Từ độ tuổi trung niên, việc lão hóa của xương diễn ra rất nhanh chóng và có biểu hiện hết sức rõ ràng. Việc phục hồi của xương cũng trở nên khó khăn hơn do yếu tố tuổi tác. Vậy người cao tuổi bị gãy xương nên ăn gì để hỗ trợ quá trình chữa bệnh?
1. Người cao tuổi bị gãy xương nên ăn gì cho mau lành?
1.1. Thực phẩm nhiều kẽm
Kẽm là chất giúp thúc đẩy vitamin D hoạt động từ đó giúp tăng cường chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp xương phục hồi và tái tạo nhanh hơn. Các bạn có thể bổ sung kẽm qua hải sản, cá biển, giá đỗ, ngũ cốc, các loại hạt… Đối với người cao tuổi, việc phục hồi xương không hề dễ dàng nên các bạn cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất trong đó có kẽm.
Thực phẩm giàu kẽm thường gặp (Nguồn: conlatatca.vn)
1.2. Thực phẩm giàu Canxi và Vitamin D
Người cao tuổi bị gãy xương nên ăn gì câu trả lời chắc chắn không thể thiếu thực phẩm giàu canxi và vitamin D. Đối với người cao tuổi, canxi vốn đã bị thiếu hụt, các bạn cần bổ sung qua nhiều cách bao gồm cả thực phẩm. Các bạn có thể bổ sung qua; sữa, cá mòi, cá hồi, sò, ốc, bắp cải, vừng… vào bữa ăn hàng ngày. Đây là nguồn canxi dồi dào rất tốt cho người bị gãy xương.
1.3. Thực phẩm chứa magie
Magie có nhiều trong các loại cá như cá trích, cá thu, cá chép, cá tuyết, cá thờn bơn, tôm, ngũ cốc, sữa… đây là một trong những khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình phục hồi và tái tạo xương. Các bạn đừng quên bổ sung những thực phẩm hàm lượng Magie cao cho người bị gãy xương, nhất là người già vì các tế bào đã bị lão hóa, thiếu hụt rất nhiều chất.
Thực phẩm chứa nhiều Magie (Nguồn: thaoduocquy.org)
1.4. Thực phẩm nhiều photpho
Sau Magie, Photpho tham gia vào quá trình phục hồi xương bị rạn nứt, có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình liền xương. Người cao tuổi bị gãy xương nên ăn gì giàu Photpho? Những thực phẩm giàu Photpho tốt cho cơ thể, đó là: lòng đỏ trứng gà, trứng cá, gan bò, pho mát, hạt óc chó, yến mạch… trong bữa ăn hàng ngày của người cao tuổi để không bị thiếu hụt photpho.
1.5. Thực phẩm nhiều axit folic
Axit folic được xem như một thể của Vitamin B, nó có tác dụng luân chuyển, đưa oxy đi khắp cơ thể để nuôi dưỡng các tế bào. Các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo những người bị gãy xương tích cực bổ sung thêm axit folic để thúc đẩy tăng nhanh quá trình hồi phục. Axit folic có nhiều trong các loại rau xanh, củ quả và trái cây như măng tây, cải bó xôi, đậu bắp, cam, chuối, quýt và các loại đậu… Đây cũng là gợi ý cho các bạn khi cân nhắc người già bị gãy xương nên ăn gì cho mau lành.
Thực phẩm giàu axit folic bạn nên lưu ý sử dụng hàng ngày (Nguồn: mangthai.net)
1.6. Thực phẩm nhiều vitamin B6 và B12
Vitamin B6 là một trong những chất góp vai trò vào sự hình thành của xương, giúp xương chắc và khỏe hơn. Vitamin B12 giúp đẩy mạnh hoạt động của các tế bào xương. Người cao tuổi bị chấn thương khiến xương bị gãy có thể bổ sung B6 và B12 bằng cách ăn thêm thịt gà, thịt bò, cá thu, cá hồi, trứng, tôm, sữa, lúa mì, khoai tây hay chuối… có tác dụng hỗ phục hồi hiệu quả phần bị hư tổn.
1.7. Trái cây tươi và rau xanh
Chọn mua trái cây tươi và rau xanh organic là nguồn vitamin, khoáng chất vô cùng dồi dào và phong phú. Bên cạnh đó, các loại rau và trái cây còn giàu các chất chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do – tác nhân làm chậm quá trình lành xương ở người cao tuổi. Tuy nhiên, lời khuyên cho người cao tuổi bị gãy xương nên ăn gì là không nên ăn quá nhiều mà cần được điều chỉnh hợp lý, tránh gây tác động ngược làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ cũng như sức khỏe của người bệnh.
