Đau khớp khi trời lạnh là một trong những bệnh lý thường gặp ở những người mắc bệnh xương khớp. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị tình trạng này ra sao? Hãy cùng Blog Useful đi tìm lời giải đáp y khoa trọn vẹn qua bài viết sau.
1. Tại sao hay bị đau khớp khi trời lạnh
Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh thì những người mắc bệnh xương khớp lại cảm thấy đau và khó chịu bởi khi nhiệt độ giảm khiến các dịch khớp trở nên khô hơn, gân cơ lúc này cũng dễ bị co rút khiến người bệnh khó vận động và có cảm giác đau nhức. Lúc này dây thần kinh ở khớp cũng trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều dẫn đến người bệnh sẽ cảm nhận được cơn đau một cách rõ ràng nhất.
Ngoài ra, vào những ngày trời lạnh, nhiều người thường lười vận động hoặc tần suất vận động giảm đi khiến máu lưu thông kém và các khớp chân, tay không được cử động nhiều dẫn đến bệnh tình càng phát triển mạnh.
Đau khớp khi trời lạnh là tình trạng phổ biến của những người mắc bệnh xương khớp (Nguồn: kenhthoitiet.vn)
2. Nguyên nhân gây hiện tượng đau nhức xương khớp khi trời lạnh
2.1 Do bệnh lý
Vào những ngày trời lạnh, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường có sự thay đổi dẫn đến mạch máu và các khớp co lại, lượng máu đến các khớp xương cũng ít hơn khiến chúng trở nên tê cứng và gây đau. Đặc biệt là dịch khớp lúc này cũng trở nên đông đặc dẫn đến các sụn khớp đàn hồi kém.
Ngoài ra, nguyên nhân còn do các mô ở trong cơ thể của bạn có sự thay đổi, chúng giãn nở và tạo áp lực lên hệ xương khớp và chế độ tập luyện vận động trong mùa lạnh bị thay đổi khiến cảm giác đau nhức trở thành ám ảnh đối với những người mắc bệnh xương khớp trong mùa đông.
2.2 Cơ thể không đủ ấm
Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý thì nguyên do dẫn đến tình trạng đau nhức khớp còn do cơ thể không đủ ấm. Nếu cơ thể không đủ ấm sẽ dẫn đến máu lưu thông kém, lượng máu tới các khớp xương không đủ khiến người bệnh khó vận động. Do đó trong mùa lạnh cần giữ cho cơ thể luôn được ấm áp, đặc biệt là ở các vùng xương khớp.
3. Triệu chứng đau khớp khi trời lạnh
3.1 Đau nhức ở các khớp, cột sống
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đau khớp chính là đau nhức ở các khớp và cột sống, tình trạng này thường kéo dài trong suốt quá trình mang bệnh. Tình trạng đau nhức ở các khớp và cột sống là do dịch khớp ít, sụn khớp bị bào mòn khiến hai đầu xương khi chạm vào nhau gây cảm giác đau, đặc biệt là khi vận động, lên xuống cầu thang, xoay và cử động người khi ngủ. Ngoài ra, tình trạng đau kéo dài có thể khiến người mắc bệnh xương khớp mất ngủ, ăn kém, suy nhược cơ thể,…
3.2 Cứng khớp
Người mắc bệnh đau khớp sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng cứng khớp gây khó khăn trong việc vận động, đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng các biểu hiện này càng rõ ràng hơn. Nguyên nhân của triệu trứng này là do dịch khớp ít, sụn khớp và các mô bị tổn thương. Trong những ngày trời lạnh tình trạng cứng khớp sẽ thường xuyên xảy ra nếu bạn không thường xuyên tập thể dục và giữ ấm cơ thể.
3.3 Khớp bị sưng, tê
Biểu hiện bên ngoài của bệnh khớp là phần khớp thường bị sưng, ửng đỏ, khi chạm vào sẽ cảm thấy đau và có thể gây cảm giác tê khó chịu. Trong trường hợp các khớp bị sưng, tê bạn không nên xoa bóp trực tiếp lên các vùng khớp đó vì sẽ khiến các khớp bị tổn thương nặng nề hơn.
Triệu chứng này gây khó khăn cho người bệnh khi di chuyển, đặc biệt là lên xuống cầu thang và vận động hàng ngày. Vùng khớp bị sưng dễ nhận thấy nhất chính là khớp gối và đặc biệt chúng thường sưng tấy nhiều hơn vào buổi tối.
