Nên mua máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp an toàn tiết kiệm điện

Bạn đang phân vân không biết nên mua máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp vì hiện nay có quá nhiều loại với ưu và nhược điểm khác nhau. Cùng Blog Useful tìm ra câu trả lời nhé!

1. So sánh máy nước nóng trực tiếp và gián tiếp

1.1. Cơ chế hoạt động

Máy nước nóng trực tiếp là sản phẩm làm nước nóng lên mà không cần phải dùng bình chứa hay sử dụng bình khá nhỏ. Khi nước lạnh chảy vào trong bình sẽ nóng lên chỉ vỏn vẹn trong tích tắc vài giây. Thiết bị này được hoạt động nhờ vào cơ chế công tắc sẽ đóng khi có nước đang chảy qua cũng như tự động ngắt khi bình không còn nước. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách lựa chọn máy nước nóng trực tiếp an toàn, chống giật tốt khi mua.

Loại máy này vì có kèm bình chứa và hệ thống ống nước được thiết kế riêng biệt. Vì vậy chỉ cần nước được làm sôi một lần duy nhất thôi là đã có thể cung cấp nước dùng cho cả gia đình thậm chí là dùng nhiều lần.

Máy nước nóng trực tiếp (bên phải) và gián tiếp

Máy nước nóng trực tiếp (bên phải) và gián tiếp (Nguồn: binhnuocnonglanhariston.vn)

1.2. Độ tiêu thụ điện

Máy nước nóng trực tiếp tốn điện với công suất từ 3,5 – 5,5 kW. Trong khi đó, máy gián tiếp chỉ tốn điện với công suất khoảng 2kW. Với một lượng tiêu thụ điện ước tính như vậy bạn nên cân nhắc nên mua máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp!

1.3. Kích cỡ

Cùng tìm hiểu xem máy nước nóng trực tiếp và gián tiếp có kích thước như thế nào và phù hợp với điều kiện lắp đặt nào để đưa ra lựa chọn phù hợp với mình nhé.

Máy nước nóng trực tiếp được thiết kế với kích thước khá khiêm tốn, gọn cũng như  việc lắp đặt cũng khá là đơn giản, dễ dàng, ngoài ra, mẫu mã rất đa dạng, màu sắc sang trọng. Vì thế, máy thích hợp cho các phòng tắm có diện tích nhỏ. Ngược lại, máy gián tiếp lại có  kích thước lớn nhưng chứa được nhiều nước hơn. Đòi hỏi diện tích lắp đặt nhiều hơn so với trực tiếp.

1.4. Điều kiện lắp đặt

Với những khu vực cần lắp máy nước nóng trực tiếp thì nơi đó phải có áp lực nước khá lớn và điện áp phải đủ mạnh, sản phẩm này không phù hợp trong môi trường mà nhiệt độ quá lạnh vì nhiệt độ của máy có thể làm nóng tầm 40 độ-45 độ. Riêng máy gián tiếp, có thể lắp âm tường và loại này chỉ thích hợp với các khu vực có nhiệt độ lạnh cao.

1.5. Độ tiêu hao điện

Máy trực tiếp: Công suất máy từ 3.5 – 5.5 kW,  tức là nếu dùng trong một giờ, số điện tiêu thụ lên tới 3.5 – 5.5kW

Máy gián tiếp: Nếu bạn sử dụng liên tục trong 1 giờ, thì máy sẽ tiêu thụ 2kW.

1.6. Khả năng làm nóng

Đặc trưng của máy nước nóng trực tiếp là làm nước nóng rất nhanh chóng chỉ trong vài giây, vì máy hoạt động theo cơ chế nước chảy vào máy được thanh đốt trong máy trực tiếp làm nóng nước mà không thông qua bình chứa hoặc bình chứa rất nhỏ. Còn máy gián tiếp phải làm nóng trước 15-30 phút thì mới có nước nóng phục vụ cho nhu cầu sử dụng. Đây là một trong những ưu cũng như nhược điểm của máy nước nóng gián tiếp.

Hướng dẫn dùng máy nước nóng trực tiếp, gián tiếp

Hướng dẫn dùng máy nước nóng trực tiếp, gián tiếp (Nguồn: suadienlanhtainha.com)

1.7. Cách sử dụng

Máy nước nóng trực tiếp

Trước tiên, bật ngay công tắc nguồn và nhấn nút Test ELCB (cầu dao chống rò điện) sau đó, nhấn nút Reset nhằm đảm bảo rằng thiết bị sử dụng đang hoạt động một cách bình thường. Đèn LED báo xanh bật sáng chứng tỏ máy đang an toàn.

Tiếp đến, mở ngay van 3 trong 1 để nước chảy vào vòi hoa sen.