Trái cây tươi và rau xanh organic cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất (Nguồn: mediacdn.vn)
2. Người cao tuổi bị gãy xương kiêng ăn gì?
2.1. Không được sử dụng rượu bia, chất kích thích
Rượu bia, chất kích thích không đem lại lợi ích cho người bệnh nói chung và người bị gãy xương nói riêng. Các bác sĩ đều khuyến cáo những bệnh nhân của mình kiêng các loại đồ uống có cồn, thuốc lá… vì chúng rất độc hại và làm rối loạn sự chuyển hóa trong cơ thể, khiến tình trạng bệnh khó có những chuyển biến tích cực, thậm chí còn trầm trọng hơn.
Kiêng rượu bia là điều cần thiết khi điều trị gãy xương (Nguồn: baomoi.com)
2.2. Kiêng uống cà phê
Cà phê là đồ uống mà rất nhiều người ưa thích. Cà phê đối với người khỏe mạnh khi dùng một lượng vừa đủ có tác dụng tích cực tuy nhiên đối với người bị gãy xương thì khác. Caffeine có trong đồ uống này khiến cho cơ thể giảm khả năng hấp thụ canxi từ những thực phẩm khác. Đối với người cao tuổi, quá trình phục hồi xương đã chậm, nếu dùng cà phê sẽ khiến thời gian phục hồi kéo dài hơn nữa.
2.3. Đồ chiên xào nhiều dầu mỡ
Đối với người cao tuổi, các chức năng trong cơ thể suy giảm, nếu ăn nhiều dầu mỡ có thể dẫn đến việc khó tiêu, ngăn cản sự hấp thụ các dưỡng chất khác. Người cao tuổi bị gãy xương nên ăn gì thì cần tránh dùng đồ chiên xào có quá nhiều dầu mỡ. Những món ăn chiên xào nên được thay thế bằng các món luộc, hấp, nấu canh hoặc cháo…. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cơ thể phục hồi phần xương bị tổn thương.
2.4. Đồ ngọt nhiều đường
Đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường như socola, bánh kẹo, nước ngọt… đối với người cao tuổi bị gãy xương không có tác dụng tốt. Những món đồ ngọt này có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức hơn thông thường, làm tăng thời gian điều trị.
2.5. Nước trà đặc
Tương tự như cà phê, nước trà đặc cũng là một trong những thức uống không có lợi cho sự tái tạo của xương khớp. Đối với người cao tuổi có thói quen uống trà mạn, các bạn có thể thay đổi thói quen của họ bằng các loại nước trái cây tươi, các loại sữa giàu canxi để giúp vùng xương bị hư hỏng nhanh liền hơn.
Kiêng uống trà đặc khi điều trị gãy xương ở người cao tuổi (Nguồn: cooky.vn)
Sau khi tìm hiểu người cao tuổi bị gãy xương nên ăn gì và kiêng gì, các bạn có thể xem qua một số món ăn bổ dưỡng sau nhằm đổi mới thực đơn và bồi bổ cho người bệnh.
3. Gợi ý các món ăn tốt cho người lớn tuổi bị gãy xương
3.1. Canh xương hầm nấm
Xương ống và nấm đều là những thực phẩm rất tốt có tác dụng làm liền xương nhanh chóng. Để chế biến món ăn này các bạn cần chuẩn bị: 400g xương ống; 100g đậu hũ non; 100g nấm rơm; 150g nấm bào ngư; 100g nấm kim châm; gừng; ngò; hành lá; các loại gia vị…
Xương ống cần được rửa sạch sau đó đem chần sơ để loại bỏ bẩn. Các bạn dùng 1.5 lít nước để hầm xương ống trong khoảng 35 phút, nhớ vớt bọt để nước canh được trong. Cho gừng thái sợi nhỏ vào nồi canh giúp khử mùi xương, sau đó cho nấm, sau đó là đậu hũ, hành lá, ngò vào sau cùng. Các bạn nhớ nêm lại gia vị cho vừa ăn là hoàn tất.
Canh xương hầm nấm thơm ngon, bổ sung nhiều canxi cho người bệnh (Nguồn: mevaobep.com)
3.2. Cá diếc hấp
Cá diếc rất giàu protein và các dưỡng chất quan trọng để hình thành xương khớp. Các bạn cần chuẩn bị: 200g cá diếc, 50g sa nhân; hành lá; gừng; bột năng, muối, rượu và dầu ăn…
Sa nhân các bạn đem rửa sạch sau đó để khô và giã nhuyễn. Cá diếc cần được đánh vảy, bỏ ruột, làm sạch và để ráo. Ướp gia vị cả trong và ngoài thân cá, cho sa nhân vào bụng cá sau đó đem hấp cách thủy với rượu trong 12 phút. Các bạn lấy chảo cho 1 ít dầu ăn sau đó cho gừng, hành lá vào phi cho thêm, cho 1 chút nước cùng bột năng để tạo độ sánh. Cá hấp nóng cho ra đĩa, rưới lên trên cá 1 ít xì dầu và hỗn hợp vừa đun trên chảo lên là hoàn thành món ăn.
3.3. Cháo cá thu
Cá thu chứa nhiều canxi được dùng nhiều cho bệnh nhân bị gãy xương. Các bạn cần chuẩn bị: 300g cá thu; ½ chén gạo, hành, ngò và các loại gia vị khác.
