Nguồn gốc, ý nghĩa bánh trôi nước ngày Tết Hàn Thực 3/3 âm lịch là gì

Tết Hàn Thực là một trong số các ngày lễ Tết lớn của người dân Việt. Vào dịp này, nhà nhà thường làm lễ cúng nhỏ và ăn những món đặc trưng, truyền thống, đặc biệt là bánh trôi nước. Vậy ý nghĩa bánh trôi nước trong Tết Hàn Thực là gì? Hãy cùng Blog Useful tìm hiểu nhé!

1. Nguồn gốc ngày Tết Hàn Thực là gì

Tết Hàn Thực diễn ra vào thời gian ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người dân thường dâng lên ông bà tổ tiên các món bánh trôi, bánh chay để bày tỏ lòng thành kính. Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một câu chuyện của một vị hiền sĩ theo phò vua lâu năm nhưng vua lại quên mất công lao, vị hiền sĩ quyết định đưa mẹ về núi ở ẩn, đến khi vua nhớ ra lại không chịu xuống núi, vua ban lệnh đốt rừng để ép người này quay về, nhung vị hiền sĩ quyết ở trong núi nên cả hai mẹ con đều bị chết cháy. Từ đó trở đi, vua ban lệnh vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm đều không được dùng lửa. Từ đó trở đi, ngày đáng nhớ này trở thành Tết Hàn Thực.

Có thể rắc thêm vừng rang lên mặt bánh cho thơm (Nguồn: cupcake3x.blogspot.com)Có thể rắc thêm vừng rang lên mặt bánh cho thơm (Nguồn: cupcake3x.blogspot.com)

2. Nguồn gốc của bánh trôi? Tại sao Tết Hàn Thực ở Việt Nam lại ăn bánh trôi

Ngày Tết ý nghĩa này có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nguồn gốc bánh trôi nước không hề như vậy. Vào ngày 3/3 âm lịch, người Việt vẫn dùng lửa nấu ăn bình thường tuy nhiên đã sáng tạo nên món bánh đặc biệt để dâng lên ông bà tổ tiên vào dịp này nhằm thể hiện lòng thành kính và sự biết ơn với người đi trước. Vậy nguồn gốc bánh trôi nước là từ Việt Nam. Dịp lễ này cũng là lúc thành viên trong gia đình tụ họp cùng nhau dọn dẹp bàn thờ nhà cửa chu đáo, tươm tất, lau chùi đồ thờ cúng cho ông bà tổ tiên và quây quần bên mâm cơm.

Ý nghĩa bánh trôi nước trong ngày lễ Hàn Thực (Nguồn: agiadinh.net)

Ý nghĩa bánh trôi nước trong ngày lễ Hàn Thực (Nguồn: agiadinh.net)

Lý do tại sao Tết Hàn Thực lại ăn bánh trôi cũng chính là vì đây là loại bánh tượng trưng cho thức ăn nguội, mang tính mát, là Hàn Thực, gửi gắm tâm đức của con cháu lên tổ tiên. Thêm một lý do nữa là bánh được nặn hình tròn, nhỏ, xếp đều và nhiều, ý nghĩa bánh trôi nước còn là tượng trưng cho hình ảnh mẹ Âu Cơ mang bọc trăm trứng theo truyền thuyết. Nguyên liệu chính làm nên món bánh này là bột gạo và đậu xanh, là hai sản vật của ngành nông nghiệp lúa nước người Việt, đây còn là lễ vật cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Do đó, thay vì thưởng thức các loại bánh có sẵn trên thị trường, bạn có thể chuẩn bị một ít bánh trôi nhân dịp lễ này để gửi lên ông bà.