Sau đó, tiến hành kiểm tra cũng như điều chỉnh nhiệt độ nước của vòi sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng. Hãy ghi nhớ các bước thực hiện đúng cách để sử dụng tối đa hiệu quả của máy nước nóng trực tiếp mang lại cũng như đảm bảo được sự an toàn cho chính bản thân các bạn nhé!

Máy nước nóng gián tiếp

Đầu tiên, để cấp nước vào máy bạn hãy mở khóa van nước. Tuần tự bạn hãy mở vòi pha về bên nước nóng. Tiếp đến, thực hiện bước kiểm tra ELCB của máy.

Để kiểm tra, ấn vào nút màu xám của hệ thống ELCB. ELCB chỉ hoạt động tốt khi các đèn tắt sau bước ấn nút. Để quay chế độ bình thường, ấn nút RESET, đèn đỏ bật sáng cho biết chức năng chống giật hoạt động tốt.

Đèn đỏ sẽ tắt khi nhiệt độ nước trong bình đạt như ý muốn, khi đèn xanh báo hiệu cho biết nước nóng đã sẵn sàng để sử dụng. Tùy nhu cầu về nhiệt độ của bạn, điều chỉnh núm vặn ở mặt trước của máy để đặt được nhiệt độ mong muốn.

Để tiết kiệm điện năng, chỉnh nhiệt độ về vị trí E. Cuối cùng, kiểm tra nước trong máy có chảy qua vòi sen không là máy đã sẵn sàng để phục vụ bạn rồi đấy!

Như vậy, với những thông tin ngắn gọn nhưng không kém phần đầy đủ ý trên, chắc hẳn chúng ta cũng đã phần nào định hình được những điểm khác nhau của 2 dòng máy này để quyết định nên xài máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp rồi đúng không!

Máy nước nóng gián tiếp

Máy nước nóng gián tiếp (Nguồn: binhnuocnonglanhariston.vn)

2. Ưu nhược điểm của máy nước nóng gián tiếp và trực tiếp

Để tìm ra câu trả lời hoàn chỉnh hơn cho việc nên mua máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp, chúng ta phải hiểu rõ được ưu, nhược điểm của từng loại sản phẩm này để có quyết định phù hợp.

2.1. Ưu nhược điểm của máy nước nóng trực tiếp

Ưu điểm: Vì không có bộ phận bình chứa hoặc bình chứa rất nhỏ nên máy cực kỳ nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt trong mọi không gian dù rộng hay hẹp. Hiện nay, các loại máy nước nóng trực tiếp có công nghệ hiện đại giúp tăng cao mức độ an toàn cho người sử dụng, với nhiệt độ được tự động điều chỉnh bằng các bộ cảm biến, rơle điều khiển áp lực nước và cầu dao chống giật; tiết kiệm được nguồn năng lượng lãng phí sau khi dùng. Các thiết kế vòi sen có từ 3- 5 chế độ massage khác nhau mang đến cảm giác hoàn toàn thư giãn cho người tắm. Bên cạnh đó, mức giá bán của loại bình nước nóng trực tiếp thường rẻ và dao động khoảng từ 2 triệu – 4 triệu nên dễ dàng lựa chọn.

Nhược điểm: Máy cần đảm bảo nguồn nước đổ về ổn định nên không thích hợp với các khu có điện áp yếu, vậy nên, nguồn cấp nước phải có áp lực đủ mạnh. Bên cạnh đó, độ bền không cao được như máy gián tiếp và cũng không có nhiều tiện ích trong trường hợp bị mất điện.

2.2. Ưu và nhược điểm của máy nước nóng gián tiếp

Ưu điểm: máy nước nóng gián tiếp độ bền được đánh giá cao, lám nóng dù chỉ một lần nhưng có thể dùng được nhiều người; đặc biệt hơn là có thể dùng khi điện yếu, thích hợp với người dùng bồn tắm, có thể tự động ngắt điện khi sử dụng.

Nhược điểm: Kích thước được đánh giá là khá lớn hơn với cùng dòng của đối thủ, khá cồng kềnh. Chính vì vậy sẽ không phù hợp buồng tắm có diện tích nhỏ. Bên cạnh đó, mất khá nhiều thời gian trong việc chờ đợi để nước có thể nóng lên trước khi sử dụng từ 15- 30 phút, cách lắp đặt khá phức tạp đi kèm với ống dẫn nước nóng và lạnh riêng. Mức giá lại cao hơn hẳn so với máy trực tiếp.

Tuy nhiên, cũng phụ thuộc vào một số yếu tố chẳng hạn như số lượng thành viên trong gia đình, nhu cầu, mục đích sử dụng, ngân sách chi tiêu,… để lựa chọn nên mua máy nước nóng trực tiếp hay gián tiếp.

Qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên, hi vọng rằng đã phần nào giải đáp được câu hỏi của các bạn. Chúc bạn sớm có được sự lựa chọn và mua được cho mình các loại máy nước nóng chất lượng, uy tín nhất thị trường!