Chọn cá thu được sơ chế sạch sẽ đem rửa với muối hoặc chanh, giấm để khử mùi tanh. Đem cá ướp cùng nước mắm, 1 chút đường và muối… trong khoảng 15 đến 20 phút. Gạo cần được vo sạch sau đó sẽ để ráo và đem rang nóng trên bếp đến khi chuyển màu, nhờ vậy cháo sẽ thơm hơn và không bị nát. Gạo sau khi nấu thành cháo chín sẽ cho cá vào.
Cháo cá thu dễ ăn, chứa nhiều canxi rất tốt cho người bệnh gãy xương (Nguồn: cachlammoi.com)
3.4. Canh sườn heo nấu bông cải
Bông cải xanh là loại rau chứa nhiều canxi và chất xơ nhất rất tốt cho cơ thể. Để làm món canh sườn heo các bạn cần chuẩn bị 300g bông cải, 300g sườn heo và các loại gia vị khác…
Lựa chọn mua sườn heo hữu cơ rồi đem rửa sạch, chần sơ sau đó cho vào ninh, vớt bọt để làm trong nước. Bông cải cần được rửa sạch và ngâm nước muối. Sườn heo mềm sẽ cho bông cải vào nấu chín, nêm nếm vừa ăn là các bạn đã hoàn thành món canh ngon lành bổ dưỡng này.
3.5. Gà ác hầm tam thất
Gà ác hầm tam thất là món ăn bổ dưỡng chứa nhiều canxi, các acid amin cần thiết cho cơ thể. Nguyên liệu cần chuẩn bị là gà ác, tam thất tươi hoặc khô, ngó sen, hạt sen, long nhãn.
Gà sau khi được sơ chế, rửa sạch rồi xếp gọn vào nồi. Để khử tanh của gà, bạn có thể dùng rượu trắng. Sau đó thêm các nguyên liệu còn lại vào nồi, xếp xung quanh gà và ninh trong 30 đến 60 phút. Các bạn có thể chọn ninh bằng nồi áp suất cho nhanh, chín nhừ. Gà được hầm đúng cách sẽ có nước màu nâu, thơm nhẹ mùi thuốc bắc.
3.6. Bí đỏ hầm xương heo
Bí đỏ có hàm lượng sắt rất cao, trong bí đỏ có nhiều vitamin, khoáng chất và các axit hữu cơ cực kỳ có lợi cho sự phục hồi của cơ thể. Các bạn cần chuẩn bị 400g sườn lợn; 500g bí đỏ, 2 thìa tỏi băm, hành lá, các loại gia vị…
Sườn chặt nhỏ, rửa sạch rồi chần sơ để loại bỏ bụi bẩn, sau đó ướp với 2 thìa muối tiêu, nửa thìa đường, 1 thìa dầu ăn, 2 thìa xì dầu trong vòng 30 phút. Bí đỏ rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Hành lá rửa sạch, cắt khúc. Sau đó đặt chảo lên bếp phi tỏi thơm rồi cho sườn đã ướp vào đảo đến khi vàng. Cho nước ngập sườn và hầm đến khi sườn chín mềm, tiếp theo cho bí đỏ và gia vị vừa ăn. Trước khi tắt bếp, các bạn thêm hành lá vào là xong.
3.7. Cháo bí đỏ thịt bò
Cháo bí đỏ thịt bò vô cùng bổ dưỡng và dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Các bạn cần chuẩn bị 100g bí đỏ, 100g gạo nếp, 50g thịt bò, hành tây, đậu ván, cà rốt và các loại gia vị khác nhau…
Gạo nếp vo sạch, đem ngâm trong 1 giờ để gạo được nở bung và giúp cháo nhanh nhừ. Hành tây, cà rốt rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn. Thịt bò rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, sau đó cần được ướp với muối, dầu salad, rượu, xì dầu, bột nêm trong khoảng 15 phút để ngấm đều gia vị. Bí đỏ rửa sạch, sơ chế cắt miếng vừa ăn. Bắc chảo lên cho thêm 1 chút dầu rồi cho hành, đậu, cà rốt vào xào chín sau đó cho thêm thịt bò vào đảo cùng. Thịt bò xào chín sẽ cho cả gạo vào xào săn rồi cho nước vào ninh thành cháo.
Cháo bí đỏ thịt bò giàu dưỡng chất, dễ nuốt (Nguồn: suckhoetretho.info)
Hy vọng với những chia sẻ người cao tuổi bị gãy xương nên ăn gì trên đây sẽ giúp bạn chủ động lên được thực đơn ăn uống hàng ngày phù hợp, giúp cho bệnh tình họ chóng hồi phục. Trước hiện trạng thực phẩm bẩn trà trộn khó phân biệt như hiện nay, bạn nên “khó tính” lựa chọn kỹ nguồn thực phẩm nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận an toàn để tránh tích tụ độc tố khi dùng gây bệnh nguy hiểm về sau nhé!