Đau nhức khớp và cột sống là triệu chứng phổ biến nhất khi trời lạnh (Nguồn: medicalnewstoday.com)
4. Điều trị đau khớp khi trời lạnh
4.1 Giữ ấm cơ thể
Để hạn chế tình trạng đau cần giữ cơ thể luôn được ấm áp, đặc biệt nhiệt độ thời tiết vào sáng sớm và đêm thường thấp hơn so với ban ngày, do đó trước khi đi ngủ cần giữ ấm cơ thể thật tốt. Trong những ngày trời lạnh, bạn nên sử dụng găng tay, tất, khăn quàng cổ để những vùng khớp không bị cứng và đau nhức. Hạn chế để chân, tay bị ướt hay ngấm lạnh trong thời gian dài, bạn nên lau khô tay và chân sau khi tiếp xúc với nước trong mùa đông và sử dụng các loại máy sưởi ấm trong gia đình để làm ấm cơ thể.
Đối với các khớp xương bị đau bạn nên sử dụng nước ấm để ngâm vào vùng khớp bị đau, giúp máu lưu thông tốt hơn và tình trạng đau được cải thiện.
4.2 Vận động hợp lý
Những ngày thời tiết chuyển lạnh, thói quen vận động của nhiều người bị thay đổi khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Do đó cần có chế độ vận động hợp lý để các khớp chân, tay,… không bị căng, cứng và máu lưu thông tốt hơn.
Tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của mình bạn có thể lựa chọn chế độ vận động hợp lý, nên tập luyện thể dục, thể thao ít nhất là 30 phút mỗi ngày để các khớp xương hoạt động linh hoạt. Bạn có thể sử dụng 12 đai hỗ trợ khớp gối, bó khớp háng giảm đau hay những bài tập Yoga nhẹ nhàng cũng đặc biệt phù hợp. Nếu là dân văn phòng bạn nên vận động đi lại, không nên ngồi quá liên tục nhiều giờ, xoa bóp tay chân, cổ, vai gáy sau giờ làm việc.
Nếu bị đau khớp khi trời lạnh và vùng khớp đó bị sưng đỏ bạn không nên tự ý vận động mà nên hỏi ý kiến của bác sĩ để có cách điều trị và tập luyện phù hợp. Đặc biệt không nên sử dụng các loại thuốc xoa bóp trực tiếp lên vùng khớp bị đau vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Duy trì thói quen vận động nhẹ nhàng khi trời lạnh để hạn chế đau xương khớp (Nguồn: hellobacsi.com)
4.3 Bổ sung dinh dưỡng tốt cho hệ cơ xương khớp
Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp như Magie, Vitamin A, C, E, Omega 3 có trong 11 thực phẩm tốt cho xương khớp chắc khỏe như cá hồi, cải bó xôi, chuối, đậu nành, cam… Uống đủ nước mỗi ngày để máu luôn được lưu thông. Hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp, thực phẩm lạnh và đồ uống có cồn như bia, rượu,… là một trong những cách giảm viêm khớp khi trời lạnh và đau nhức khớp theo lời khuyên của bác sĩ.
Chế độ ăn uống hợp lý cũng vô cùng quan trọng, cần chia đều các chất dinh dưỡng không nên ăn quá nhiều thứ cùng một lúc và đặc biệt đồ ăn cần được chế biến nóng để giúp cơ thể luôn được giữ ấm trong mùa đông.
4.4 Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sỹ
Khi mắc bệnh đau khớp, người bệnh cần đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Không tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian hay các loại rượu xoa bóp khớp chân, tay,…. mà chưa được sự đồng ý của bác sỹ. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ sẽ giúp tình trạng bệnh được kiểm soát tốt và đạt hiệu quả điều trị cao.
Bệnh đau nhức xương khớp ngày càng trở nên phổ biến không chỉ đối với người cao tuổi mà thậm chí còn gặp ở những người trẻ: dân văn phòng, vận động viên thể thao, người lao động phổ thông,… Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày mà còn là nỗi ám ảnh của nhiều người bệnh khi trời chuyển lạnh. Để ngăn ngừa các bệnh về đau khớp khi trời lạnh, bạn có thể đăng ký vật lý trị liệu xương khớp chuyên sâu tại Useful để được các bác sĩ tư vấn về liệu trình, thuốc điều trị cũng như đưa ra lời khuyên vận động phù hợp dành cho bạn.