dưỡng hợp lý để giảm thiểu đến mức tối đa sự ảnh hưởng của độc tố này. Cụ thể:

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu sạch giàu vitamin C để cung cấp được tối thiểu mỗi ngày 150mg, đối với trẻ em cần khoảng 200mg. Vitamin C thường có nhiều trong các loại trái cây họ hàng cam quýt bưởi, rau củ như cà chua, súp lơ, bắp cải… cùng nhiều gia vị chế biến quen thuộc trong nhà bếp, không thể không nhắc đến là hành tỏi. Bởi không chỉ giúp chống oxy hóa mà vitamin C còn có thể kết hợp với chì tạo thành chất hòa tan trong nước rồi dễ dàng được đào thải ra ngoài, thông qua chất thải hay nước tiểu.

Thường xuyên bổ sung thêm 19 thực phẩm tự nhiên giàu chất Sắt và protein như sữa, trứng, trái cây, mận, dứa, đào, cam quýt, các loại rau màu xanh đậm, cà chua, cần tây, rau bina… Nhờ vậy, sắt và đạm có thể kết hợp cùng với các mô hữu cơ trong cơ thể, hỗ trợ đẩy nhanh sự trao đổi chất để đào thải chì ra bên ngoài.

Sữa chua và sản phẩm thành phần được làm từ sữa cũng được nhiều người khuyên nên ăn với lượng phù hợp để có thể giảm bớt sự hấp thụ kim loại chì trong quá trình tiêu hóa lại kích thích nhu động ruột cực kỳ hiệu quả.

Đừng bỏ qua tỏi trong việc chế biến món ăn hàng ngày vì loại gia vị này vừa có chất pectin giúp ức chế, ngăn cản sự hấp thụ chì lại có allicin kết hợp với chì trở thành hợp chất không hề mang lại độc hại gì cho cơ thể.

6.3. Phác đồ điều trị nhiễm độc chì

Ngay sau khi có kết quả của việc xét nghiệm nồng độ của chì trong máu, y bác sĩ sẽ kết hợp với những chẩn đoán lâm sàng ban đầu để đưa ra phương pháp chữa trị tuyệt vời hiệu quả nhất. Nếu nồng độ chì trong máu của bạn thấp hơn mức 10mg/dl thì sẽ không cần phải can thiệp hay điều trị. Ngược lại, nếu nồng độ hơn 10mg/dl và có xu hướng ngày càng tăng kèm theo những biểu hiện ngộ độc rõ rệt thì bạn cần được áp dụng phương pháp chữa trị toàn diện, cụ thể:

  • Ngừng tiếp xúc với nguồn gây ngộ độc: Vấn đề đầu tiên mà người bệnh nên giải quyết khi bị nhiễm độc chì đó là dừng tiếp xúc với nguồn đã gây ra sự lây nhiễm, ngộ độc đó. Có thể là dùng dụng cụ bảo hộ lao động làm từ chất liệu an toàn để đảm bảo an toàn trong công việc phải tiếp xúc với chì lâu dài… hoặc ngừng ngay việc sử dụng thuốc nam có chứa hàm lượng chì vượt mức cho phép trong việc chữa bệnh.
  • Chữa triệu chứng: Tiếp theo, người bệnh cần được chữa trị triệt để các triệu chứng, biểu hiện của ngộ độc chì như thiếu máu nặng thì cần được truyền máu hoặc bị co giật, hôn mê thì nên cấp cứu ngay lập tức…
  • Lọc và tẩy độc chì ra khỏi cơ thể: Trong giai đoạn đầu, khi mới tiếp xúc, kim loại chì có thể sẽ còn “bám víu” trong một số bộ phận của cơ thể con người như da, mắt… và chưa bị nhiễm vào trong máu. Do đó mọi người có thể áp dụng biện pháp là luôn luôn tắm rửa bằng xà phòng sạch sẽ, rửa ruột, dạ dày hoặc gắp chì ra khỏi đường tiêu hóa bằng phương pháp nội soi…
  • Bên cạnh đó, còn có cách tẩy độc chì ra khỏi cơ thể bằng cách dùng thuốc giải độc – sử dụng loại thuốc được cơ thể đào thải kim loại chì thông qua nước tiểu. Biện pháp này thường được cân nhắc rất kỹ càng trước khi áp dụng.

Lọc thanh tẩy chì qua da (Nguồn: xuanhanh.vn)

7. Phòng tránh nhiễm độc chì trong máu

Bên cạnh việc đi đến trung tâm, cơ sở y tế, các bệnh viện lớn uy tín, chất lượng để thăm khám, điều trị thì mỗi người chúng ta cũng nên có những biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh nhiễm độc tố chì tại nhà thật hiệu quả. Dưới đây là một số gợi ý mọi người có thể tham khảo và áp dụng theo:

7.1. Không dùng thuốc nam, thực phẩm không rõ nguồn gốc

Như đã nói, một nguồn chì được đưa vào cơ thể con người rất khó kiểm soát mà không phải ai cũng biết đó chính là thuốc nam dân gian không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Cùng với đó là thực phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh. Vì thế, tốt nhất là bạn nên ngừng ngay việc sử dụng thuốc nam hay nguồn thực phẩm như trên.

7.2. Tránh cho trẻ em tiếp xúc với hóa chất có chì

So với người lớn thì trẻ em có nguy cơ bị nhiễm độc chì trong máu dễ dàng và cũng bị ảnh hưởng trầm trọng, nguy hại hơn. Do đó, mọi người cần trông chừng trẻ kỹ càng, tránh để cho bé tiếp xúc với những hóa chất có độc tố kim loại nặng nói chung và chì nói riêng.

Đặc biệt, khi chọn mua đồ chơi cho bé, cần lựa chọn kỹ càng sản phẩm có nhãn mác uy tín, xem xét kỹ thành phần kim loại trên bao bì… Bên cạnh đó, hãy tạo cho trẻ những thói quen tốt như không ngậm đồ chơi, luôn luôn vệ sinh tay chân sạch sẽ…

7.3. Kiểm tra nồng độ chì ở trẻ có nguy cơ cao

Nếu bạn nghi ngờ trẻ có nguy cơ bị nhiễm chì thì cần đưa bé đến các cơ sở y tế, bệnh viện chất lượng để kiểm tra sàng lọc cũng như xét nghiệm nồng độ chì trong máu, bởi phát hiện kịp thời sẽ điều trị hiệu quả và thành công. Đồng thời lời khuyên tốt nhất là tất cả mọi người, không riêng gì trẻ nhỏ nên cùng nhau đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ 2 lần/năm.

7.4. Kiểm tra bao bì, thông tin thành phần, chất liệu sản phẩm khi mua hàng

Khi đi mua sắm, các bà nội trợ nhớ nên xem xét thật kỹ càng những thành phần kim loại, chất liệu có trong các thiết bị đồ dùng nhà bếp quen thuộc hằng ngày, xoong, nồi, chảo… để tránh và giảm bớt nguy cơ nhiễm độc tố chì cho mọi thành viên trong gia đình mình. Có thể thay thế bằng nhiều dụng cụ khác như nồi inox chống oxy hóa, làm bằng gốm…

Tránh cho trẻ em tiếp xúc với các sản phẩm chứa chì (Nguồn: dochoiantoanviet.com)

Nhiễm độc chì trong máu thực sự rất nguy hiểm và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể cũng như sức khỏe của con người. Cùng khám phá sự thật detox bằng cách trải nghiệm, đăng ký thực hiện detox kim loại nặng thải độc, loại bỏ mọi độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể bạn nhé.