Thực chất khi bạn nhập quốc tịch Mỹ sẽ không mất quốc tịch Việt Nam, không những vậy bạn còn được song tịch Mỹ-Việt có được nhiều quyền lợi hơn cho mình. Tuy nhiên để có được cùng lúc 2 quốc tịch bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau đây.
Trường hợp người Việt nhập quốc tịch Mỹ và mất đi quốc tịch Việt Nam
Theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch 2008, người Việt không còn quốc tịch Việt Nam nếu thuộc các trường hợp sau:
- Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam: Trước ngày 1/7/2009 những trường hợp người Việt Nam định cư ở Mỹ mà chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Nhưng theo Điều 13 Luật quốc tịch 2008, trong thời hạn 5 năm (kể từ ngày 1/7/2009) phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở Mỹ để giữ quốc tịch Việt Nam.
- Trẻ em chưa đủ 15 tuổi được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà cha, mẹ là người có quốc tịch Mỹ và trường hợp con chưa thành niên khi cha mẹ thôi quốc tịch Việt Nam.
- Được thôi quốc tịch Việt Nam
- Bị tước quốc tịch Việt Nam
Điều 21 Nghị định 78/2009/NĐ-CP quy định: “Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009, công dân Việt Nam vì lý do nào đó mà có quốc tịch nước ngoài (Mỹ) và chưa mất quốc tịch Việt Nam thì vẫn có quốc tịch Việt Nam”. Vậy nên nếu bạn được bảo lãnh sang Mỹ thuộc các diện gì đi chăng nữa khi bạn thi quốc tịch Mỹ sẽ không mất quốc tịch Việt Nam.
Trường hợp công dân Việt Nam được mang song tịch
Được quy định trong Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi) ngày 13/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009 các cá thể được quyền có song tịch và được pháp luật Việt Nam thừa nhận, bao gồm:
- Xin trở lại quốc tịch Việt Nam
- Được chủ tịch nước cho phép
- Người Việt định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước này nhưng vẫn giữ hoặc muốn nhập quốc tịch Việt Nam
- Người có cha mẹ đẻ, vợ/chồng, con đẻ là công dân Việt Nam thì được nhập quốc tịch Việt Nam và giữ lại quốc tịch hiện có của họ.
- Trẻ em là con nuôi muốn nhập quốc tịch
Căn cứ vào những điều vừa nêu trên, công dân Việt Nam có quyền giữ lại quốc tịch gốc là Việt Nam khi đang sở hữu quốc tịch ở quốc gia khác mà họ đang sinh sống ví dụ là quốc tịch Mỹ.
Trường hợp Việt kiều Mỹ về định cư Việt Nam vẫn được giữ quốc tịch Mỹ
Nếu một người sang Mỹ sống từ nhỏ và đã nhập quốc tịch Mỹ nhưng vì một lý do nào đó họ muốn trở về Việt Nam sinh sống lâu dài và muốn giữ lại quốc tịch Mỹ. Điều này sẽ phụ thuộc vào việc người đó còn hay là đã mất quốc tịch Việt Nam trong suốt thời gian ở Mỹ, hãy cùng tìm hiểu.
I. Trường hợp người Việt Nam định cư ở Mỹ mà chưa mất quốc tịch Việt Nam
Theo Điều 13. Người có quốc tịch Việt Nam quy định:
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam.
- Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm những người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đồng thời có quốc tịch nước ngoài, nếu xuất trình được các giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 Luật quốc tịch Việt Nam thì sẽ là công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài. Các loại giấy tờ bao gồm Giấy khai sinh, Hộ chiếu Việt Nam, Giấy chứng minh nhân dân,…
Đối với trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật này thì có thể đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.
II. Trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam
Theo Luật Quốc tịch 2009 sửa đổi bổ sung 2014, Điều 23. Những trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam.
1. Theo quy định tại Điều 26 của Luật này nếu người có quốc tịch Mỹ đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
- Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch Mỹ, nhưng không được nhập quốc tịch Mỹ.
- Xin hồi hương về Việt Nam
- Thực hiện đầu tư tại Việt Nam
- Có vợ, chồng, cha/mẹ đẻ hoặc con để là công dân Việt Nam
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
2. Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch Mỹ, trừ những người sau đây, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:
- Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam
- Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
3. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải lấy tên gọi Việt Nam trước đây, tên gọi này phải được ghi rõ trong Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam
4. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được trở lại quốc tịch Việt Nam
5. Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam
6. Trường hợp người bị tước quốc tịch Việt Nam xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải sau ít nhất 5 năm, kể từ ngày bị tước quốc tịch mới được xem xét cho trở lại quốc tịch Việt Nam.
Lưu ý quan trọng: Căn cứ vào quy định trên, chỉ ngoại trừ những người trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép tại khoản 5 điều 23 Luật Quốc tịch thì những trường hợp khác bắt buộc người trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch Mỹ (quốc tịch nước ngoài).