Bánh trôi nặn xong nên xếp đều ra mâm (Nguồn: thbinhthuan.daitu.edu.vn)

Bánh trôi nặn xong nên xếp đều ra mâm (Nguồn: thbinhthuan.daitu.edu.vn)

3. Cách làm bánh trôi nước truyền thống

3.1. Nguyên liệu chuẩn bị để làm bánh trôi nước truyền thống

Nguyên liệu làm bánh trôi bao gồm đường phèn hạt loại dùng riêng để làm bánh, vừng rang, bột gạo nếp và bột gạo tẻ (tỷ lệ nếp – tẻ là 10 – 1). Các nguyên liệu này bạn đọc có thể dễ dàng tìm mua được ở chợ, hệ thống siêu thị uy tín VinMart hoặc mua trực tuyến tại Useful với nhiều ưu đãi đặc biệt. Nếu không tiện làm bột thủ công, bạn có thể mua ngay bột xay sẵn dành riêng cho từng loại bánh rất tiện lợi.

Đường phèn vuông dành riêng để làm bánh trôi (Nguồn: media.laodong.vn)Đường phèn vuông dành riêng để làm bánh trôi (Nguồn: media.laodong.vn)

3.2. Cách làm bánh trôi nước Tết Hàn Thực

Các công đoạn làm bánh trôi nước Tết Hàn Thực khá cầu kỳ và phức tạp, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu. Nếu không mua bột nhào sẵn, người nấu bánh phải xay bột từ gạo bằng tay. Loại gạo nếp sạch để nhào bột làm bánh trôi phải là loại gạo nếp cái hoa vàng. Giai đoạn xay gạo rất tốn thời gian và công sức, để được 1 kg bột thì phải xay mất hơn 1 tiếng đồng hồ mới xong. Thành quả đạt được là bột mềm, mịn và nhuyễn hơn bột làm sẵn. Khi bột được xay xong thì phải được để qua một ngày cho ráo nước, kết dành thành thứ bột dẻo dẻo để làm vỏ bánh. Đường phèn làm bánh phải là loại đường phèn cắt miếng hình vuông, sắc cạnh, giòn, có hương thơm thì mới đạt chuẩn. Phần bột đã để ráo nước được chia thành nhiều phần nhỏ đủ để gói 1 viên bánh trôi, cán mỏng. Nếu dùng các loại máy xay chuyên dụng để làm bột bánh, cần lưu ý kiểm tra liên tục để biết độ vừa phải của bột, không khô quá hoặc nhão quá. Để nặn viên bánh, người làm bánh chỉ cần đặt viên đường phèn vào giữa tấm bột đã cán mỏng, dùng tay khép kín vỏ bánh, vê tròn để bánh thành hình đẹp, rồi xếp ra mâm. Cứ lần lượt gói từng chiếc bánh đến khi nào hết bột và đường, đặt toàn bộ lên mâm. Nước luộc bánh cần đun thật sôi, thả bánh vào cùng một lúc để tránh bị trường hợp bánh bị sống, bánh chín. Bánh nổi hết lên trên mặt nước là bánh đã chín, lúc này chỉ cần vớt bánh ra đĩa, rắc chút vừng rang lên mặt cho thơm là đã hoàn tHành.

Công đoạn chuẩn bị bột tốn nhiều thời gian (Nguồn: esheepkitchen.com)

Công đoạn chuẩn bị bột tốn nhiều thời gian (Nguồn: esheepkitchen.com)

Trên đây là những chia sẻ của Blog Useful về Tết Hàn Thực cũng như ý nghĩa bánh trôi nước trong ngày lễ này. Thay vì chuẩn bị những trái cây tươi để cúng bàn thờ, bạn có thể làm một đĩa bánh trôi nước để thay thế. Cách làm bánh trôi nước truyền thống cũng vô cùng dễ thực hiện, do đó Blog Useful hy vọng bạn đọc sẽ tự tay xuống bếp hoàn thành một đĩa bánh truyền thống thật ngon trong dịp Tết Hàn Thực sắp tới. Bên canh đó, bạn cũng đừng quên truy cập Useful để chọn mua đồ cúng đa dạng phong phú và phù hợp thật tiện lợi nhé.