Quyền lợi của người Việt định cư Mỹ có 2 quốc tịch
Công dân Việt Nam sở hữu song tịch có thể ngoài việc sinh sống còn được hưởng phúc lợi và chọn làm việc ở bất kỳ nước nào mà công dân đó có quốc tịch nếu thấy thuận tiện. Bên cạnh đó sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi khác như:
1. Quyền bảo lãnh các thành viên gia đình sang định cư Mỹ
Bao gồm cả người phối ngẫu, con cái, cha mẹ và anh chị em người có quốc tịch Mỹ đều được quyền bảo lãnh người thân cho cả hai loại thị thực định cư gồm dành cho thành viên gia đình trực hiện và thị thực dành cho thành viên gia đình. Trong khi đó người có thẻ xanh Mỹ chỉ có thể bảo lãnh giới hạn như vợ/chồng và con cái, đặc biệt không được bảo lãnh cho cha mẹ và anh chị em.
2. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ của cả 2 nước
Việc sở hữu song tịch Mỹ – Việt bạn sẽ được chính phủ, luật pháp của cả hai quốc gia bảo vệ nhiều hơn. Chứng minh cho điều đó chính là khi đi lại sẽ cảm thấy dễ dàng ở cả 2 nước giúp bạn luôn thấy yên tâm cũng như được chào đón như một người bản xứ.
Hoặc khi làm việc ở Mỹ thì bạn chắc chắn sẽ nhận được sự hỗ trợ của 2 quốc gia này tại các lãnh sự quán Mỹ hay lãnh sự quán Việt Nam. Chẳng may bạn gặp sự cố bạn có thể nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ của các đại sứ quán (1 trong 2 nước bạn có quốc tịch).
Có thể nói đây là niềm vui lớn khi bạn có thêm một 1 quê hương nữa để đi về cũng như được hưởng thụ thêm những tinh hoa văn hóa ở ngôi nhà mới của mình. Cũng là lý do tại sao nhu cầu định cư Mỹ sở hữu 2 quốc tịch ngày càng tăng cao và Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt buộc ký hàng loạt sắc lệnh để cắt giảm bớt tình trạng này.
3. Quyền tự do đi lại và thoải mái du lịch
Khi bạn có được 2 quốc tịch thì quyền lợi thực tế đầu tiên có thể nói đến chính là bạn không cần phải tốn công xin thủ tục làm visa cũng như phiền phức về các thủ tục gia hạn, phát sinh chi phí,…
Khi bạn có song tịch Mỹ và Việt Nam để ra vào Việt Nam bạn sẽ sử dụng hộ chiếu Việt Nam, khi ra vào nước Mỹ bạn sẽ cần sử dụng hộ chiếu Mỹ và chỉ đơn giản như thế. Lưu ý nhỏ là khi làm thủ tục check-in với các hãng hàng không khi xuất nhập cảnh, bạn cần xuất trình cả hai hộ chiếu để chứng minh không cần visa cho nước bạn sẽ bay đến như Việt Nam hoặc Mỹ. Vậy nên mới nói những người có 2 quốc tịch Mỹ – Việt thì việc xuất nhập cảnh có thể nói là vô cùng thuận tiện và dễ dàng.
4. Quyền lợi nhận được gấp hai lần
Vì mang hai quốc tịch Mỹ – Việt nên bạn sẽ được hưởng quyền lợi từ cả hai quốc gia gồm:
- Ứng cử, bầu cử;
- Chi phí học tập được giảm hoặc miễn phí (tùy thuộc vào khu vực), miễn phí giáo dục công từ lớp 1-12 dành cho người định cư Mỹ hợp pháp ( có thẻ Xanh/ quốc tịch)
- Phúc lợi xã hội (được chăm sóc sức khỏe);
- Công dân Mỹ có phạm vi tiếp cận rộng hơn với các công việc liên bang vì hầu hết các cơ quan chính phủ Mỹ yêu cầu phải là công dân mới đủ điều kiện nộp đơn xin việc;
- Tự do lựa chọn nơi cư trú, làm việc, học tập;
- Sở hữu tài sản, đứng tên và sở hữu công ty, mua bán bất động sản;
- Bảo lãnh người thân;
Các nước chấp nhận và không chấp nhận 2 quốc tịch
Những nước tiêu biểu chấp nhận 2 hoặc nhiều quốc tịch
Bạn có thể xin nhập tịch và giữ 2, 3 hoặc nhiều quốc tịch tùy ý muốn tại các nước như Australia, Pháp, Anh, Mỹ, Canada. Ví dụ nếu trẻ em sinh ra ở Mỹ có bố là Australia, mẹ là người Canada thì có thể có cả quốc tịch Mỹ, Canada và Australia.
Những nước không chấp nhận 2 hoặc nhiều quốc tịch
Tất cả mọi người xin nhập quốc tịch các nước như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore phải chứng nhận là đã từ bỏ quốc tịch hiện tại của mình. Riêng Hàn và Nhật Bản, trẻ em và thanh niên dưới 21 tuổi có thể có đa quốc tịch. Nhưng họ sẽ mất quốc tịch Hàn hay Nhật Bản nếu không từ bỏ quốc tịch khác khi đến tuổi 21.
Hy vọng bài viết trên Useful sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhập quốc tịch Mỹ có mất quốc tịch Việt Nam hay không cũng như quyền lợi của người có 2 quốc tịch.